Mỗi dân tộc, mỗi con người đều phải cố “thuần hóa” phần thú tính hung dữ
Nhà trường là một thực thể chịu chi phối của ý thức xã hội rất sâu sắc. Mọi mâu thuẫn xã hội đều có thể tác động tới nhà trường dù là trực tiếp hay gián tiếp, “bùng nổ” hay “âm ỉ”.
Nhà trường là một thực thể chịu chi phối của ý thức xã hội rất sâu sắc. Mọi mâu thuẫn xã hội đều có thể tác động tới nhà trường dù là trực tiếp hay gián tiếp, “bùng nổ” hay “âm ỉ”. Ảnh minh họa: tienphong
LTS: Chuyện bạo lực trong trường học đang là tâm điểm dư luận xã hội nhiều ngày qua. Để “giải phẩu” thẳng thắn tình trạng này, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với PGS. TS. Nguyễn Thị Ngân Hoa – Hiệu trưởng Trường Tiểu học & Trung học cơ sở Victoria Thăng Long. Mời quý độc giả theo dõi và góp bàn thêm.
Trẻ con dễ hấp thụ căn bệnh xã hội nhưng thiếu sức đề kháng
Dư luận đang cho rằng tình trạng bạo lực trong các trường học Việt Nam có xu hướng “bùng nổ”. Bà có thể bình luận gì về thực trạng và nguyên nhân của vấn đề này?
Tôi thấy dấu hiệu tích cực nhất trong vấn đề bạo lực học đường này là các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ và các tổ chức xã hội đã dành sự quan tâm đáng phải có, chứ không còn thờ ơ coi là chuyện bạn bè đánh nhau tầm phào.
Chúng ta đã cố gắng để giải phẫu nó và không bằng lòng với hướng giải quyết bên ngoài: đuổi học thủ phạm trực tiếp gây ra bạo lực và trả lại sự yên ổn giả tạo cho nhà trường sau tổn thương nghiêm trọng của rất nhiều học sinh tham gia, cũng như chứng kiến sự việc này. Cần một cách xử lý “có giáo dục” hơn cho tất cả.
Bạo lực học đường vốn dĩ không phải là vấn đề mới, nó đã tồn tại cùng với sự ra đời của môi trường học đường trong mọi thời đại. Có điều, sự chú ý về vấn đề này của gia đình, nhà trường và các tổ chức có trách nhiệm đến thực trạng này có sự thay đổi cùng với sự tiến bộ và nhận thức xã hội.
Nguyên nhân của vấn đề này cũng như mọi hiện tượng bạo lực khác, nếu đã có xu hướng gia tăng, lan tràn và khó kiểm soát, gây tổn thương nghiêm trọng đến mỗi con người, tạo ra bất ổn trong cộng đồng, đều bắt đầu từ những xung đột không thể giải quyết dù tức thời hay đã tiềm tàng như những triệu chứng nguy hại giữa các thực thể trong cộng đồng đó.
Bà vừa gợi ý rằng: “cần một cách xử lý ‘có giáo dục’ hơn cho tất cả”. Bà có thể nói cụ thể hơn về cách xử lý này như thế nào?
Mỗi người làm giáo dục hay các bậc cha mẹ cần hiểu biết hơn về học trò và con mình, trong các mối quan hệ gần nhất và trong bối cảnh xã hội.
Sự hiểu biết ấy sẽ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề theo đúng những giá trị nhân văn vì con người, chứ không phải để xoa dịu dư luận hay đối phó giả tạo. Vì ai trong chúng ta cũng là kẻ cần phải “tự giáo dục” không ngừng nghỉ để làm người.
Đuổi học hay lên án một đứa trẻ trong cuộc ẩu đả không khó, mà cùng chúng sửa lỗi của cả thầy và trò, bố mẹ và con cái thì khó hơn.
Chuyện bạo lực học đường như chúng ta đang thấy, liệu có liên quan đến những ẩn ức xã hội dồn nén?
Nhà trường là một thực thể chịu chi phối của ý thức xã hội rất sâu sắc. Mọi mâu thuẫn xã hội đều có thể tác động tới nhà trường dù là trực tiếp hay gián tiếp, “bùng nổ” hay “âm ỉ”.
Video đang HOT
Xung đột dân tộc, xung đột sắc tộc, kỳ thị chủng tộc, kỳ thị giới tính, kỳ thị đẳng cấp mà dễ nhận thấy nhất là phân biệt giàu nghèo, rồi kỳ thị kẻ yếu, tôn vinh kẻ mạnh, đầu cơ tình cảm giữa thầy và trò từ phía gia đình, v…v… Tất cả đều dẫn đến những mâu thuẫn trực tiếp hay ngấm ngầm nuôi dưỡng bạo lực.
Nhà trường không phải là một ngoại lệ. Xã hội của loài người về điểm này dường như chưa được cải tạo, chưa được “thuần hóa” nhiều lắm, nhiều khi còn trầm trọng hơn trong tự nhiên: xu hướng kẻ mạnh bắt nạt và ức hiếp kẻ yếu, đắc thắng vì sự tàn bạo của mình. Căn bệnh này dễ lây lan đến nỗi nhiều khi tạo ra cả những ảo tưởng tinh thần cho cả một quốc gia, một chính thể.
Trẻ con, học sinh, ít trải nghiệm và trong sáng nhất, hại thay lại là những đối tượng dễ hấp thụ những căn bệnh đó hơn cả vì thiếu sức đề kháng. Một học sinh được thầy cô luôn nêu lên làm hình mẫu, luôn được khen ngợi, học trò “ưu tú” của nhà trường hoàn toàn có thể là một đối tượng bị thù ghét trong mắt các học sinh yếu thế, kém cỏi hơn (theo chuẩn mực của nhà trường).
Tuổi dậy thì, khi trẻ bắt đầu ý thức khẳng định cái tôi, cũng là lúc cái tôi nổi loạn và dễ bị bùng phát những cảm xúc tiêu cực với gia đình, thầy cô, bạn bè.
Trẻ cần được giáo dục cách chung sống trước tiên, sau đó là tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác, biết điều chỉnh cảm xúc để có thể tự chủ hơn trong các tình huống và cũng cần biết phòng vệ trước những nguy cơ…
Những điều này, các bậc cha mẹ phải chú ý đến đầu tiên để giúp con mình.
Nhà trường cần đưa những vấn đề này vào chương trình giáo dục và thầy cô cần ý thức được trách nhiệm của mình để giúp đỡ đứa trẻ.
“Chân lý thuộc về kẻ mạnh” sẽ dẫn đến bạo lực ở mọi nơi
Xem ra chuyện bạo lực học đường không còn chỉ là vấn đề của nhà trường nữa. Bà có biết, tại sao vấn đề này lại bùng nổ dữ dội tại Việt Nam?
Chúng ta hẳn không quên vụ xả súng của một nam sinh tại trường Santa Fe High School năm 2018 (Texas, Mỹ) làm hơn 10 học sinh chết.
Cũng tương tự, vụ xả súng thảm khốc tại Porland, Florida trong cùng năm làm chúng ta choáng váng vì sự tàn bạo trong học đường. Những học sinh còn chưa đến tuổi thành niên…
Bạo lực học đường là nỗi ám ảnh không của riêng một đất nước nào, không chỉ của các nước kém phát triển, mà ngay cả ở các nước có nền dân chủ lâu đời và được khẳng định là nền giáo dục hiện đại, tôn vinh những giá trị nhân văn.
Những gì thầy cô cố gắng thể hiện ra trên bục giảng, trong các cuộc hội thảo, các chương trình giáo dục của nhà trường trở nên thảm hại biết bao trước thực trạng khốc liệt đó?
Nói như vậy, không phải để ngụy biên, mà để cảnh báo rằng Việt Nam không nằm ngoài vùng biên của những xung đột xã hội bùng phát hay âm ỉ góp phần gây ra cuộc bạo loạn nơi sân trường lớp học của các nam sinh, nữ sinh tuổi dậy thì.
Ở Pháp, vấn đề này bùng nổ vào những năm 70 của thế kỷ trước và có tới 40 % học sinh là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp và 28 % là hung thủ với bạn của mình.
1/3 học sinh của Đức phải đối mặt với tình trạng bắt nạt học đường và tình trạng trầm trọng không kém cũng diễn ra ở Nhật Bản, một trong những nguyên nhân dẫn đến đến việc có tới 30 % người tự tử từ 19 tuổi trở xuống.
Bà có dự báo gì về tình trạng lệch chuẩn trong hệ thống giáo dục của chúng ta hiện nay? Cái gốc của tình trạng này có thể giải phẫu ra như thế nào?
Chúng ta đã che giấu hoặc phớt lờ đi, hoặc là không nhận diện ra, hoặc là chỉ ý thức mù mờ về tình trạng này từ rất lâu.
Thực ra, tôi đã chứng kiến những hiện tượng này hàng chục năm nay.
Từ khi tôi còn là một nữ sinh trường làng, các bạn nữ thường xuyên bị các bạn nam chặn đường đánh, chúng bức xúc với việc ở lớp các bạn nữ luôn được khen vì ngoan và giỏi hơn, vì chúng bị mách tội với thầy cô và bị phạt tại lớp học. Nhưng chỉ ra khỏi cánh cổng trường là bọn con trai đã kéo bè để đánh lũ con gái – “những kẻ mách lẻo”.
Tôi cũng không phải ngoại lệ! Tôi thường xuyên bị đấm, đá bởi chính các bạn học cùng lớp hoặc khác lớp của mình. Cuộc ẩu đả diễn ra không khốc liệt bằng bây giờ nhưng chúng tôi cũng không ít tổn thương. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, cuộc khủng hoảng cũng qua đi. Tôi cũng học được cách đánh trả bọn con trai hồi đó và tôi nhận ra sau đó chúng không dám đánh tôi nữa. Bài học không dễ chịu gì!
Tôi cũng phải đối mặt với tình trạng bắt nạt nguội, bạo hành tinh thần liên quan đến các học trò, đồng thời là bạn học của con gái mình khi các cháu học trung học cơ sở.
Có mẹ là một giáo viên trong trường không phải là điều may mắn với các con tôi trong một số thời điểm. Cháu bị các bạn kỳ thị vì là con của cô giáo, bị nghi ngờ rằng thành tích ấy là do mối quan hệ của mẹ đem lại, bị mặc cảm vì bạn bè chê bai vẻ bên ngoài của nó.
Tôi cũng bị đổ vỡ và khủng hoảng khi con tôi vừa khóc vừa gào thét rằng, tôi chẳng giúp gì được nó và những gì tôi dạy cho nó về việc cần sống thật với mình, giản dị và khiêm tốn chỉ khiến nó bị bạn bè chê cười và trở thành trò đùa cho các bạn.
Điều đó xảy ra trong chính ngôi trường tôi đã dạy và lúc ấy, tôi vẫn tưởng mình đã tạo ra một môi trường tốt cho các học trò và con mình. Tôi cũng ảo tưởng như tất cả các đồng nghiệp của mình, cho đến khi con gái tôi khóc nức nở và nói rằng: Tôi chẳng giúp được gì nó cả.
Bắt nạt kẻ khác theo mọi cách nào đó, dường như đó là bản năng của giống loài chúng ta, loài người. Nhất là khi chúng ta cảm thấy mình bị áp bức, bị thua thiệt, khi những bất bình đẳng phần lớn được giải quyết theo cách: chân lý thuộc về kẻ mạnh. Nó sẽ dẫn đến bạo lực ở mọi nơi, học đường chỉ là một ví dụ thôi.
Và chúng ta cần phải tiếp tục tự “thuần hóa” mình trước khi giáo dục lũ trẻ, để nhân tính không bị bóp chết ngay trước mắt chúng ta như con chim sẻ trong bàn tay của một đứa trẻ mà Tonny Morison nói đến.
Về mặt nào đó, chúng ta là một nhân loại vẫn chưa thể trưởng thành dù đã có nỗ lực ít nhiều trong hành trình hàng ngàn năm. Mỗi dân tộc, mỗi con người đều phải cố “thuần hóa” phần thú tính hung dữ đó. Và may mắn cho dân tộc nào “thuần hóa” được cộng đồng của mình.
Khi còn là một học sinh, bà đã từng bị bắt nạt, vậy đã có khi nào bà bắt nạt bạn mình chưa?
(Cười): Tôi đã từng ước mình có thể bắt nạt ai đó. Tuy nhiên, khi đi học, tôi mới chỉ là một đứa trẻ tự vệ theo cách tiêu cực và chính đáng: tôi đánh lại bọn con trai và cả những nữ sinh gây sự với mình. Sau đó chúng tôi bị thầy cô phạt và bố mẹ đánh đòn tiếp.
Tóm lại là chúng tôi – bao gồm cả những học sinh ưu tú hồi ấy (những năm 80), may mắn thay, chúng tôi đã ẩu đả trên đường tới trường nhưng đã thoát hiểm được và đến giờ vẫn có thể là những người bạn của nhau. Tuy nhiên, có một số người đã hoàn toàn đi chệch chuẩn: trở thành tội phạm, sa lưới pháp luật hoặc chưa sa lưới mà thôi. Chúng ta không đứng ngoài mọi vấn đề được.
Bà có nghĩ rằng, cùng với sự phát triển của truyền thông, sự việc bạo lực học đường đang bị làm quá lên?
Tôi lại cho rằng mạng xã hội và truyền thông đã giúp chúng ta không thể phớt lờ, giả đò trước những gì đang diễn ra từ lâu.
Chúng ta cần phải có ý thức trách nhiệm hơn với chính mình và với con trẻ.
Xin cảm ơn bà vì cuộc “giải phẫu” thẳng thắn vấn đề bạo lực trong các trường học.
Sơn Vương
Theo vietnamnet
Giao giáo dục cho người làm giáo dục
Câu chuyện lùm xùm giữa Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi Trần Minh Điệp với Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đoàn Dụng, một lần nữa cho thấy bất cập của công tác quản lý Nhà nước trong ngành Giáo dục.
Trong kỳ thi viên chức ngành Giáo dục huyện Trà Bồng năm 2018, ông Điệp nhận được tin nhắn của ông Dụng "gửi gắm" một thí sinh. Ông Điệp đã từ chối. Sau vụ "gửi gắm" không thành, Sở Nội vụ chỉ đạo thanh tra hội đồng thi huyện Trà Bồng và bản thân ông Dụng có công văn yêu cầu xử lý kỷ luật từ hình thức giáng chức đến cách chức, không bố trí công tác khác liên quan đến lĩnh vực giáo dục đối với ông Điệp. Ngày 20/12/2018, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Điệp, thuyên chuyển qua làm phó Ban Tuyên giáo Huyện ủy Trà Bồng. Được biết ông Điệp là cán bộ công tác lâu năm và có kinh nghiệm trong ngành giáo dục.
Câu chuyện cho thấy công tác quản lý nhân sự giáo dục cấp huyện hoàn toàn không do ngành giáo dục quyết định. Vai trò của ngành nội vụ và địa phương trong trường hợp này là rất lớn. Cũng vì ngành giáo dục không có thẩm quyền quyết định nhân sự nên đã xảy ra nhiều trường hợp dở cười dở khóc. Một trưởng phòng GD&ĐT huyện đang làm tốt công việc, được đồng nghiệp, giáo viên tín nhiệm thì đùng một cái nhận được quyết định về làm bí thư xã. Còn bí thư xã thì về làm trưởng phòng giáo dục huyện. Hệ quả là ngành Giáo dục sẽ như thế nào có lẽ ai cũng biết!
Qua câu chuyện bố trí cán bộ giáo dục cũng cho thấy nhiều địa phương còn coi nhẹ công tác giáo dục hoặc không hiểu biết về tính đặc thù của công tác giáo dục. Đã có địa phương không ngần ngại điều các giáo viên nữ bỏ tiết dạy để đi tiếp khách của huyện trong một buổi liên hoan. Đã có không ít địa phương sau khi bố trí cán bộ còn thừa bèn phân về làm giáo dục. Với những vị cán bộ lãnh đạo giáo dục thiếu chuyên môn nghiệp vụ, không đảm bảo về đạo đức đã "nổ" ra những câu chuyện không hay, không đẹp, thậm chí làm hoen ố và xúc phạm những người làm giáo dục chân chính.
Nhưng đáng lo ngại hơn, chính những cán bộ "tay ngang" về làm giáo dục đã đưa ra những chủ trương đi ngược lại với nỗ lực của toàn ngành Giáo dục. Nó làm cho những thành tựu xây dựng trong nhiều năm có thể phá sản trong phút chốc. Nó làm cho nhà trường quay như chong chóng vì những chủ trương thay đổi xoành xoạch. Chẳng hạn, trong khi ngành Giáo dục ban hành nhiều chỉ thị cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường thì có địa phương ra văn bản cho dạy thêm, học thêm "tự nguyện" để lách luật; trong khi Chính phủ đã thống nhất miễn phí tới bậc THCS thì có thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu mở rộng "nâng cao mức tự chủ tài chính" trong các trường công lập...
Theo nhà giáo dục John Dewey (1859 - 1952, Mỹ), thoạt nhìn người ta thấy giáo dục là một công việc chung của nhiều người. Nhưng cũng cần nhớ rằng giáo dục chính là bệ phóng để phát triển đất nước. Để chỉ ra con đường sớm đưa những học sinh hôm nay trở thành người thiết kế của xã hội tương lai thì đây là công việc hoàn toàn thuộc về chuyên môn của các chuyên gia giáo dục.
Các nhà giáo nhấn mạnh GD&ĐT là lĩnh vực hoạt động mang tính đặc thù. Vì vậy, việc quản lý các hoạt động cũng cần chú ý đến yếu tố đặc thù, từ nhân sự, tài chính đến các nội dung khác. Có vậy ngành Giáo dục mới có thể phát huy được trách nhiệm, quyền tự chủ để thực hiện thành công Nghị quyết 29/NQ-TW và các nghị quyết khác của Đảng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của GD&ĐT.
Tại các buổi góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), nhiều cán bộ quản lý giáo dục đề xuất đã đến lúc cần sửa đổi Luật Giáo dục hiện hành theo hướng Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về giáo dục. Ngành Giáo dục là đầu mối chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác nhân sự, tài chính gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Các bộ, ngành khác theo chức năng chịu trách nhiệm giám sát để hoạt động giáo dục diễn ra một cách minh bạch, công khai, dân chủ.
Từ Nguyên Thạch
Sinh viên Mầm non nhận mình như "ôsin", "vú em" thì khó cải thiện chất lượng Có những sinh viên học ngành Giáo dục mầm non khi được hỏi thì tự định vị nghề của giống như "ô sin" hoặc "vú em". Cách nghĩ này thực sự chưa ổn, nếu đào tạo sư phạm mà chưa giúp sinh viên ý thức được vai trò của mình như một nhà giáo dục khó cải thiện chất lượng giáo dục. TS...