Mối liên hệ giữa tan băng với sự phát tán virus nguy hiểm ở Bắc Cực
Băng tại Bắc Cực tan nhanh do Trái Đất ấm lên vốn đang đẩy nhiều loài động vật, trong đó có gấu Bắc Cực, vào chỗ chết hoặc phải thích nghi với môi trường sống mới.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo tình trạng này còn có nguy cơ khiến những động vật này đối mặt với nhiều bệnh nguy hiểm mới. Đây là nội dung trong nghiên cứu được công bố trên Scientific Reports ngày 7/11.
Băng tan tại Greenland. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nghiên cứu do nhà khoa học Tracey Goldstein tại Đại học California tiến hành trong 15 năm và phát hiện bằng chứng cho thấy virus sài sốt hải cẩu (PDV), từng giết chết hàng nghìn con hải cẩu nhỏ ở Bắc Đại Tây Dương năm 2002, có liên quan đến sự xuất hiện của virus này trong rái cá biển ở ngoài khơi Alaska năm 2004.
Nghi phạm chính được cho là do diện tích băng Bắc Cực giảm làm thay đổi cơ bản môi trường sống cho cả động vật và con người. Theo nghiên cứu, những thay đổi môi trường không những ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và hành vi của động vật mà còn khiến chúng phải tiếp xúc với nhiều mầm bệnh mới.
Video đang HOT
Tình trạng băng tan mở đường cho các loài động vật cùng những bệnh truyền nhiễm xâm nhập Bắc Cực. Bên cạnh đó, động vật và cả bệnh tật có thể di chuyển hoặc phát tán qua những kênh đào mới mở dọc miền Bắc nước Nga và Canada.
Nghiên cứu cho rằng PDV lây lan khắp Bắc Thái Bình Dương lên tới đỉnh điểm vào các năm 2003 và 2009 sau khi diện tích băng Bắc cực thu hẹp. Tác giả nghiên cứu kết luận các tuyến hàng hải qua Bắc cực cùng với số trường hợp nhiễm PDV gia tăng cho thấy thực trạng các mầm bệnh xâm nhập vào loài thú biển giữa Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương đã trở nên phổ biến hơn.
Nguyễn Hằng
Theo baotintuc.vn
Khám phá tàu phá băng chiến đấu đầu tiên của Nga
Lễ hạ thủy tàu phá băng Ivan Papanin mới đây tại thành phố St. Petersburg (Nga) đã đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của một con tàu phá băng chiến đấu độc đáo trong lịch sử nước Nga.
Sau khi được đưa vào hoạt động, con tàu này sẽ giúp Moscow bảo vệ lợi ích quốc gia tại Bắc Cực.
Độc nhất vô nhị
Vừa qua, tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St. Petersburg đã diễn ra lễ hạ thủy tàu phá băng Ivan Papanin-con tàu đầu tiên thuộc Đề án 23550. Đây cũng là con tàu phá băng chiến đấu đầu tiên của Hải quân Nga.
Tàu phá băng chiến đấu Ivan Papanin được đặt theo tên một nhà thám hiểm Bắc Cực của Liên Xô. Phòng Thiết kế hàng hải trung ương Almaz (thuộc Tập đoàn Đóng tàu thống nhất của Nga) là đơn vị chịu trách nhiệm phát triển con tàu này. Tháng 4-2017, tàu phá băng Ivan Papanin được khởi đóng ở Nhà máy đóng tàu Admiralty. Dự kiến, Hải quân Nga sẽ tiếp nhận con tàu này vào năm 2023.
Tàu phá băng Ivan Papanin. Ảnh: Gazeta.
Theo ông Georgy Poltavchenko, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Đóng tàu thống nhất, Ivan Papanin là một con tàu đa nhiệm độc đáo. Ông Georgy Poltavchenko giải thích: "Ivan Papanin có thể giải quyết vô số nhiệm vụ khác nhau. Nhờ thiết kế độc đáo, Ivan Papanin có thể hoạt động ở khu vực Bắc Cực một cách hiệu quả nhất". Về phần mình, ông Boris Leykis, nhà thiết kế chính của Đề án 23550 cho rằng sự độc đáo của Ivan Papanin nằm ở chỗ không có phiên bản tương tự con tàu này trên thế giới. Ngoài Nga, chưa một quốc gia nào thiết kế và chế tạo những con tàu như vậy. Ivan Papanin là một tàu chiến thực sự, đáp ứng mọi yêu cầu của Hải quân Nga, đồng thời cũng sở hữu tất cả các tính năng và thiết bị cần thiết của một tàu phá băng. Nhờ đó, Ivan Papanin có thể đi đến nơi mà các tàu chiến thông thường không thể vào. Được trang bị hệ thống pháo và tên lửa phòng không di động, Ivan Papanin có thể tấn công các mục tiêu trên biển, ven biển và trên không để bảo vệ biên giới biển của Nga tại Bắc Cực.
Ngoài vai trò là tàu phá băng với khả năng vượt qua lớp băng dày tới 1,5m, Ivan Papanin còn thực hiện nhiệm vụ của tàu tuần tra và tàu kéo. Con tàu này sẽ được triển khai để bảo vệ và giám sát tài nguyên nước trong điều kiện thời tiết băng giá khắc nghiệt, kéo các tàu bị bắt giữ đến cảng, hộ tống các tàu hỗ trợ, tham gia các hoạt động cứu hộ và vận chuyển hàng hóa đặc biệt. Với lượng giãn nước 8.500 tấn, dài gần 110m, rộng khoảng 20m, tốc độ tối đa 16 hải lý/giờ,Ivan Papanincó khả năng hoạt động liên tục trên biển trong 60 ngày. Ông Georgy Poltavchenko cũng nhấn mạnh, không có loại tàu phá băng nào trên thế giới tương đồng với Ivan Papanin về đặc tính kỹ thuật. Tạp chíSterncủa Đức gọi tau phá băng chiến đấu Ivan Papaninlà "quả đấm thép" của hạm đội tàu pha băng Nga. Dự kiến, Hai quân Nga se co hai "qua đâm thép" như vây.
Bảo vệ lợi ích quốc gia
Việc hạ thủy tàu phá băng chiến đấu Ivan Papanin diễn ra trong bối cảnh Nga đang gia tăng ảnh hưởng của mình tại Bắc Cực. Ông Georgy Poltavchenko nhận định, trong tương lai, tàu phá băng chiến đấu Ivan Papanin sẽ bảo đảman ninh cho tuyến đường biển phía Bắc, tuyến ngắn nhất từ châu Á đến châu Âu và là dự án kinh tế trung tâm của Nga ở Bắc Cực.
Các yếu tố như có vị trí chiến lược, sở hữu trữ lượng khoáng sản lớn và tuyến đường hàng hải thuận lợi đã khiến Bắc Cực trở nên hấp dẫn trong mắt nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, nhiệt độ Trái Đất tăng nhanh, những khối băng khổng lồ ở Bắc Cực bắt đầu tan, khiến các quốc gia trên thế giới hy vọng về việc hình thành những tuyến hàng hải mới cũng như khả năng tiếp cận đáy biển, khai thác tài nguyên thiên nhiên Bắc Cực. Khi những tuyến hàng hải qua Bắc Cực được hình thành, người ta cho rằng các tuyến giao thông này sẽ giúp rút ngắn đáng kể cự ly và thời gian vận chuyển so với các tuyến vận tải trên biển hiện nay.
TheoRIA Novosti,các chuyên gia nhận định, có 3 lý do khiến Nga tăng cường sự hiện diện quân sự tại Bắc Cực.Thứ nhất,Nga muốn đạt được quyền kiểm soát tuyến đường biển phía Bắc như một tuyến giao thông vận tải đường thủy quan trọng nhất.Thứ hai, Nga muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên của mình trong Bắc Băng Dương, gồm dầu và khí đốt.Thứ ba, vùng nước của Bắc Băng Dương là một khu vực khá phức tạp đối với Nga về khía cạnh an ninh.Biên giới kéo dài của Nga ở phía Bắc sẽ khiến Nga dễ bị tổn thương trước sự gây hấn từ hướng này.
Do đó, hiện nay Nga coi việc tăng cường sự hiện diện tại Bắc Cực là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia ở vùng đất lạnh giá này.
Theo Lâm Anh/Quân đội nhân dân
Sự suy yếu tạm thời của IS và nỗi lo lâu dài về cuộc chiến chống khủng bố Cái chết của thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) Abu Bakr al-Baghdadi hồi cuối tháng 10 không đánh dấu sự kết thúc của IS, cũng như các nỗ lực quân sự của Mỹ và các quốc gia đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố trên thế giới và hơn thế nữa. Bước ngoặt cho cuộc chiến chung...