Mỗi năm học một đơn vị lựa chọn sách giáo khoa: Liệu có lãng phí?
Năm học 2020- 2021 các trường có quyền lựa chọn sách giáo khoa, nhưng năm tiếp theo sẽ do UBND tỉnh chọn, điều này rất có thể sẽ gây ra xáo trộn và lãng phí.
Lo ngại học sinh bị xáo trộn kiến thức
Mới đây, Quốc hội thống nhất thông qua việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) chương trình giáo dục phổ thông mới cho lớp 1 năm học 2020- 2021 giao cho giáo viên các địa phương theo quy định của Nghị quyết 88. Bắt đầu từ năm học tiếp theo sẽ do UBND tỉnh lựa chọn sách theo Luật Giáo dục sửa đổi.
Một số giáo viên cơ sở lo ngại sẽ xảy ra tình trạng xáo trộn trong quá trình dạy học. Theo cô Hà Huyền Trang, trường Tiểu học Đại Kim (Hà Nội), hiện giáo viên đi tập huấn vẫn chưa được tiếp xúc với 5 bộ sách khoa mới do Bộ GD&ĐT công bố. Vì vậy khi biết được giáo viên có quyền lựa chọn sách để dạy cho học sinh trường cô thấy vừa mừng, vừa lo.
(Ảnh minh họa)
Cô Trang mừng vì giáo viên đứng lớp hiểu rõ nhất học sinh cần gì, muốn gì và sách giáo khoa nào phù hợp. Nhưng lo vì khối lượng 5 bộ sách giáo khoa không phải là ít, cần nhiều thời gian đọc, nghiên cứu và lên phương án giảng dạy tối ưu mới có thể đưa vào dạy học.
Bên cạnh đó, cô Trang cũng băn khoăn khi đến thời điểm chuẩn bị bước sang năm 2020 nhưng giáo viên dạy lớp 1 vẫn chưa được tiếp cận bản mẫu. Sau đó từ tháng 7/2020 việc chọn SGK lại giao cho UBND tỉnh/thành phố, điều này có thể sẽ nảy sinh nhiều bất cập và xáo trộn chương trình dạy học cho giáo viên, học sinh các lớp.
Thầy giáo Đinh Ngọc Chung, trường Tiểu học Đan Phương (Hà Nội) thắc mắc, mỗi năm một đơn vị khác nhau lựa chọn sách chắc chắn sẽ gây ra lãng phí tiền của. Bởi khi thay đổi bộ sách là giáo viên sẽ phải tập huấn, xây dựng bài giảng lại từ đầu… như vậy cùng một năm giáo viên trải qua 2 lần tập huấn. Chưa kể đến việc lớp 1 học bộ sách A, lên lớp 2 lại học bộ sách C, mạch thống nhất về cách tiệm cận học sinh cũng bị xáo trộn.
“Bộ GD&ĐT nên sớm có hướng dẫn để các trường chủ động trong lựa chọn SGK làm sao gần sát với nhu cầu các địa phương, giảm tối đa sự thay đổi giữa hai năm học liên tiếp. Cần có sự thống nhất ngay từ chủ trương, không nên đẩy thế khó cho nhà trường, giáo viên và học sinh.
Đặc biệt, UBND tỉnh khi chọn cũng nên tôn trọng, kế thừa và căn cứ vào tính hiệu quả của bộ sách giáo khoa mà giáo viên cơ sở đang thực hiện giảng dạy ở thời điểm chọn“, thầy Chung đề xuất.
UBND tỉnh nên tôn trọng và kế thừa
Ông Nguyễn Quang Long, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam bày tỏ, giáo viên các địa phương không nên quá lo lắng, việc cần làm trước mắt là tập trung lựa chọn ra bộ SGK phù hợp nhất.
Video đang HOT
Trong cùng địa phương không nhất thiết chỉ chọn 1 bộ sách, có thể chọn 2-3 bộ song song trong việc dạy học. Không nên quá tuyệt đối hóa bộ sách cụ thể nào, bởi tất cả chỉ là phụ trợ hướng tới mục đích chung cho việc truyền đạt kiến thức tốt nhất.
Ông Long cũng cho rằng, việc lựa chọn SGK các năm tiếp theo nên có sự thống nhất ngay từ đầu, nếu giao cho các trường thì tính tự chủ của các trường sẽ lớn hơn, giao UBND tỉnh/TP thì phải lấy ý kiến rộng rãi từ cơ sở, tôn trọng những gì đang có để đưa ra phương án được lòng giáo viên cơ sở.
“Luật giáo dục sửa đổi quy định “UBND các tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK chứ không phải quyết định lựa chọn”. Biết đâu sau một năm thực hiện, UBND có thể giao quyền, hướng dẫn các trường tự lựa chọn bộ sách phù hợp. Thực hiện như thế sẽ hạn chế xảy ra chuyện năm nay quyết một đằng năm sau chọn nẻo khác” ông Long cho hay.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục Phổ thông mới, để nảy sinh những băn khoăn như hiện nay về lựa chọn SGK có phần trách nhiệm của Quốc hội.
“ Nghị quyết 88 ra đời năm 2014, lúc đó có thể Quốc hội khoá 13 bàn và dự kiến giao cho nhà trường, giáo viên lựa chọn. Khi đó, các đại biểu bàn, thống nhất việc giao cho các nhà trường sẽ khách quan hơn, hạn chế được tiêu cực.
Tuy nhiên, đến Quốc hội khoá này bàn thảo lại vấn đề chọn SGK và đi đến ý kiến khác là giao cho UBND tỉnh trái với Quốc hội khoá trước. Đây là điều đáng tiếc”, ông Thuyết nhìn nhận.
GS Thuyết cho rằng, khi có nhiều bộ SGK, có thể nảy sinh chuyện “cạnh tranh không lành mạnh” giữa các NXB. Vì vậy, cơ quan quan lý nhà nước cần đảm bảo yếu tố khách quan. Điều quan trọng nữa là giáo viên phải nghiên cứu kỹ SGK, không chọn cảm tính hay chịu một yếu tố tác động nào.
Theo VTC
Lựa chọn sách giáo khoa mới có phần phức tạp và tốn kém vô cùng?
Đọc hết 32 đầu sách giáo khoa lớp 1 và có sự lựa chọn chính xác, phù hợp đòi hỏi mọi thành viên phải nghiền ngẫm, so sánh giữa sách này với các sách khác.
Ngày 30/11/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông mới nhằm lấy ý kiến để chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1 trong năm học 2020-2021.
Theo dự thảo của Thông tư này thì năm học tới sẽ do các nhà trường tự thành lập hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cho đơn vị mình. Đọc dự thảo của Thông tư, chúng tôi thấy Bộ đã có những định hướng khá cụ thể nhưng nó cũng đan cài khá nhiều những bất cập.
Các trường học sẽ tự lựa chọn sách giáo khoa trong năm học 2020-2021 (Ảnh minh họa: TTXVN)
Ai sẽ lựa chọn sách giáo khoa cho nhà trường
Tại điều 4 của dự thảo hướng dẫn như sau: "Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi là Hội đồng) do người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thành lập, giúp cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
Mỗi trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông thành lập 01 (một) Hội đồng. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 01 (một) Hội đồng.
Hội đồng bao gồm: người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giao viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) có sách giáo khoa lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 (mười một) người, trong đó có ít nhất 2/3 (hai phần ba) là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên.
Người đã tham gia biên soạn, thẩm định sách giáo khoa của các nhà xuất bản không được tham gia Hội đồng".
Nhìn vào cơ cấu đối với các thành phần lựa chọn sách chúng ta thấy hướng dẫn cũng khá chi tiết bởi đã có đầy đủ các thành phần đại diện trong nhà trường. Tuy nhiên, việc cơ cấu đại diện Ban đại đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường thì chúng tôi cho rằng đó chỉ là cho mang tính khách quan mà thôi.
Bởi, không phải Ban đại diện cha mẹ học sinh nào cũng đủ khả năng để thẩm thấu nội dung sách giáo khoa, nhất là đối với những thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các trường nông thôn, miền núi.
Trong khi đó, để đi đến quyết định lựa chọn bộ sách giáo khoa nào trong 5 bộ sách không phải là việc làm dễ dàng. Đọc hết 32 đầu sách giáo khoa lớp 1 và có sự lựa chọn chính xác, phù hợp đòi hỏi mọi thành viên trong hội đồng phải nghiền ngẫm, so sánh ưu điểm, nhược điểm giữa bộ sách này với các bộ sách khác.
Sẽ vất vả và tốn kém vô cùng
Việc nhà trường thành lập 1 hội đồng lựa chọn sách giáo khoa tới đây đương nhiên là sẽ vất vả cho giáo viên bởi ngồi đọc hết 32 đầu sách giáo khoa để đưa ra những quyết định cuối cùng không phải là điều dễ dàng.
Nhất là đối với các trường tiểu học thì chỉ trừ có mấy môn chuyên là có giáo viên riêng. Còn lại nhiều môn đều do giáo viên chủ nhiệm đảm nhận.
Điều này, cũng đồng nghĩa những người được cơ cấu vào hội đồng lựa chọn sách giáo khoa phải dành rất nhiều thời gian cho công việc này bởi phải đọc nhiều cuốn sách giáo khoa.
Tuy nhiên, điều bất cập là theo Nghị quyết 88 của Quốc hội thì nhà trường lựa chọn sách, còn theo Luật giáo dục 2019 có hiệu lực vào ngày 1/7/2020 thì tại điểm c khoản 1 điều 32 quy định: "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn".
Như vậy, nếu năm học 2020-2021 nhà trường lựa sách này nhưng sang năm học sau nữa Ủy ban nhân dân tỉnh lại lựa sách khác thì bắt buộc nhà trường phải theo việc lựa chọn của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chính vì thế, chỉ một việc lựa chọn sách giáo khoa nhưng chúng ta thấy nó sẽ vất vả và tốn kém vô cùng.
Trong khi đó, Bộ chủ trương "chương trình" là cốt lõi, sách giáo khoa chỉ là công cụ để thực hiện chương trình.
Thế nhưng, năm học này, các trường tiểu học trong cả nước phải mua 32 đầu sách, phải thành lập mỗi trường 1 hội đồng, sang năm học sau, 64 tỉnh lại thành lại thành lập 64 hội đồng nữa. Số tiền chi cho việc lựa chọn sách giáo khoa chắc chắn sẽ không phải là một con số nhỏ.
Nhưng rốt cuộc "cá nào cũng vào... một giỏ"
Nhìn vào việc Bộ vừa ký thẩm định và ban hành sách giáo khoa lớp 1 thì chúng ta đã thấy có tới 4/5 bộ sách giáo khoa là của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, chỉ có 1 bộ còn lại của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Chính vì thế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chiếm số lượng chủ yếu về sách giáo khoa mới thì nhà trường hay Ủy ban nhân dân tỉnh đâu có nhiều lựa chọn sách bởi lựa chọn sách nào thì thị phần chủ yếu của sách giáo khoa mới tới đây cũng là của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam mà thôi.
Chúng ta thấy rằng chủ trương "một chương trình nhiều sách giáo khoa" hay dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông vừa công bố, khi mới nghe, đọc qua thì thấy hay, thấy mới và thấy khách quan lắm.
Nhưng, nếu chúng ta nghiền ngẫm kỹ vấn đề thì sách giáo khoa mới so với sách giáo khoa hiện hành cũng có mới được bao nhiêu đâu, vẫn là sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ấy vậy mà phức tạp và cũng tốn kém vô cùng...
NGUYỄN CAO
Theo giaoduc.net
Chọn sách khác nhau có ảnh hưởng việc kiểm tra đánh giá học sinh? Mỗi trường lựa chọn sách giáo khoa khác nhau có làm ảnh hưởng đến việc kiểm tra đánh giá học sinh? Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng Giáo dục Q.12, cho biết tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày mới đạt tỷ lệ 20,2% - B.THANH Đó là câu hỏi và băn khoăn của nhiều người tại Hội nghị triển khai chương...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vận khí khai thông, tài lộc rực rỡ: Top 3 cung hoàng đạo đón thời vận lớn ngày 2/5
Trắc nghiệm
5 phút trước
Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine
Thế giới
17 phút trước
Dàn sao check-in tưng bừng xem pháo hoa dịp lễ 30/4: Tăng Thanh Hà có view xịn, Châu Bùi xuống đường hưởng ứng không khí
Sao việt
24 phút trước
Clip thót tim: Chương Tử Di ngã nhào úp mặt giữa sóng trực tiếp, chấn thương nghiêm trọng hơn công bố?
Sao châu á
27 phút trước
Tổng đạo diễn Ký Ức Vui Vẻ: "Tôi không hiểu mình làm gì sai để anh Tự Long phải lớn tiếng như vậy"
Tv show
1 giờ trước
Thiếu niên 16 tuổi đi xe máy tông thiếu tá CSGT bị thương
Tin nổi bật
1 giờ trước
Thủ đoạn của 'ông trùm' bán thuốc hỗ trợ sinh lý giả, thu lợi 20 tỷ đồng
Pháp luật
1 giờ trước
3 món ăn "nhất định phải có" trên mâm cơm nhà mùa nóng: Vừa giải độc gan, vừa giúp thanh nhiệt lại cực ngon miệng
Ẩm thực
1 giờ trước
Con gái minh tinh Hollywood công khai gia nhập 'giới cầu vồng', visual cỡ nào?
Sao âu mỹ
8 giờ trước
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
9 giờ trước