Mối liên quan giữa ăn thừa muối và bệnh tăng huyết áp
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp như thừa cân, ăn mặn, hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo… Trong đó, ăn thừa muối không chỉ làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp mà còn có thể gây ra nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
Vì vậy kiểm soát lượng muối ăn hàng ngày cũng là cách tốt để kiểm soát huyết áp.
Ăn thừa muối với nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch
Muối là chất khoáng cần thiết trong cơ thể, giúp kiểm soát cân bằng dịch, dẫn truyền thần kinh và chức năng khối cơ. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia, mỗi người chỉ nên tiêu thụ không quá 5g muối/ngày. Tuy nhiên, thực tế người Việt đang tiêu thụ trung bình lượng muối lên tới 9,4g/ngày. Chế độ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp và các bệnh tim mạch có liên quan, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Ở những người đã có sẵn yếu tố di truyền, nếu ăn nhiều muối sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với natri. Ion na sẽ được vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gây tích nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới tăng huyết áp.
Nồng độ muối của các chất dịch trong cơ thể là ổn định. Ăn nhiều muối làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, khiến cơ thể phải cần thêm nước để duy trì ổn định nồng độ dịch thể. Để đáp ứng yêu cầu này, cảm giác khát nước sẽ xuất hiện, làm cho người ăn mặn phải uống nhiều nước, dẫn tới làm tăng dung lượng máu và tăng áp lực lên thành mạch. Hiện tượng này kéo dài có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố gây nhiều sang chấn tinh thần (stress) trong cuộc sống sẽ tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng tái hấp thu natri ở ống thận. Ion Na vào nhiều trong tế bào cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và gây tăng huyết áp.
Ăn nhiều muối trong khi người bị tăng huyết áp có thể thiếu yếu tố nội tiết thải muối. Natri bị tích tụ lại trong cơ thể, ion Na được vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và gây tăng huyết áp.
Muối làm tăng độ nhạy cảm của hệ thống tim mạch và thận đối với adrenaline – một chất gây tăng huyết áp.
Ngoài ra, khi ăn quá nhiều muối, các loại thuốc điều trị huyết áp như thuốc lợi tiểu sẽ không thể hoạt động tốt. Và huyết áp tăng sẽ làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và hệ tiết niệu, gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe như đột quỵ và suy tim, suy thận. Đặc biệt, nếu đã mắc các bệnh tăng huyết áp, suy gan, suy tim và suy thận, thói quen ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
Video đang HOT
Chế độ ăn nhiều muối ở trẻ em cũng có ảnh hưởng lớn tới huyết áp, làm tăng khả năng mắc cao huyết áp và nhiều bệnh lý khác. Tăng huyết áp ở trẻ em còn để lại hậu quả tăng huyết áp khi đến tuổi trưởng thành và làm tăng nguy cơ biến chứng của tăng huyết áp do mắc bệnh sớm, thời gian mắc bệnh kéo dài.
Thay đổi thói quen ăn mặn ngừa tăng huyết áp
Thói quen ăn thừa muối gây ra khá nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Giảm ăn muối chính là một giải pháp giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy cần chú ý đảm bảo lượng muối nạp mỗi ngày nên dưới 5 g.
Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay vì các món ăn mặn thường ngày được chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, thịt xông khói, xúc xích, giò chả, dưa muối, cà muối, mì ăn liền, bim bim, hạt điều rang muối… Vì các thực phẩm chế biến sẵn thường được cho thêm nhiều muối để có thể bảo quản được lâu.
Nên chế biến món luộc, hấp thay vì món món kho, rim, rang,… dễ bị mặn. Nên nếm khi chế biến và luôn tự nhủ phải nấu nhạt. Tự nấu ăn ở nhà để chủ động kiểm soát lượng muối ăn vào một cách tốt nhất. Mì chính là gia vị có vị ngọt nhưng trong thành phần có chút muối natri – nên hạn chế dùng mì chính để tăng vị ngọt của món ăn.
Hạn chế chấm nước mắm nguyên chất, bột canh… Tốt nhất, nên pha loãng nước chấm, dùng thêm các gia vị khác như chanh, ớt, tỏi để tăng vị giác, bù cho vị mặn bị bớt đi.
Ra mồ hôi vùng kín liệu có phải là hiện tượng bình thường?
Các tuyến mồ hôi phân bố hầu khắp mọi nơi trên cơ thể nên việc ra mồ hôi vùng kín có lẽ cũng không hề hiếm gặp.
Đổ mồ hôi ở nách, trán, lưng và thậm chí tay là hiện tượng bình thường và vô cùng phổ biến. Các tuyến mồ hôi phân bố hầu khắp mọi nơi trên cơ thể nên việc ra mồ hôi vùng kín cũng không hề hiếm gặp.
Chris Adigun, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ da liễu tại Bắc Carolina đã chỉ ra, khu vực bên ngoài bao quanh âm đạo, còn gọi là âm hộ, tập trung nhiều tuyến mồ hôi. Do đó, việc nói âm đạo đổ mồ hôi là điều không thực sự chính xác.
Các tuyến mồ hôi nằm xung quanh âm đạo, thường ở những nơi có lông bao phủ và háng. Trên thực tế, khu vực này không hề khác biệt so với nách. Háng liên kết hai bộ phận trên cơ thể và đây lý do tại sao khu vực này có thể ra nhiều mồ hôi hơn khi vận động.
Đổ mồ hôi vùng kín liệu có bình thường?
Tuyến mồ hôi ở vùng kín không giống với những tuyến khác. Hầu hết cơ thể con người được bao phủ bởi tuyến mồ hôi ngoại tiết eccrine. Trong khi đó, theo Viện Mayo Clinic, những khu vực lông rậm rạp như da đầu, nách và vùng kín lại là nơi tập trung của tuyến bài tiết apocrine. Tuyến này tạo ra nhiều mồ hôi hơn tuyến eccrine và có thể gây mùi nếu mồ hôi tiếp xúc với vi khuẩn.
Tuy ra mồ hôi vùng kín là hiện tượng bình thường, bạn vẫn nên kiểm tra nếu ngửi thấy mùi khác thường vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Vấn đề sức khỏe tiềm ẩn?
Đây là hiện tượng bình thường nếu bạn đổ mồ hôi lúc tập thể dục hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ cao.
Người mắc bệnh tăng huyết áp thường ra nhiều mồ hôi hơn ở đầu, nách, tay, chân và thậm chí khu vực sinh dục so với người khác.
Tất nhiên, một số người có thể ra nhiều mồ hôi hơn do các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hội chứng tăng tiết mồ hôi cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này.
Theo nghiên cứu tại Học viện Da liễu Hoa Kỳ, người mắc bệnh tăng huyết áp thường ra nhiều mồ hôi hơn ở đầu, nách, tay, chân và thậm chí khu vực sinh dục so với người khác.
Do đó, đừng ngại ngần đến gặp các chuyên gia y khoa nếu bạn nhận thấy việc ra mồ hôi gây cảm giác khó chịu hoặc ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày. Bác sĩ Adigun cho biết: "Người bệnh thường không muốn đi khám vì ngại vết mồ hôi xuất hiện trên quần áo".
Biện pháp tránh đổ mồ hôi vùng kín
Bác sĩ có thể thường xuyên tiêm Botox vào vùng háng để kiểm soát tình trạng này. Tuy nghe có vẻ đáng sợ, biện pháp này lại an toàn và vô cùng hiệu quả. Botox rất nổi tiếng với công dụng xóa tan nếp nhăn và cũng được dùng dưới dạng thuốc tiêm nhằm ngăn ngừa tình trạng mồ hôi quá mức. Chúng có khả năng ức chế tuyến mồ hôi trong thời gian khá dài. Thông thường, bạn sẽ phải tiêm Botox hai lần một năm, mỗi lần cách nhau 6 tháng.
Bác sĩ có thể thường xuyên tiêm Botox vào vùng háng để kiểm soát tình trạng này.
Các biện pháp khắc phục tình trạng tăng tiết mồ hôi được nhiều người ưa chuộng là phương pháp điện chuyển ion và công nghệ MiraDry lại không phù hợp với vùng kín. Cả hai quy trình này đều có khả năng tác động sâu tới lớp mô dưới da bằng dòng điện hoặc năng lượng nhiệt.
Chúng chỉ phù hợp với vùng nách hoặc tay và chân do khu vực này không có gì khác ngoài tuyến mồ hôi. Trong khi đó, vùng kín là nơi sở hữu cấu trúc phức tạp và dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu áp dụng biện pháp trên.
Sử dụng chất chống mồ hôi cũng là lựa chọn của nhiều chị em nhằm ngăn ngừa ra mồ hôi vùng kín. Trong khi chất khử mùi chỉ có tác dụng che giấu mùi mồ hôi, chất này có khả năng ức chế tuyến mồ hôi khá hiệu quả.
Tuy nhiên, bác sĩ Adigun khuyến cáo, phương pháp này không phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là người sở hữu làn da nhạy cảm. Đôi khi, chất chống mồ hôi có thể gây khó chịu và kích ứng vùng kín.
Trường hợp quá khó chịu, mọi người có thể cân nhắc cắt tỉa hoặc tẩy lông để giảm ra mồ hôi.
Một trong những biện pháp ngăn ngừa ra mồ hôi vùng kín đơn giản và hiệu quả nhất là sử dụng đồ lót thoáng khí. Alyssa Dweck, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ phụ khoa tại Westchester, New York cho biết, cotton là sự lựa chọn tuyệt vời do chất liệu này dễ thấm hút mồ hôi. Đồng thời, hãy duy trì thói quen thay quần áo ướt mồ hôi càng sớm càng tốt sau khi bạn tập luyện nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Trong trường hợp quá khó chịu, mọi người có thể cân nhắc cắt tỉa hoặc tẩy lông để giảm ra mồ hôi. Trước khi thực hiện, hãy lưu ý kỹ vì vùng da trên âm hộ rất nhạy cảm và dễ bị thâm.
Nhung Mai
Thuốc hạ huyết áp từ thực phẩm thiên nhiên Theo thông kê cư 3 ngươi trương thanh thi co 1 ngươi bi tăng huyêt ap (THA) va co nguy cơ găp cac vân đê vê tim mach. Theo thông kê cư 3 ngươi trương thành thi co 1 ngươi bi tăng huyêt ap (THA) va co nguy cơ găp cac vân đê vê tim mach. Theo cac chuyên gia dinh dương khi...