Mới có hơn 70 cơ sở đào tạo chuyên ngành công tác xã hội
Đến nay, đã có hơn 70 trường đại học, cao đẳng và cơ sở dạy nghề có đào tạo chuyên ngành công tác xã hội.
Hệ thống này góp phần đào tạo và dạy nghề công tác xã hội cho khoảng 6.500 người mỗi năm.
Đại học Lao động xã hội cơ sở II có đào tạo ngành công tác xã hội (Ảnh: ldxh.edu.vn).
Ông Trần Cảnh Tùng, Trưởng phòng Công tác xã hội, Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, đến nay, đã có 55 trường đại học, cao đẳng và 21 cơ sở dạy nghề có đào tạo chuyên ngành công tác xã hội. Trong số này, có 4 trường đào tạo bậc thạc sĩ, 2 trường đào tạo bậc tiến sĩ công tác xã hội. Hằng năm, các cơ sở tổ chức trên đào tạo và dạy nghề cho khoảng 3.000 người, đào tạo công tác xã hội hệ vừa làm, vừa học cho khoảng 3.500 lượt chỉ tiêu/năm. Con số này đã tăng nhiều so với thời điểm năm 2010, khi mới chỉ có 1 đến 2 cơ sở đào tạo trung cấp công tác xã hội.
Đây là thông tin được ông Tùng chia sẻ tại hội thảo “Hoàn thiện chính sách, pháp luật công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp” diễn ra gần đây.
Cũng theo ông Tùng, hiện cả nước đã hình thành, phát triển được 425 cơ sở trợ giúp xã hội. Trong số này, có 195 cơ sở công lập, 230 cơ sở ngoài công lập.
Trên toàn quốc cũng đã hình thành mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại một số bệnh viện tuyến trung ương, tuyến huyện. Mô hình này cũng xuất hiện trong trường học, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ. Các tỉnh, thành phố thành lập mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội. Theo đó, có khoảng 235 nghìn người làm công tác xã hội, hơn 100 nghìn cộng tác viên giảm nghèo, phòng, chống tệ nạn xã hội, bảo vệ trẻ em và phát triển cộng đồng.
Cũng theo ông Tùng, trên toàn quốc, số người cần trợ giúp của các dịch vụ công tác xã hội rất lớn, hàng chục triệu người. Đó là các nhóm đối tượng gồm: Người nghèo, người cao tuổi; người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người nhiễm HIV, người nghiện ma tuý, người bán dâm, người bị bạo lực, bạo hành; người mắc tệ nạn xã hội…
Cụ thể như, với dân số 100 triệu người của nước ta, có 12% người cao tuổi, hơn 7% là người khuyết tật; 8% dân số thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Cùng với đó là gần 2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hơn 230 nghìn người nghiện; hàng trăm nghìn đối tượng bị xâm hại, bạo lực, bạo hành và hàng triệu người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, có các vấn đề trong cuộc sống.
Siết chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra các cơ sở đào tạo cử nhân luật
Bộ Tư pháp đang chủ trì thực hiện dự thảo Đề án "Các giải pháp tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật".
Đề án được xây dựng với mục đích đánh giá thực trạng đào tạo cử nhân luật của Việt Nam theo yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp; đề xuất các giải pháp tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật mang tính then chốt và toàn diện để khắc phục được những hạn chế, bất cập; làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung của Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó có Chiến lược cải cách tư pháp.
Đề án được xây dựng gồm 7 mục, đưa ra các tiêu chí cao hơn, mạnh dạn xây dựng các giải pháp có hiệu quả để tăng cường chất lượng đào tạo cử nhân luật. Điển hình là triển khai xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chuẩn chương trình đào tạo cử nhân nhóm ngành luật theo các quy định của khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định siết chặt chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, điều kiện đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, điều kiện thực hành, thực tập; tăng cường công tác dự báo và sớm công bố thông tin về nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu đào tạo.
Cà Mau chấn chỉnh các khoản thu không đúng trong các cơ sở giáo dục Từ sau khai giảng năm học mới đến nay, đã 2 lần lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau có công văn chỉ đạo chấn chỉnh các khoản thu không đúng quy định trong các cơ sở giáo dục tại địa phương. Trường THCS-THPT Tân Lộc xã hội hóa nhiều khoản thu không đúng, tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng....