Mới mẻ qua từng tiết học
Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu thôi thúc mỗi giáo viên để khơi gợi và kích thích sự hứng thú học tập trong học sinh.
Học sinh Trường Tiểu học, THCS – THPT SkyLine, TP Đà Nẵng thuyết trình dự án học tập. Ảnh: TG
Ứng dụng công nghệ thông tin đã không chỉ dừng lại ở những thời điểm buộc phải dạy – học trực tuyến.
Những giờ học truyền cảm hứng
Cô Trương Thị Bích Thảo (giáo viên Trường Tiểu học, THCS – THPT SkyLine, TP Đà Nẵng) chia sẻ, trong rất nhiều thiết kế bài giảng điện tử E-learning, cô vẫn tâm huyết nhất là chủ đề “Khúc tráng ca Bạch Đằng Giang”. Bài giảng này của cô Thảo gồm có 3 phần xoay quanh những trận chiến lẫy lừng của dân tộc trên sông Bạch Đằng, bao gồm: “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938″, “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất năm 981″ và “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên”.
Riêng bài giảng “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên” được cô Thảo thiết kế dựa trên phần mềm Ispring Sute 10, gồm phần hình thành kiến thức và phần thực hành. Bài giảng có âm thanh, hình ảnh phong phú và lôi cuốn, nên khi trải nghiệm bài học học sinh không những thích thú, mà còn chăm chú theo dõi.
Từ “hiệu ứng” các tiết học Lịch sử sau chủ đề “Khúc tráng ca Bạch Đằng Giang”, cô Trương Thị Bích Thảo gợi ý cho học sinh thêm những câu chuyện, những vị anh hùng của dân tộc như: Yết Kiêu, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Ngô Quyền, Lê Đại Hành…. Tùy theo sở thích, năng khiếu cá nhân, học sinh có thể vẽ truyện tranh, thiết kế sơ đồ tư duy về cuộc đời và con người của họ.
Cô giáo Kiều Đỗ Ngọc Trinh – giáo viên môn Vật lý, Trường THPT Hoàng Hoa Thám (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) – nhận xét: Hiện nay, các bài giảng điện tử không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc trình chiếu mà giáo viên có thể lồng ghép giữa trình bày lý thuyết và thực nghiệm để có thể hình thành kiến thức và kỹ năng cho học sinh ở mức độ tối đa. Cô Trinh ví dụ: “Với môn Vật lý, giáo viên có thể đưa các thí nghiệm thực nghiệm hay thí nghiệm ảo vào bài giảng. Đối với những quá trình, hiện tượng khó xảy ra trong tự nhiên hoặc khó thu được kết quả chính xác trong phòng thí nghiệm thì thí nghiệm ảo đem lại hiệu quả rất cao trong việc truyền thụ và lĩnh hội kiến thức”.
Bằng cách sử dụng linh hoạt, phù hợp các phần mềm soạn thảo bài giảng và trình diễn như PowerPoint, Flash, Violet… phối hợp với các phòng thí nghiệm ảo (Crocodile, Seasoft Optics, Interactive Physics, Ostralo, PhET…), những giờ dạy của cô Ngọc Trinh trở nên dễ hình dung hơn. “Với những kiến thức được thiết kế và tổ chức theo chủ đề, dạy học tích hợp nội môn thì học sinh sẽ có được cách xâu chuỗi vấn đề, có cái nhìn tổng quát và hiểu sâu hơn”, cô Trinh so sánh.
Em Lê Đăng Quốc – học sinh lớp 12, Trường THPT Hoàng Hoa Thám – nhận xét: “Có những hiện tượng vật lý, hóa học, nếu chỉ đọc trong sách giáo khoa và nghe thầy, cô giáo giảng thì rất khó để hình dung, thậm chí em thấy rất mông lung. Nhưng khi được xem các thí nghiệm ảo dưới dạng 3D, 4D thì chúng em dễ hiểu hơn rất nhiều, các kiến thức vì vậy ghi nhớ được sâu hơn”.
Video đang HOT
Học sinh Trường THCS Trưng Vương được giáo viên giao các dự án học tập và theo dõi tiến độ thực hiện thông qua hình thức trực tuyến. Ảnh: TG
Khai thác triệt để thế mạnh
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – học không còn xa lạ với học sinh. Từ trước khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, buộc phải chuyển sang dạy – học trực tuyến, học sinh nhiều trường THPT ở Đà Nẵng đã được tiếp cận các hình thức giao bài tập về nhà, trả bài qua mạng Internet. Ngoài bài giảng điện tử hoặc các slide bài giảng được đẩy lên kho học liệu của các trường, học sinh tiếp cận với các tài liệu học tập do giáo viên cung cấp như các video, bài tập về nhà, tài liệu trên các trang điện tử uy tín.
Từ năm 2017, khi môn Toán lần đầu tiên chuyển từ hình thức thi tự luận sang trắc nghiệm, cứ vào một giờ nhất định, thầy Trần Phước Đại (giáo viên Toán, Trường THPT Ngô Quyền, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) lại lên mạng tổ chức cho học sinh làm bài trực tuyến. “Sau một thời gian tìm hiểu nhiều trang luyện thi trắc nghiệm trực tuyến, nhận thấy với trang tracnghiem.vn, người dùng có thể đưa đề lên và bài làm được chấm ngay sau đó. Chính vì vậy, mình tổ chức cho học sinh làm bài ngay trên máy tính, chủ yếu là vào thời gian các em ở nhà”, thầy Đại cho biết.
Với cách này, thầy Đại có thể biết được nhóm câu hỏi nào học sinh dễ sai, nhóm câu nào các em có thể lấy điểm. Thậm chí, giáo viên cũng biết được lúc nào các em đang suy nghĩ, làm bài lúc nào, có thật sự làm bài nghiêm túc hay chỉ đánh chéo cho có mà thôi. Đây cũng là một cách mà thầy Trần Phước Đại tập cho học sinh làm quen với áp lực thời gian khi thi trắc nghiệm vì các em làm bài gần như là thi thật.
Thầy Nguyễn Cửu Huy, Hiệu trưởng Trường THPT Thái Phiên (Đà Nẵng), cho rằng, ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: Hình, chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu. Bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới.
Thầy Hồ Ngọc Hưng – Hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) – cho biết: Các thầy, cô giáo trong trường vẫn tiếp tục duy trì việc gửi câu hỏi, bài tập, tài liệu tham khảo qua kênh trực tuyến để học sinh luyện tập, củng cố kiến thức hoặc hoàn thành các dự án học tập. Theo thầy Hưng: “Ban giám hiệu nhà trường không bắt buộc giáo viên phải duy trì giao, chấm bài trực tuyến. Tuy nhiên, tự bản thân mỗi giáo viên thấy được những thuận lợi, ưu điểm để lựa chọn những hình thức tương tác với học sinh phù hợp ngoài 45 phút của một tiết dạy học trực tuyến”.
“Khi trường học mở cửa toàn diện, học sinh đến trường học trực tiếp thì việc duy trì bổ sung bài giảng vào kho học liệu số của giáo viên nhà trường vẫn được duy trì. Tuy nhiên, các bài giảng chủ yếu mới ở dạng slide và hệ thống các bài tập để học sinh luyện tập là chủ yếu”. - Thầy Hồ Ngọc Hưng – Hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng)
Hạnh phúc khi thấy trẻ khiếm khuyết nên người
Chia sẻ yêu thương, thấu hiểu cảm xúc cùng với đó là nỗ lực đồng hành cùng những học sinh "đặc biệt", cô giáo Trương Thị Ngọc Hà đã giúp các em trở nên tự tin vui chơi và học tập khi tới trường.
Cô giáo Trương Thị Ngọc Hà - Tổ trưởng chuyên môn Trường chuyên biệt Tương Lai (TP Đà Nẵng), bên những đồ dùng dạy học cho trẻ khiếm khuyết.
Thay đổi để giúp trẻ hạnh phúc
Khi nhắc tới cô giáo Trương Thị Ngọc Hà - Tổ trưởng chuyên môn Trường chuyên biệt Tương Lai (TP Đà Nẵng), phụ huynh đều chia sẻ ấn tượng về những phương pháp dạy học cũng như là những tình yêu thương đối với các em học sinh bị khiếm khuyết.
Tốt nghiệp ngành Sư phạm Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), khác với bạn bè cùng trang lứa, cô Hà bắt đầu "hướng đi khác" khi chọn dạy ở ngôi trường dành riêng cho những trẻ em không may bị khuyết tật.
Theo lời của cô giáo Hà, trong thời gian còn ở giảng đường, cô Hà đã nhiều lần được đi thực tế tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố để học hỏi kinh nghiệm về cách giảng dạy.
"Tôi nhớ như in, cái ngày về thực tế tại Trường Chuyên biệt Tương Lai, ngay từ lúc bước vào đã thấy những mảnh đời bất hạnh của các em nhỏ không may bị khuyết tật tại đây.
Nhìn những đôi mắt ngây thơ có phần khờ dại của trẻ khuyết tật, những ước mong không thể diễn đạt thành lời của các em và nỗi đau dằn vặt của những bậc phụ huynh có con bị khiếm khuyết, tôi cảm thấy day dứt. Tôi tự nhủ nhất định sau khi ra trường, sẽ quay về giảng dạy để giúp đỡ các em", cô Hà nói.
Với cô Hà, hành trình gắn bó với trẻ khuyết tật được xem là sự lựa chọn đúng đắn của cô. Bởi vì ở nơi này, cô thật sự tìm được hạnh phúc của mình trong những tiết dạy.
Cô Hà đang giảng dạy cho học sinh.
Tuy có vất vả do một số em nhận thức còn hạn chế, hay chạy nhảy, la hét, không hiểu ý của giáo viên, thế nhưng bằng tình thương, sự chia sẻ, cô Hà dần vượt qua mọi khó khăn và thử thách để bước tiếp trên con đường nuôi tương lai cho những đứa trẻ không may bị khuyết tật khi chào đời.
Bằng nhiều cách, nhiều phương pháp, dần dần cô Hà đã giúp những em học sinh khuyết tật của cải thiện trí tuệ.
Để có được thành công ấy, chính là nhờ các phương pháp dạy học của cô Hà. Cô Hà tổ chức tiết học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và đạt hiệu quả cao. Mỗi tiết học, cô và học trò luôn phối hợp nhịp nhàng để nắm bắt, vận dụng tốt kiến thức mà không căng thẳng hay áp lực.
Không chỉ vậy, cô còn nỗ lực không ngừng nghỉ thay đổi để giúp những học sinh có khiếm khuyết về cơ thể, trí tuệ để các em không thiệt thòi và dần trở nên tự tin, hòa đồng cùng các bạn khi tới trường.
Dõi bước theo học trò
Không chỉ là người giảng dạy trên trường, cô Hà còn "kiêm" luôn nhiệm vụ hỗ trợ những học sinh cũ. Cô Hà cho hay, các em học sinh khiếm thính được cô dạy dỗ khi lớn lên lập gia đình thì vẫn được cô giúp đỡ trong cuộc sống.
"Những học sinh khiếm thính vẫn lập gia đình bình thường. Thông thường các em sẽ có gia đình với những người khiếm thính như mình. Khi có con, những đứa trẻ sinh ra bình thường, tuy nhiên nếu để tiếp xúc với cha mẹ như vậy trẻ sẽ có khả năng bị hạn chế ngôn ngữ. Chính vì thế tôi sẽ đến hỗ trợ để tập cho ba mẹ giao tiếp với trẻ cũng như bày trẻ cách trao đổi với con, để trẻ có thể lớn lên và phát triển bình thường", cô Hà chia sẻ.
Trái tim yêu nghề đã khiến mọi nhọc nhằn trở thành niềm vui. Vừa dạy học, cô Hà vừa nắm bắt tâm lý học sinh, nhớ cả hoàn cảnh gia đình của từng em, để có thể kịp thời giúp đỡ.
Một em học sinh trong lớp cô Hà dạy học online.
Với cô Hà, cái được nhiều nhất là niềm hạnh phúc khi những đứa trẻ khiếm thính có thể hòa nhập và đứng vững trên đôi chân mình để bước vào đời. Đó cũng là tâm niệm của rất nhiều thầy cô giáo vẫn đang từng ngày nỗ lực đưa những em nhỏ khuyết tật hòa mình với cộng đồng, trở thành những người có ích.
"Dạy tại đây như là một sự sẻ chia, một niềm thương yêu với những số phận không được may mắn trong cuộc sống.
Mình xem các em nơi đây như là các em các cháu trong gia đình, cố gắng làm những điều tốt nhất cho các em dạy cho các em có cái chữ, có được những kỹ năng sống. Đấy chính là niềm vui của mình", cô Hà tâm sự.
Linh hoạt chuyển đổi hình thức dạy, học Triển khai dạy học trực tiếp cho nhiều cấp học từ ngày 21/2, đến nay, nhiều cơ sở giáo dục tại thành phố Đà Nẵng đang khắc phục mọi khó khăn để chuyển đổi linh hoạt phương thức dạy học phù hợp. Tuy nhiên, số lượng giáo viên và học sinh nhiễm Covid-19 tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng...