Mọi người cứ ăn rau ngót thả cửa mà không biết điều kiêng kị này
Không hoàn toàn vô hại như nhiều người vẫn nghĩ, rau ngót cũng có mặt không tốt cho sức khỏe nếu bạn không biết ăn đúng cách.
Rau ngót hay bù ngót, rau tuốt, hay bồ ngót là một loài cây bụi mọc hoang ở vùng nhiệt đới Á châu nhưng cũng được trồng làm một loại rau ăn ở một số nước, như ở Việt Nam.
Trong các loại rau, rau ngót là loại có nhiều chất bổ. Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và muối khoáng, canxi, photpho, vitamin C, A, B rau ngót còn có một lượng chất đạm (protid) đáng kể.
Chất protid trong rau ngót thuộc loại protid thực vật quý, hiếm có ở những rau khác.
Trong 100g protid của rau ngót có 3,1g lysine, 2,5g methionine, 1g tryptophane, 4,7g phenylalanine, 6,5g threonine, 3,3g valine, 4,6g leucine, 3,3g isoleucine là những acid amin rất cần thiết cho cơ thể.
Do có nhiều công dụng mà nhiều người rất chuộng loại rau này mà sử dụng trong hầu hết các bữa ăn của mình.
Tuy nhiên, rau ngót không “lành” 100% với tất cả mọi người. Tuy rằng ít có tác dụng phụ, nhưng trong một số trường hợp, nếu dùng không đúng cách và không đúng đối tượng thì rau ngót cũng gây hại cho sức khỏe.
1. Rau ngót tăng nguy cơ sảy thai
Rau ngót là một thực phẩm giàu dưỡng chất, rất bổ ích cho mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng nhiều.
Cho đến nay những nghiên cứu khoa học chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ. Tuy nhiên, trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, khiến chị em rất dễ sảy thai.
Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.
Video đang HOT
Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn một ít rau ngót luộc hay nấu canh. Tuy nhiên phải chọn những loại rau ngót sạch, tươi để tránh ngộ độc thực phẩm. Khi nấu phải đun sôi, nấu kỹ để đảm bảo an toàn.
2. Cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho
Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót và thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.
Bởi vậy, chỉ nên ăn rau ngót với một lượng vừa phải, chia làm một vài lần trong tuần, không nên ăn quá nhiều cùng một lúc cơ thể sẽ bị giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
3. Rau ngót gây mất ngủ
Ở một số trường hợp, do tiêu thụ rau ngót quá nhiều đã xảy ra hiện tượng mất ngủ hoặc khó ngủ. Nguy hiểm hơn, nhiều người do uống quá nhiều nước rau ngót sống trong thời gian dài cũng bị khó thở và ăn uống kém dần.
Chỉ nên ăn một lượng rau ngót vừa phải để đảm bảo sức khỏe.
Tuy triệu chứng mất ngủ sẽ hết sau 1 ngày ngừng ăn loại rau này, nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người như người già, người có tiền sử bị mất ngủ hay khó ngủ thì tuyệt đối không nên ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ không đáng có.
Để không bị những nguy cơ trên ghé thăm khi ăn rau ngót, các bác sĩ khuyến cáo đối với người dân khi sử dụng rau ngót chỉ nên ăn với số lượng nhỏ, vừa phải, tối đa là 50g/1 ngày và không ăn liên tục trong 3 tháng để đảm bảo sức khỏe.
Ngoài ra, khi chế biến rau ngót cần rửa sạch, nấu chín và không nên có thói quen vò rau ngót trước khi nấu vì làm như vậy rất dễ làm mất đi các chất dinh dưỡng có lợi có trong loại rau này.
Những thực phẩm bệnh nhân ung thư nên và không nên ăn
Bệnh nhân ung thư nên ăn cá 3-4 lần/tuần, ăn các loại rau như giá đỗ, cà rốt, cà chua, rau ngót..., lựa chọn dầu thực vật hoặc mỡ cá.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trị bệnh. Điều này dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng hơn.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân. Tình trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân ung thư hiện nay chính là suy kiệt cơ thể. Đây có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra. Khối u làm thay đổi chuyển hóa bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá hủy, bao gồm cả các khối cơ.
Theo thạc sĩ-bác sĩ Bùi Quang Biểu, khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong của bệnh nhân ung thư.
Con số 30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối ung thư đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sụt cân, suy kiệt. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn.
Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất - nước. Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao.... sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại ung thư chứ không phải là "cung cấp thêm chất đạm cho khối u: như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Dưới đây là một số hướng dẫn của Bệnh viện Ung bướu Hà Nội:
Nguyên tắc dinh dưỡng:
- Ăn đủ năng lượng để duy trì cân nặng nên có
- Đủ chất đạm, bao gồm cả đạm động vật và đạm thực vật
- Đủ chất béo
- Sử dụng các loại ngũ cốc còn nguyên cám
- Đủ rau xanh (400-500g/ngày) và trái cây (200-400g/ngày)
- Uống đủ nước (tổng dịch đưa vào cơ thể khoảng 40ml/kg/ngày)
- Hạn chế muối vừa phải (5-6g/ng)
Thực phẩm nên dùng:
- Các loại thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua... (đặc biệt là cá: ăn ít nhất 3-4 lần/tuần)
- Gạo, miến, bún, bánh phở, các loại củ...
- Dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng...) hoặc các loại cá mỡ
- Đủ rau xanh, trái cây
- Tăng cường thực phẩm giàu omega-3: cá hồi, dầu oliu...
- Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin A, C,E, selen giúp chống oxy hóa: cà rốt, giá đỗ, cà chua, rau ngót, rau muống...
Thực phẩm nên hạn chế dùng:
- Thực phẩm qua chế biến công nghiệp (đồ hộp, thịt nguội, mì ăn liền...)
- Thực phẩm chiên rán trong thời gian dài (gà rán, khoai tây chiên...)
- Phủ tạng động vật: tim, gan, bầu dục...
Hà An
Tăng cường sức khỏe với rau xanh đậm Thường thì rau sẫm màu có hàm lượng carotene, riboflavin và vitamin C tương đối cao hơn rau sáng màu, đồng thời còn chứa càng nhiều hoạt chất thực vật có lợi ích tốt cho sức khỏe. Một số loại rau màu xanh đậm bạn nên sử dụng thường xuyên trong mỗi bữa ăn: rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, súp...