Mobile Money thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện cho khách hàng và nhà mạng
Đại diện nhiều nhà mạng cho biết, nếu so với tổng doanh thu của nhà mạng thì Mobile Money đem lại doanh thu không cao, nhưng góp phần thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ và toàn diện nhất.
Tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ
Theo thống kê, hiện nay hơn 50% dân số Việt Nam chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Vì vậy, Mobile Money góp phần cung ứng cho nhóm khách hàng không có tài khoản ngân hàng một kênh giao dịch, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng và thuận tiện thay vì phải trực tiếp đến các cơ sở của ngân hàng. Qua đó, góp phần làm tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ. Khách hàng chỉ cần thao tác trên điện thoại di động hoặc đến các đại lý, điểm giao dịch gần nhất và không bị giới hạn về thời gian, địa điểm giao dịch. Dịch vụ Mobile Money sẽ góp phần thay đổi dần thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân.
Dịch vụ Mobile Money sẽ góp phần thay đổi dần thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân. (Ảnh minh họa: Internet)Có thể bạn quan tâm
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, nếu cấp phép dịch vụ Mobile Money cho các nhà mạng viễn thông thì vùng phủ dịch vụ thanh toán điện tử sẽ mau chóng đến 100% người dân. Điều này thúc đẩy thương mại điện tử, các sàn giao dịch hàng hóa nông nghiệp, nhất là vùng xa, thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến, các công ty Fintech, các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp tăng trưởng kinh tế. Tất cả các quốc gia cho phép Mobile Money đều tạo ra tăng trưởng kinh tế tới 0,5%.
Ông Trần Duy Hải, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) nhận định rằng, Mobile Money sẽ thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển tài chính toàn diện đến vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là những khu vực mà hệ thống tài chính, ngân hàng chưa phát triển, người dân chưa hoặc không có khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, tận dụng hạ tầng viễn thông, giúp giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng các dịch vụ ngân hàng truyền thống; góp phần nâng cao mức sống người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp viễn thông sẽ tận dụng được mạng lưới viễn thông, những điểm giao dịch rộng khắp cả nước để phát triển và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, dịch vụ và đối tượng khách hàng.
CEO Viettel Digital, ông Phạm Trung Kiên nhấn mạnh, việc Chính phủ cho phép thí điểm Mobile Money là đúng xu hướng. Khi triển khai những dịch vụ thanh toán điện tử, người dân phải thấy được giá trị thiết thực tạo ra cho mình và tiết kiệm thời gian, công sức đi lại. Để rồi tạo thành những làn sóng cho xã hội. Ví dụ đơn giản, nếu như trước đây, tiền điện, tiền nước ở Hà Nội phải có người đến tận nhà thu nhưng hiện giờ đã sử dụng phương tiện thanh toán điện tử, vừa tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp vừa tiện lợi với người dân.
Chỉ thuê bao di động đã định danh mới được mở tài khoản Mobile Money
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ thanh toán cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng dự thảo quyết định cho phép thử nghiệm dịch vụ Mobile Money, quy định chỉ những thuê bao di động đã định danh mới được mở tài khoản. Nếu dự thảo được thông qua, các doanh nghiệp viễn thông sẽ làm đề án gửi đơn vị đầu mối về cấp phép, sau khi được cấp phép, các doanh nghiệp mới được triển khai dịch vụ Mobile Money. Bản chất đây là sử dụng thông tin thuê bao di động được định danh để mở tài khoản di động nên không cần lo lắng về vấn nạn SIM rác.
Theo ông Trần Duy Hải, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), một điểm rất quan trọng trong dự thảo cung cấp thí điểm Mobile Money là cho phép các thuê bao không cần có tài khoản ngân hàng vẫn sử dụng được dịch vụ này. Thuê bao có thể nạp tiền vào tài khoản Mobile Money ở các ngân hàng và đại lý của doanh nghiệp viễn thông để sử dụng dịch vụ cho mình. Ngân hàng Nhà nước chỉ quản lý tài khoản tổng của các doanh nghiệp viễn thông để tránh rủi ro trong thanh toán. Những thuê bao muốn được cung cấp dịch vụ phải có thông tin thuê bao chính xác để định danh được. Bộ TT&TT cũng yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông nếu không có thông tin thuê bao chính xác sẽ không được cung cấp dịch vụ. Do đó, các nhà mạng phải nhanh chóng hoàn thiện việc chuẩn hóa thông tin thuê bao của khách hàng.
Các nhà mạng viễn thông có cơ hội tăng doanh thu từ Mobile Money
Video đang HOT
Đại diện VNPT Media cho biết, đơn vị này đã chuẩn bị sẵn sàng đề án trình cơ quan quản lý khi Thủ tướng cho phép thí điểm dịch vụ Mobile Money. VNPT cũng chuẩn bị các phương án kỹ thuật để có thể cung cấp dịch vụ đến khách hàng sớm nhất.
Theo tính toán của đại diện VNPT Media, Mobile Money có thể sẽ phục vụ đến 90% các giao dịch nhỏ, nếu so với tổng doanh thu của nhà mạng thì Mobile Money đem lại doanh thu không cao. Thế nhưng, đây chính là cơ hội để nhà mạng thúc đẩy khách hàng tham gia chuyển đổi số. Bởi người dùng có thể dễ dàng mua các dịch vụ hàng hóa online cũng như dịch vụ nội dung số trong hệ sinh thái của nhà mạng. Đồng thời, đây cũng là động lực cho các nhà mạng chuyển đổi số, đem lại lợi ích lớn cho xã hội để tiến tới nền kinh tế số, xã hội số. Mobile Money không phải là dịch vụ lâu dài mà nó có tính thời điểm khi xã hội vẫn còn nhiều người sử dụng điện thoại “cục gạch” và còn 50% dân số chưa có tài khoản ngân hàng. Vì vậy, khi xã hội tiến tới 100% người dân dùng smartphone và có tài khoản ngân hàng thì Mobile Money sẽ kết thúc sứ mạng của mình.
Chia sẻ về cơ hội cho các nhà mạng khi triển khai Mobile Money, ông Bùi Sơn Nam, Phó Tổng giám đốc MobiFone nhận định, nếu như trước đây chỉ có những người có tài khoản ngân hàng mới dùng được ví điện tử thì với dịch vụ Mobile Money những người không có tài khoản ngân hàng vẫn sử dụng được. Vì thế, Mobile Money sẽ mở rộng được đối tượng khách hàng tham gia thanh toán điện tử. Khi các nhà mạng triển khai dịch vụ này thì 100% khách hàng sử dụng điện thoại di động đều sử dụng được dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Bản thân dịch vụ Mobile Money sẽ đem lại sự an toàn, thuận tiện cho người dân khi trao đổi mua bán với nhau có thể thanh toán dễ dàng, không sợ rơi hay mất tiền.
Hiện trong dự thảo cho phép cung cấp dịch vụ Mobile Money khống chế ở mức thanh toán 10 triệu/tháng. Ông Bùi Sơn Nam cho rằng, đây cũng là mức hợp lý cho thanh toán, dịch vụ hàng hóa có giá trị nhỏ. MobiFone đã chuẩn bị hạ tầng sẵn sàng cho cung cấp dịch vụ này và đang chờ cấp phép. Sau đó, MobiFone sẽ hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ và tạo thói quen dùng thanh toán trên di động thay cho thanh toán bằng tiền mặt như hiện nay. Thị trường cho Mobile Money đang mở ra dư địa rất lớn khi có tới hơn 50% người dân chưa có tài khoản ngân hàng. MobiFone sẽ thiết lập, liên kết nhiều điểm bán hàng hóa dich vụ chấp nhận thanh toán Mobile Money để thúc đẩy dịch vụ.
Trả lời câu hỏi dự kiến Mobile Money sẽ chiếm tỷ lệ như thế nào trong tổng doanh thu của MobiFone, ông Bùi Sơn Nam cho rằng, ban đầu không thể tăng trưởng nhanh được nhưng sẽ phát triển tốt hơn khi thị trường làm quen và Chính phủ có chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Dự kiến, Mobile Money chiếm khoảng 10% doanh thu của MobiFone như các thị trường nước ngoài cho phép cung cấp dịch vụ này.
Đại diện MobiFone cho hay, các dịch vụ viễn thông truyền thống như thoại và SMS đang giảm rất mạnh và MobiFone phải đẩy nhanh những dịch vụ nội dung số và thanh toán điện tử để bù đắp. Mobile Money chính là cơ hội cho các nhà mạng viễn thông tăng doanh thu.
Nhà mạng "đếm từng ngày" để triển khai Mobile Money
Mobile Money sẽ được triển khai trong tháng 6 này. Mô hình hứa hẹn sẽ đem lại công nghệ thanh toán vượt xa những cách thức hiện tại, tạo ra bước ngoặt cho tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động (Mobile Money) là đề án đang được Bộ TT&TT và Ngân hàng Nhà nước xúc tiến nhằm triển khai rộng khắp tại thị trường Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Một khi Mobile Money được cấp phép triển khai, người dân sẽ có thể sử dụng tài khoản điện thoại di động để chuyển tiền cho nhau và thanh toán hàng hoá có giá trị nhỏ.
Nhà mạng tin tưởng Mobile Money sẽ thành công tại thị trường Việt Nam
Trên thế giới, từng có rất nhiều trường hợp áp dụng mô hình Mobile Money thành công, có ảnh hưởng tích cực tới kinh tế, điển hình như M-pesa của Kenya, hay Mobile Money của nhà mạng NTT Docomo tại Nhật Bản,...
Điều này cho thấy một thực tế rằng thành công của mô hình này không chỉ giới hạn ở các nước kém phát triển, hoặc đang phát triển như Việt Nam, mà ngay cả ở nước phát triển như Nhật Bản, Mobile Money cũng mang lại nhiều lợi ích cho người dân sở tại.
Tuy nhiên, xét tại Việt Nam, những ưu điểm của mô hình này hứa hẹn sẽ đem lại công nghệ thanh toán vượt xa những cách thức hiện tại, và tạo ra bước ngoặt đáng kể.
Viettel, một trong ba đơn vị sẽ đi tiên phong trong triển khai Mobile Money tại Việt Nam khẳng định Mobile Money là xu hướng chung, hoàn toàn có tiềm năng thành công và góp phần vào công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Viettel cũng cho biết đã chuẩn bị mọi nguồn lực và tận dụng những lợi thế sẵn có để triển khai thử nghiệm Mobile Money ngay khi được cấp phép, tiến tới phổ cập thanh toán số, tài chính số tại Việt Nam.
Một nhà mạng sẽ cung cấp dịch vu Mobile Money khác là Mobifone cũng nhận định rằng loại hình này sẽ mang đến nhiều lợi thế cho cả người dân lẫn các doanh nghiệp viễn thông.
Đối với cá nhân, họ sẽ có thêm công cụ thanh toán số, tài chính số nhanh, tiện và có lợi thế hơn nhiều lần so với những dịch vụ hiện tại, đảm bảo các tiêu chí đăng ký dễ dàng, sử dụng đơn giản, mạng lưới nạp/rút tiền phủ khắp toàn quốc - do phụ thuộc vào mạng viễn thông.
Đối với các doanh nghiệp viễn thông như MobiFone, việc tham gia vào thị trường thanh toán sẽ đem lại nguồn doanh thu mới cho các doanh nghiệp viễn thông trong bối cảnh thị trường dịch vụ viễn thông truyền thống hiện đã bão hòa.
Hiện tại, tỷ lệ người dân có điện thoại di động nằm ở mức rất cao, cụ thể là hơn 125 triệu thuê bao theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong đó số điện thoại di động băng rộng 3G và 4G là hơn 61,3 triệu thuê bao.
Khác với các dịch vụ Ví điện tử đang cung cấp trên thị trường, dịch vụ Mobile Money không yêu cầu người sử dụng phải có tài khoản ngân hàng mà chỉ cần có số điện thoại di động.
Điều này cho phép Mobile Money tiếp cận được một bộ phận lớn người dân, đặc biệt với những người ở vùng sâu, vùng xa, chưa có tài khoản ngân hàng, từ đó thúc đẩy xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt nói chung tại Việt Nam theo đúng định hướng của Chính phủ.
Đã sẵn sàng cho Mobile Money
Các nhà mạng đã sẵn sàng cho Mobile Money.
Chia sẻ với báo chí, các nhà mạng cho biết hiện đã chuẩn bị mọi nguồn lực - hạ tầng công nghệ, mạng lưới kênh, nguồn nhân lực,... để đáp ứng triển khai Mobile Money.
"Với lợi thế sẵn có là 70 triệu khách hàng viễn thông, 200.000 điểm giao dịch, mạng lưới kênh, nguồn nhân lực, chúng tôi sẽ ngay lập tức tối ưu được các tính năng, tiện ích của Mobile Money", đại diện của nhà mạng Viettel cho biết. Ngoài ra, Viettel cũng chuẩn bị sẵn hạ tầng về công nghệ gồm nền tảng hệ sinh thái số ViettelPay.
Đối với VNPT, dịch vụ ví điện tử của nhà mạng này (VNPT Pay) đã có gần 50.000 điểm chấp nhận thanh toán, và đang hướng tới triển khai Cổng thanh toán dịch vụ công (Payment Connect) nhằm cung cấp nền tảng thanh toán trung gian, kết nối giữa Cổng dịch vụ công quốc gia với các kênh thanh toán (ngân hàng, cổng trung gian thanh toán...). Đây là nền tảng để VNPT tự tin tham gia "cuộc chơi" mới với Mobile Money.
Mobifone cũng cho biết lợi thế đang sở hữu hàng chục nghìn điểm giao dịch trên khắp cả nước thay vì mở điểm giao dịch mới sẽ giúp nhà mạng này giảm các chi phí xã hội để phát triển hệ thống các điểm giao dịch, mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Không chỉ chuẩn bị để cung cấp công cụ, giải pháp thanh toán số, hệ sinh thái số, hệ thống kênh trải dài khắp toàn quốc, các nhà mạng cũng đã chuẩn bị sẵn những chiến lược để đối phó với khó khăn, rủi ro khi triển khai dịch vụ.
Điển hình trong đó là rủi ro dữ liệu của khách hàng có thể bị xâm phạm, dùng cho mục đích riêng hoặc gian lận; đại lý cung cấp dịch vụ có thể thu phí bất hợp pháp từ các giao dịch gửi, rút tiền của khách hàng; thậm chí mạo danh nhà cung cấp để lừa gạt người gửi tiền; tiền của khách hàng có thể bị mất, nếu không có phương án quản lý phù hợp...
Trước vấn đề này, khi xem xét thí điểm triển khai Mobile Money, các cơ quan quản lý nhà nước gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an... đã lường trước và đưa ra các quy định về giám sát, quản lý rủi ro rất chặt chẽ như: quy định về tài khoản đảm bảo, KYC khách hàng, giới hạn hạn mức giao dịch...để hạn chế rủi ro
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến nghị cần quy định phải luôn có mã xác thực, mã PIN hoặc mật khẩu khi thực hiện giao dịch trên điện thoại nhằm xác minh danh tính người dùng; cho phép mọi giao dịch được giám sát, có thể định vị thuê bao di động thực hiện giao dịch...
Một khó khăn nữa đó là khâu hướng dẫn, giới thiệu tính năng tới người dùng cũng được các nhà mạng đặc biệt quan tâm, do đây là một mô hình hoàn toàn mới, và khác với các dịch vụ ví điện tử trước đây như Momo, ZaloPay,...
Cuộc đua mobile money giữa VNPT và Viettel: Kẻ tám lạng, người nửa cân Nhiều khả năng, 2 'đại kình địch' VNPT và Viettel sẽ là những đơn vị đầu tiên được thí điểm cung cấp dịch vụ mobile money (chuyển tiền và nhận thanh toán thông qua thuê bao di động). Theo kế hoạch, trong tháng 6/2020, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp phép dịch vụ mobile money cho...