Moderna thông báo cung cấp 1 tỷ liều vaccine cho các nước có thu nhập thấp
Ngày 8/10, hãng dược phẩm Moderna của Mỹ thông báo sẽ cung cấp thêm 1 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng này cho các nước có thu nhập thấp vào năm 2022, ngoài các liều đã cam kết đối với chương trình COVAX.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Moderna cho biết số lượng vaccine ngừa COVID-19 mà hãng định cung cấp cho các nước có thu nhập thấp là một phần trong số từ 2 – 3 tỷ liều dự kiến sẽ sản xuất vào năm 2022.
Cho đến nay, đã có trên 250 triệu người trên thế giới được tiêm vaccine của Moderna. Tuy nhiên, việc tiếp cận vaccine vẫn là một thách thức đối với nhiều nước.
Trước đó một ngày, Moderna thông báo đầu tư 500 triệu USD để xây dựng nhà máy ở châu Phi, có thể sản xuất 500 triệu liều vaccine theo công nghệ mRNA mỗi năm, trong đó có vaccine ngừa COVID-19. Tháng 5 vừa qua, Moderna cũng cam kết sẽ cung cấp 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho chương trình COVAX trong khoảng thời gian từ quý IV/2021 đến 2022.
Video đang HOT
* Cùng ngày, Anh cho biết sẽ tiêm bổ sung vaccine ngừa COVID-19 cho những người tham gia thử nghiệm lâm sàng các loại vaccine chưa được phê duyệt để họ có thể được đi du lịch.
Theo Bộ Y tế Anh, những người tham gia thử nghiệm các loại vaccine chưa được phê duyệt, trong đó có của Novavax và Valneva, chưa được phép đi lại tự do. Do đó, bộ này muốn những người được tiêm vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm, đặc biệt là vaccine của Novavax, có mức độ bảo vệ cao trong giai đoạn 3, có thể đi lại dựa trên loại vaccine họ đã tiêm.
Tuy nhiên, trong trường hợp các nước trên thế giới không công nhận, những người tham gia thử nghiệm vaccine sẽ được tiêm hai mũi vaccine của Pfizer/BioNTech nếu họ có nhu cầu đi du lịch.
Giới chức y tế Anh nêu rõ các biện pháp này nhằm cho phép những người tham gia thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 tại Anh có thể tự do ra nước ngoài. Nếu nhiều nước trên thế giới coi các tình nguyện viên của Anh đã tiêm chủng đầy đủ, biện pháp này sẽ không cần thiết.
Anh sẽ tiêm mũi bổ sung cho các tình nguyện viên bắt đầu vào tuần tới, với 15.000 người đã tiêm thử nghiệm vaccine của Novavax. Khoảng 21.000 người đã tiêm thử nghiệm vaccine chưa được phê duyệt.
* Cũng trong ngày 8/10, theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel thông báo sẽ ngừng cung cấp xét nghiệm nhanh COVID-19 miễn phí tại các quán bar, nhà hàng kể từ ngày 19/10 và giấy chứng nhận an toàn với COVID-19 sẽ được áp dụng đại trà kể từ ngày 1/11.
Nhằm đẩy nhanh việc đạt được miễn dịch cộng đồng, Bộ Y tế Luxembourg đang phát động một chiến dịch đặc biệt tại các trường trung học nơi tỷ lệ tiêm chủng đạt khoảng 55% tổng số học sinh. Trong một tuyên bố đưa ra vào tối 7/10, Bộ Giáo dục và Y tế Luxembourg cho biết 45% học sinh sẽ được tiêm trong năm học. Liều thứ nhất sẽ được tiêm trong thời gian từ 18 – 29/10 và liều thứ hai từ 15 – 29/11, với duy nhất loại vaccine của Pfizer/BioNTech.
Ở Luxembourg, việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho các phụ nữ mang thai vẫn được khuyến cáo từ tuần thứ 10 của thai kỳ. Từ nhiều tháng nay, cơ quan y tế Luxembourg đã theo dõi những bà mẹ đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trước và sau khi sinh con. Cho đến nay, không có bất kỳ tác dụng phụ nào được xác định.
Đến nay, Luxembourg đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 65,08% dân số. Mục tiêu mà nước này đặt ra để dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế phòng dịch là từ 80% – 85% tổng số người dân được tiêm phòng đầy đủ.
Châu Âu phê duyệt nhà máy của hãng dược Merck sản xuất vaccine của J&J
Ngày 7/10, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết cơ quan này đã phê duyệt cơ sở sản xuất của hãng dược Merck&Co Inc (Mỹ) tại thị trấn West Point, bang Pennsylvania, sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson&Johnson (J&J).
Vaccine ngừa COVID-19 Janssen của Hãng dược phẩm Mỹ Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN
Đầu năm nay, hãng dược Merck & Co đã đồng ý sản xuất vaccine của hãng đối thủ J&J, sau khi từ bỏ 2 loại vaccine của chính Merck & Co đang trong giai đoạn thử nghiệm. Chính phủ Mỹ khi đó đã kích hoạt Đạo luật sản xuất quốc phòng nhằm giúp cung cấp trang thiết bị cho 2 nhà máy của Merck để sản xuất vaccine của J&J.
Theo EMA, địa điểm sản xuất nói trên của Merck, sắp được đưa ngay vào hoạt động, sẽ hỗ trợ nguồn cung vaccine của hãng J&J trong toàn Liên minh châu Âu (EU).
Cùng ngày, WHO thông báo sẽ tái khởi động tiến trình phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga sau khi tiến trình này bị hoãn lại do các vấn đề liên quan đến thủ tục xin cấp phép.
WHO đã cấp phép sử dụng khẩn cấp một số vaccine ngừa COVID-19 gồm các vaccine của hãng Pfizer/BioNTech, Janssen, Moderna, Sinopharm, Sinovac và AstraZeneca. Tuy nhiên, đối với vaccine Sputnik V, tiến trình phê duyệt bị trì hoãn do thiếu một số thủ tục pháp lý.
Bà Mariangela Simao, Trợ lý Tổng giám đốc WHO về tiếp cận thuốc, vaccine và dược phẩm cho biết: "Trong các cuộc đàm phán với chính phủ Nga, vấn đề này sẽ được giải quyết. Khi nào thủ tục pháp lý được hoàn tất, chúng tôi sẽ có thể bắt đầu khởi động lại tiến trình phê duyệt".
Vaccine Sputnik V hiện đang được sử dụng ở nhiều nước, trong đó có Algeria, Argentina, Ấn Độ, Iran, Mexico, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Venezuela và ở Nga.
WHO công bố Chiến lược đạt mục tiêu tiêm phòng COVID-19 vào giữa năm 2022 Ngày 7/10, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã công bố một sáng kiến của WHO nhằm đạt mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 vào giữa năm 2022. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu tại...