Mỗi ngày có hàng nghìn báo cáo giao dịch ‘đáng ngờ’
Tại Hội thảo Quốc tế Phòng chống tội phạm rửa tiền (PCRT) diễn ra sáng 21/12, ông Cao Anh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra an ninh thuộc Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (VKSNDTC) cho biết: Hiện mỗi ngày, Cục PCRT thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp nhận, phân tích, xử lý hàng nghìn báo cáo giao dịch đáng ngờ.
Viện Nhà nước và Pháp luật, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí minh và Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo Quốc tế về Phòng, chống tội phạm rửa tiền.
Riêng đối với giao dịch đáng ngờ, từ năm 2013 đến tháng 9/2020, qua phân tích, đã xử lý trên 10.000 báo cáo giao dịch đáng ngờ, Cục PCRT đã chuyển 857 vụ việc (liên quan đến 5.614 giao dịch) đến Cơ quan điều tra, cơ quan Thanh tra, Thuế, Hải quan để phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, truy thu thuế và xử lý vi phạm.
Trong thực tế, Hải quan Việt Nam cũng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc có dấu hiệu rửa tiền với nhiều thủ đoạn như: Cư dân biên giới mang vàng, tiền, ngoại tệ vượt định mức bắt buộc phải khai báo hải quan nhưng không khai báo hoặc khai khống; tiền, tài sản được cất giấu trên người, hành lý ký gửi hoặc hành lý xách tay, phương tiện vận chuyển hoặc cất giấu trong container hàng hóa, nhằm trốn tránh sự kiểm tra, phát hiện của Hải quan.
Trước đó, ThS Nguyễn Huy Công, Cục Điều tra Chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) chia sẻ: Lợi dụng quy định ngân hàng không kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ, khách hàng phải tự chịu trách nhiệm, các đối tượng đã mua hồ sơ hoặc lập hồ sơ thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa khống, làm giả con dấu, chữ ký các công ty bán hàng (thường tại Trung Quốc) để lập khống hợp đồng, các phụ lục hợp đồng, lệnh chuyển tiền. “Sau khi lập hồ sơ khống, các đối tượng dùng hồ sơ này để mua ngoại tệ của ngân hàng và yêu cầu ngân hàng chuyển ngoại tệ ra nước ngoài tới các địa chỉ theo yêu cầu để thực hiện hợp đồng khống, thực chất biến việc chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài thành chuyển tiền hợp pháp qua ngân hàng”, ông Nguyễn Huy Công cho biết.
Một thủ đoạn mới trong hoạt động rửa tiền hiện nay là bằng tiền ảo. Tiền ảo được phát hành bởi các tổ chức cá nhân, được công nhận giữa các thành viên trong một cộng đồng nhất định, được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Loại hình này đang tạo nên “cơn sốt’ trong giới đầu tư (trong đó có Việt Nam) và ngày càng có nhiều đồng tiền ảo mới ra đời. Hiện, Bitcoin là đồng tiền ảo được giới tội phạm ưa dùng để rửa tiền do khả năng vốn hóa lớn, tính thanh khoản nhanh.
Video đang HOT
Theo thống kê của VKSNDTC, số lượng các vụ án về tội phạm có rủi ro về rửa tiền là rất lớn (bình quân trên 11.000 vụ/năm), nhiều vụ án số tiền chiếm đoạt lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Từ năm 2013 đến 2019, Cơ quan tố tụng đã khởi tố gần 10.000 vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ; tỷ lệ thu hồi đến 32,6%, có vụ thu hồi 100% như vụ AVG…
“Tuy nhiên trong những năm gần đây, hành vi rửa tiền gắn liền với các hoạt động phạm tội đã dần được đưa ra ánh sáng và được điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh. Cuối tháng 11/2021, trong phiên họp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội về việc chỉnh sửa, bổ sung Luật PCRT năm 2022. Đây là một bước khởi đầu quan trọng nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý trong PCRT tại Việt Nam trong những năm tới”, PGS TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết.
Thời gian tới, theo ông Trương Hồ Hải, hành lang pháp lý đấu tranh PCRT ở Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện. “Muốn vậy phải có sự chỉ đạo của các cơ quan cấp cao như: Quốc hội, Chính phủ; tiếp tục ban hành và hoàn thiện pháp luật về quản lý hoạt động trên không gian mạng, trí tuệ nhân tạo, tiền ảo; hoàn thiện Luật Quản lý Thuế, Luật Kinh doanh bất động sản… Đồng thời, cần thúc đẩy giao dịch không dùng tiền mặt; bổ sung quy định về nhận quà tặng và nộp lại quà tặng có giá trị lớn; xác minh và xử lý tài sản, thu nhập không minh bạch; phát triển hệ thống tình báo và thanh tra tài chính để xác định, phong tỏa và thu hồi tài sản không rõ nguồn gốc; tăng cường hợp tác quốc tế về PCRT xuyên quốc gia”, đại diện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh.
Để nâng cao năng lực PCRT tại các ngân hàng, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ sàng lọc và báo cáo tự động các giao dịch đáng ngờ; áp dụng chế tài xử phạt đối với việc vi phạm quy định về PCRT; truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các pháp nhân thương mại dính líu đến hoạt động rửa tiền.
Việc hoàn thiện pháp luật về phòng chống tham nhũng và rửa tiền ở Việt Nam trong thời gian tới theo PGS TS Tào Thị Quyên (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), cần quy định các biện pháp hữu hiệu để quản lý, xác minh các tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn; quy định rõ trách nhệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh phản ánh, tin báo, kiến nghị của người dân, báo chí…; quy định cụ thể cơ chế xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực và không được giải trình một cách hợp lý.
TP.HCM tính toán phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao
Theo kế hoạch của UBND TP.HCM, dự kiến trong tháng 12.2021, UBND TP.HCM sẽ tổ chức hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao.
Đây được xem là bước khởi đầu rất quan trọng để TP.HCM tiến tới xây dựng đề án phát triển "Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao" tại TP.HCM, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế bền vững.
Theo ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, mục đích của hội thảo quốc tế (hình thức trực tiếp và trực tuyến) nhằm khai thác kinh nghiệm thành công của quốc tế về hình thành mô hình "Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao" tại các quốc gia trong khu vực. Đồng thời, thu thập ý kiến dự báo, phân tích, đánh giá hiệu quả thu hút đầu tư hình thành "Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao" từ các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước.
Hội thảo quốc tế có sự tham dự của lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, sở ngành TP.HCM; các chuyên gia, nhà khoa học, tư vấn trong và ngoài nước; Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và các hội ngành nghề; hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại TP.HCM (EUROCHAM, AMCHAM...) và các doanh nghiệp đầu tư FDI, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP.HCM..., được kỳ vọng sẽ hiến kế, đề xuất cho TP.HCM thông tin, kinh nghiệm phù hợp về chủ trương chính sách cần thiết và định hướng thu hút đầu tư khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao.
Với mục tiêu quan trọng trên, ông Võ Văn Hoan cho biết thêm, hội thảo quốc tế sẽ làm rõ các yêu cầu: Mô hình của "Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao" phù hợp với vị trí, vai trò của TP.HCM; vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như cơ chế - chính sách cần thiết cho việc hình thành, quản lý hoạt động; vai trò của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các công ty sản xuất trong nước trong việc tham gia đầu tư và hoạt động tại "Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao".
Cùng với đó, là giải pháp, kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nâng cao năng lực, đổi mới, ứng dụng công nghệ cao vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp FDI trong và ngoài nước; các yêu cầu đổi mới giá trị đầu tư tại các khu công nghiệp hiện hữu trên địa bàn TP.HCM, góp phần hình thành "Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao"...
Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) hiện nay. ẢNH: ĐỘC LẬP
NHẬN ĐỊNH RÕ PHƯƠNG CÁCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘT KHU KINH TẾ CHIẾN LƯỢC
TS Dương Minh Tâm, Chủ tịch Hội Cơ khí TP.HCM - HAME, nguyên Phó trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) là người đã tham gia lập Báo cáo khả thi thành lập SHTP, nghiên cứu hình thành tiểu khu công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao bên cạnh các khu chức năng khác trong quy hoạch SHTP từ năm 2002.
Theo TS Dương Minh Tâm, từ 35 năm qua, kể từ năm 1986, Việt Nam đã tiến hành công cuộc Đổi mới kinh tế và đạt những thành tựu to lớn, đưa nước ta phát triển nhanh, bền vững về mọi mặt. Trong đó, ngành công nghiệp sản xuất chiếm vị thế đầu tàu và đang tăng trưởng theo hướng hiện đại, công nghệ cao. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thành công thúc đẩy lĩnh vực công nông nghiệp, dịch vụ, trong đó nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng cường nội lực, chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Hay cụ thể hơn, chúng ta đang phấn đấu hướng về mục tiêu tăng năng suất lao động và giá trị nhân tố tổng hợp (TFP), đưa thu nhập kinh tế quốc dân ngày càng cao hơn.
TS Dương Minh Tâm đánh giá hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý "Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao" rất quan trọng cho việc nhận định rõ phương cách đầu tư xây dựng một khu kinh tế chiến lược cho mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ cao nói trên.
Quảng Ninh khởi công 2 dự án trọng điểm gần 280 nghìn tỷ đồng Chiều 24/10, tại tỉnh Quảng Ninh diễn ra lễ khởi động 2 dự án là Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh tại thành phố Cẩm Phả và Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh tại thành phố Hạ Long và thị xã Quảng Yên. Ủy viên Bộ Chính Trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn...