Mời đặt câu hỏi cho toạ đàm trực tuyến: Những thí sinh nào nên đổi nguyện vọng?
Những thí sinh nào nên đổi nguyện vọng? Nếu cần đổi nguyện vọng, làm thế nào để vừa chọn được ngành học, trường học yêu thích vừa có khả năng trúng tuyển cao.
Ảnh minh hoạ
Lúc 9 giờ ngày 19-8, trong khuôn khổ chương trình “Đưa trường học đến thí sinh” lần thứ 20 – năm 2021, Báo Người Lao Động sẽ tổ chức talk show với chủ đề “Những thí sinh nào nên đổi nguyện vọng?
Chương trình có sự tham dự của các chuyên gia tuyển sinh và hướng nghiệp:
-TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng Ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP HCM;
Video đang HOT
-TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM;
-TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP HCM;
-Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng Phòng Tuyển sinh và Phát triển Thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP HCM.
Tham gia chương trình, thí sinh được tư vấn cho các em thí sinh cách thức thay đổi nguyện vọng để vừa chọn được ngành học, trường học yêu thích vừa có khả năng trúng tuyển cao.
Theo lịch trình tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trước 17 giờ ngày 28-8, các trường sẽ công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Từ ngày 29-8 đến 17 giờ ngày 5-9, các trường thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Chương trình được tường thuật trên Báo Người Lao Động và các phương tiện xuất bản khác của Báo Người Lao Động. Thí sinh quan tâm có thể đặt câu hỏi ở form đặt câu hỏi phía dưới để được tư vấn, giải đáp
Xét tuyển lớp 10 bộc lộ nhiều hạn chế
Sau khi Báo Người Lao Động có bài viết "Xét học bạ: Điểm chuẩn lớp 10 tăng vọt", rất nhiều phụ huynh gửi ý kiến bày tỏ liệu còn một phương án sàng lọc nào sau xét tuyển để những học sinh (HS) có năng lực thực chất không bị trượt oan.
Hơn 10.000 học sinh đạt từ 26 điểm trở lên
Dựa vào dữ liệu điểm xét tuyển lớp 10 mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM công bố, có thể thấy phổ điểm trung bình xét tuyển rất cao. Theo các chuyên gia tuyển sinh, đây là điều có thể dự báo trước.
Nguyên nhân do ở lớp 9, việc kiểm tra định kỳ do các trường THCS và Phòng GD-ĐT tự ra đề, chấm thi. Nếu trường nào chấm thoáng, theo hướng nâng đỡ cho HS thì điểm sẽ cao. Ngược lại, những trường siết ra đề và chấm thi, điểm của HS phản ánh đúng thực chất năng lực học tập.
Điều này dẫn đến việc những HS khu vực ngoại thành hoặc những trường THCS ít tên tuổi có điểm học bạ cao chót vót, trong khi những HS ở trường nội thành, có chất lượng giáo dục vượt trội lại có điểm học bạ vừa phải. Khi xét tuyển lớp 10 bằng phương án học bạ, những HS điểm cao sẽ có nhiều thuận lợi bất kể có phải do năng lực thực học hay không?
Theo ông Trương Quốc Hưng, Hiệu trưởng Trường THCS Đức Trí (quận 1), điểm chuẩn lớp 10 sẽ cao vì ước tính những HS điểm trung bình xét tuyển từ 26,5 điểm trở lên đã có gần 6.000 em. Trong số này, gần 2.000 em sẽ vào các trường chuyên. Còn lại, các trường tốp đầu còn khoảng hơn 3.000 chỉ tiêu thì từ đó có thể dự đoán được khả năng điểm chuẩn.
Học sinh TPHCM trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2020 - Ảnh: TẤN THẠNH
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, với mức điểm từ 26 trở lên đã có 10.720 em đạt, chiếm 13% tổng số HS tham gia xét tuyển. "Điểm xét tuyển năm nay của các trường THPT dự đoán sẽ ở mức cao hơn so với năm 2020 (nếu quy đổi điểm). Ví dụ Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền có điểm xét tuyển lớp 10 năm 2020 cao nhất là 41 điểm thì trong phổ điểm các môn xét tuyển năm 2021 cho thấy số HS có tổng điểm tương tự khoảng 25.000 HS, chiếm đến gần 1/3 tổng số HS lớp 9 của TP. Điều này có nghĩa là điểm tổng kết môn học đã được cho cao hơn, so với điểm nếu có tổ chức kỳ thi" - ông Nghĩa nói.
Bảo đảm công bằng trong xét tuyển
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, do nhiều HS điểm cao nên độ phân cách điểm cũng thấp hơn, nhiều HS có cùng mức điểm với nhau sẽ gây khó khăn khi xét tuyển, điểm cách biệt giữa các mức điểm xét tuyển năm nay chỉ là 0,1. Ví dụ 10 trường THPT tốp đầu của TP có tổng chỉ tiêu xét tuyển khoảng 6.000, một cách cơ học nếu lấy điểm từ cao xuống thấp thì phải tuyển gần 6.500 HS do điểm bằng nhau. Trong thực tế tình trạng này chắc không xảy ra do việc xét tuyển còn căn cứ trên thứ tự nguyện vọng (NV) mà HS đã đăng ký.
Từ dữ liệu điểm, điểm có nguy cơ rớt, không đậu vào trường nào năm nay là ở mức 18,5 điểm. Do còn xét theo NV nên có thể một số HS điểm cao hơn mức này nhưng vẫn rớt, ngược lại thấp hơn nhưng vẫn đậu. Điều đó để thấy rằng vì sao theo Luật Giáo dục thì không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THCS nhưng rất nhiều địa phương đều phải tổ chức kỳ thi tuyển vào lớp 10 công lập. TS Nguyễn Đức Nghĩa nhận định vấn đề đánh giá đo lường thực chất kết quả học tập trong giáo dục phổ thông là một vấn đề lớn, bộc lộ qua việc xét tuyển vào lớp 10 THPT công lập và kỳ thi tốt nghiệp THPT, quả là một thách thức cho yêu cầu của bộ trưởng Bộ GD-ĐT là học thật, thi thật, nhân tài thật.
Một cán bộ Sở GD-ĐT TP HCM cho hay khi xét tuyển, điểm chuẩn từng trường THPT sẽ căn cứ vào số HS đăng ký NV1 vào trường đó, sau đó là điểm xét tuyển của những HS đăng ký vào trường và lấy từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Chính vì căn cứ vào đăng ký NV 1, 2, 3 nên sẽ hạn chế trường hợp những HS dù điểm học bạ cao nhưng không phải là năng lực học thật sự. Hơn nữa việc đăng ký NV lâu nay ở các trường THCS được thực hiện rất tốt, dựa trên năng lực thật sự của HS. Khó có chuyện HS đăng ký NV cho có.
Trước ý kiến liệu có cần thêm một phương án sàng lọc sau xét tuyển để tránh tình trạng HS ngồi nhầm trường, bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1), cho rằng nếu có tình trạng đó cũng buộc các trường phải chấp nhận. Trước mắt vẫn cho HS đăng ký học theo phân ban, sau đó tùy theo năng lực học thực tế của mỗi em để có kế hoạch sắp xếp phụ đạo.
Điểm chuẩn ĐH Y Hà Nội 2021: Thí sinh đạt 28,25 điểm khối B00 có thể mạnh dạn đăng ký vào Y đa khoa Đó là khẳng định của GS.TS Nguyễn Hữu Tú - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội xung quanh vấn đề thay đổi nguyện vọng cũng như dự kiến điểm chuẩn ĐH Y Hà Nội năm 2021. Cũng theo thông tin từ GS.TS Nguyễn Hữu Tú thì hiện tại, nhà trường đã có dữ liệu cơ bản điểm thi của thí sinh...