Mỗi cơ sở giáo dục thành lập một Hội đồng để lựa chọn sách giáo khoa
Việc lựa chọn sách giáo khoa sẽ được căn cứ trên 2 tiêu chí: Phù hợp với đặc điêm kinh tế – xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện tổ chức dạy, học tại cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo đó, Thông tư nêu rõ: Sách giáo khoa được lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phải thuộc danh mục đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt; mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp lựa chọn 1 đầu sách giáo khoa và việc lựa chọn sách giáo khoa phải bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Bộ sách giáo khoa lớp 1 “Cánh Diều” được giới thiệu chiều 17/12/2019.
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông do người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lựa chọn sách giáo khoa. Mỗi cơ sở giáo dục phổ thông thành lập 1 Hội đồng. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 Hội đồng.
Hội đồng bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giao viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông.
Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người, trong đó có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông có quy mô dưới 10 lớp, số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 7 người.
Người đã tham gia biên soạn sách giáo khoa hoăc tham gia thẩm định sách giáo khoa do các nhà xuất bản tổ chức, tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa và người làm việc ở các nhà xuất bản có sách giáo khoa không được tham gia Hội đồng.
Video đang HOT
Hội đồng này có nhiệm vụ lựa chọn sách giáo khoa theo quy định tại Thông tư và quy đinh cu thê tiêu chi lưa chon sach giao khoa cua Uy ban nhân dân tinh, thanh phô trưc thuôc trung ương. Đồng thời đề xuất danh muc sach giao khoa để sử dụng trong cơ sơ giao duc phổ thông với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông.
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, minh bạch. Cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký. Kết quả của mỗi cuộc họp Hội đồng được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên tham dự.
Thông tư cũng quy định rõ quy trình lựa chọn sách giáo khoa. Cụ thể: Tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá sách giáo khoa của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa. Giáo viên bỏ phiếu kín lựa chọn một đầu sách giáo khoa cho mỗi môn học thuộc phạm vi đánh giá, lựa chọn của tổ chuyên môn.
Tổ chuyên môn báo cáo Hội đồng danh mục sách giáo khoa được lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự số phiếu đồng ý lựa chọn từ cao xuống thấp. Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên trong tổ chuyên môn.
Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn theo các nguyên tắc quy định và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa. Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn sách giáo khoa. Sách giáo khoa được lựa chọn phải được trên 1/2 số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn.
Trường hợp sách giáo khoa không được trên 1/2 số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn, Hội đồng thảo luận, phân tích các sách giáo khoa với các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa và bỏ phiếu lựa chọn lại.
Sau lần bỏ phiếu thứ hai, nếu vẫn không được trên 1/2 số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn thì Hội đồng quyết định lựa chọn sách giáo khoa co sô phiêu đông y cao nhât trong danh muc sach giao khoa do tổ chuyên môn bao cao theo quy đinh. Hội đồng tổng hợp kết quả lưa chon sach giao khoa thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Uy viên tham dự.
Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định danh mục sách giáo khoa sử dụng trong cơ sơ giao duc phô thông. Đồng thời công bố công khai danh mục và niêm yết tại cơ sở giáo dục phổ thông trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất là 4 tháng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2020.
Theo laodongthudo
Phụ huynh được tham gia chọn sách giáo khoa
Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT), với nhiều nội dung đáng chú ý.
Đặc biệt, ngoài việc giáo viên "áp đảo" trong Hội đồng lựa chọn SGK, đại diện phía phụ huynh cũng được tham gia vào nhóm 11 người "đầy quyền lực".
Bộ sách giáo khoa lớp 1 của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Giáo viên "áp đảo" trong Hội đồng
Dự thảo nêu rõ, SGK được lựa chọn phải thuộc danh mục đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt; mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp lựa chọn 1 SGK. Việc lựa chọn SGK đảm bảo công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Tiêu chí lựa chọn SGK phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện tổ chức dạy học tại cơ sở GDPT. Hội đồng lựa chọn SGK do người đứng đầu cơ sở GDPT thành lập. Mỗi trường tiểu học, THCS, THPT thành lập 1 hội đồng. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 hội đồng.
Hội đồng lựa chọn SGK gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có SGK lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu 11 người, trong đó có ít nhất 2/3 tổ trưởng chuyên môn và giáo viên. Những người đã tham gia biên soạn, thẩm định SGK của các nhà xuất bản không được tham gia hội đồng lựa chọn SGK.
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, minh bạch. Cuộc họp của Hội đồng lựa chọn SGK được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký. SGK được lựa chọn phải được trên 50% số thành viên của hội đồng bỏ phiếu đồng ý. Dự thảo cũng nêu rõ, người đứng đầu cơ sở GDPT công bố công khai danh mục SGK được lựa chọn và niêm yết tại trường trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất 5 tháng.
Chỉ áp dụng tạm thời
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị xung quanh dự thảo Thông tư trên, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho hay, dự thảo Thông tư đã làm rõ vai trò của đội ngũ chuyên môn, đặc biệt là các Tổ bộ môn, Tổ chuyên môn. Đây sẽ là thành phần mang tính quyết định trong quá trình lựa chọn SGK, bởi họ có nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những nhận định, sau đó đề xuất lên Hội đồng, lãnh đạo nhà trường. "Việc quy định chỉ cần trên 50% số thành viên Hội đồng nhất trí là sách đã được lựa chọn cho thấy, vai trò vô cùng quan trọng của các tổ chuyên môn" - ông Thành nhấn mạnh.
Nói về câu chuyện sau ngày 1/7/2020 - Luật Giáo dục có hiệu lực, trong đó quy định UBND cấp tỉnh sẽ là đơn vị lựa chọn SGK cho địa phương mình (thay thế cơ sở giáo dục như hiện tại), ông Thành cho biết thêm: "Chúng tôi đã tính đến tình huống này. Có thể hiểu, bản dự thảo Thông tư nói trên sẽ giải quyết mang tính lâm thời, áp dụng cho đến khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực. Chúng tôi sẽ xây dựng một Thông tư khác theo hướng hủy bỏ Thông tư nói trên hoặc sửa đổi, bổ sung để phù hợp với quy định của luật".
Trước băn khoăn về việc khi Luật Giáo dục có hiệu lực, chính quyền cấp tỉnh sẽ là cơ quan lựa chọn SGK. Như vậy, có thể ảnh hưởng hoặc không đảm bảo tính chuyên môn hay không, ông Thành cho rằng: "Người dân hãy yên tâm, khi đó Bộ GD&ĐT sẽ là cơ quan ban hành văn bản hướng dẫn cách thức triển khai, do đó, sẽ không có sự xáo trộn lớn nào. Chúng tôi dự kiến sẽ xây dựng theo hướng Giám đốc các Sở GD&ĐT phải là Chủ tịch Hội đồng lựa chọn SGK".
Theo kinhtedothi
Lựa chọn sách giáo khoa: Băn khoăn... ai lựa chọn? Dự thảo Thông tư lựa chọn SGK đang được Bộ GD&ĐT xây dựng và dự kiến ban hành kịp thời gian để các địa phương tổ chức lựa chọn SGK đáp ứng yêu cầu năm học mới. Trong đó, không ít ý kiến còn băn khoăn về việc: Nên để thẩm quyền lựa chọn SGK cho ai, UBND cấp tỉnh, TP, hay giao...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Có gì bên trong "ly cà phê" giá 150 triệu đồng của hôn thê tỷ phú Amazon?
Thời trang
00:17:15 26/04/2025
Xôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếng
Tin nổi bật
00:12:35 26/04/2025
Vụ đường dây thuốc giả ở Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cửa hiệu bán thuốc giả
Pháp luật
00:01:37 26/04/2025
Clip hot: Sao nhí Vbiz mới 14 tuổi đã được ví như đại minh tinh, một lọn tóc bay cũng thành "mỹ cảnh nhân gian"
Hậu trường phim
23:55:41 25/04/2025
Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ
Thế giới
23:37:46 25/04/2025
HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?
Sao châu á
23:26:52 25/04/2025
Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"
Nhạc việt
23:07:12 25/04/2025
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"
Nhạc quốc tế
22:53:16 25/04/2025
Trương Ngọc Ánh 49 tuổi vẫn trẻ đẹp, Trần Lực tiết lộ về Lê Khanh
Sao việt
22:21:36 25/04/2025
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam
Đồ 2-tek
21:57:48 25/04/2025