MobiFone hiện đại hóa mạng viễn thông trên toàn quốc
Trong thời gian qua, Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã ứng dụng công nghệ mới để hiện đại hóa hàng nghìn trạm phát sóng (BTS) trên toàn quốc, nhất là ở các khu vực đô thị…
Việc hiện đại hóa hạ tầng mạng lưới không chỉ giúp MobiFone nâng cao hiệu suất sử dụng, chuẩn bị triển khai công nghệ mới, mà còn góp phần bảo đảm mỹ quan đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.
Cụ thể, MobiFone tăng cường triển khai hàng nghìn trạm BTS sử dụng công nghệ mạng truy nhập vô tuyến đám mây ( Cloud RAN). Đây là công nghệ triển khai trạm không cần sử dụng phòng máy, mà chỉ triển khai lắp đặt các thiết bị phát sóng trên các cột anten monopole dạng hình cây, cột đèn chiếu sáng hoặc tận dụng các cột điện sẵn có…
MobiFone xây dựng trạm BTS sử dụng công nghệ mạng truy nhập vô tuyến đám mây.
Đáng chú ý, công nghệ này giúp MobiFone triển khai phủ sóng nhanh chóng mạng 3G/4G và hướng tới triển khai 5G cho các khu đô thị, khu công nghiệp với các giải pháp bảo đảm mỹ quan, thân thiện môi trường và tiết kiệm nguồn chi phí xây dựng phòng máy, chi phí tiền điện hằng tháng do không phải sử dụng hệ thống điều hòa làm mát thiết bị như các trạm BTS truyền thống.
Hiện tại, MobiFone cũng đang triển khai hàng chục nghìn bộ anten đa cổng, đa công nghệ để thay thế các hệ thống anten 2G/3G/4G cũ. Việc hiện đại hóa hệ thống anten giúp MobiFone sẵn sàng cho việc triển khai công nghệ 5G, tối ưu không gian lắp đặt thiết bị trên các cột anten để bảo đảm mỹ quan và giảm chi phí vận hành khai thác mạng lưới bằng việc thay thế 3-4 tầng anten cũ bằng 1 tầng anten duy nhất.
Video đang HOT
MobiFone tiên phong xây dựng BTS thân thiện với môi trường tại Hà Nội.
Các hệ thống anten mới cũng giúp tăng cường vùng phủ sóng vô tuyến cho mạng MobiFone, góp phần xóa các điểm đen về vùng phủ sóng, giúp gia tăng cảm nhận khách hàng và giúp MobiFone bảo đảm cam kết với khách hàng về chất lượng mạng lưới luôn đạt các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu mọi lúc, mọi nơi.
Trong những năm gần đây, MobiFone đã triển khai các thiết bị SRAN là công nghệ sử dụng chung một thiết bị phần cứng cho đa công nghệ 2G/3G/4G với mục tiêu tối ưu hóa chi phí vận hành khai thác mạng lưới và chuẩn bị sẵn sàng cho việc tắt công nghệ cũ 2G. Sau khi tắt công nghệ 2G thì toàn bộ thiết bị hiện hữu và tài nguyên băng tần số sẽ được sử dụng luôn cho mạng 3G/4G để bảo đảm hiệu quả đầu tư mạng lưới. Cùng với đó, MobiFone thực hiện phủ sóng mạng 3G và 4G tới 100% dân số để chuẩn bị sẵn sàng cho việc tắt công nghệ cũ 2G phù hợp với xu hướng và nhu cầu của thị trường.
MobiFone thử nghiệm mạng 5G tại Hà Nội.
Trước đó, MobiFone là doanh nghiệp đầu tiên, tiên phong xây dựng thí điểm trạm BTS thân thiện với môi trường kết hợp với điểm thông tin đa năng. Đó là hệ thống các trạm thu phát sóng có thiết kế hòa nhập với thiên nhiên, cảnh quan, có thể dùng chung và tích hợp nhiều loại hình dịch vụ công cộng khác.
Hệ thống đã được MobiFone tiên phong đầu tư lắp đặt thí điểm 10 trạm thu phát sóng thân thiện môi trường kết hợp điểm thông tin đa năng trên địa bàn thành phố Hà Nội, sau đó mở rộng mô hình triển khai trên cả nước. Các trạm BTS thân thiện môi trường này còn kết hợp điểm thông tin đa năng, nhằm giải quyết bài toán về vùng phủ sóng, đồng thời vẫn bảo đảm các yếu tố về mỹ quan đô thị và tích hợp được các dịch vụ công ích.
Vietlott chuẩn bị phát hành qua mạng viễn thông
Cuối tháng 5/2020, Vietlott đã ký hợp đồng nguyên tắc với 3 liên danh các nhà mạng Mobifone, Vinaphone và Viettel để triển khai phát hành xổ số tự chọn qua các mạng viễn thông (phương thức qua điện thoại di động) vào cuối năm nay.
Sau 4 năm hoạt động, Vietlott đóng góp ngân sách các địa phương khoảng 4.168 tỷ đồng
Theo ông Nguyễn Thanh Đạm, Tổng Giám đốc Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott), nhằm mục tiêu hiện đại hóa công tác phát hành xổ số theo đề án thành lập Vietlott đã được Thủ tướng phê duyệt và quy định tại Nghị định của Chính phủ về hoạt động kinh doanh xổ số, các loại hình xổ số tự chọn số điện toán của Vietlott được phép phát hành thông qua 3 phương thức phân phối, bao gồm: thiết bị đầu cuối, qua điện thoại cố định và di động, qua internet.
"Việc phát hành xổ số tự chọn số điện toán thông qua các kênh số hóa theo chủ trương của Chính phủ phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới, thúc đẩy phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam theo cuộc cách mạng công nghệ 4.0", ông Đạm cho hay.
Lãnh đạo Vietlott bày tỏ phấn khởi khi sau gần 4 năm Vietlott đi vào hoạt động kinh doanh (kể từ 18/7/2016), đến 31/3/2020 doanh thu lũy kế của doanh nghiệp (DN) đạt gần 14.300 tỷ đồng, tổng số tiền trả thưởng đạt 7.700 tỷ đồng, đóng góp ngân sách các địa phương đạt 4.168 tỷ đồng. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho khoảng hơn 5.000 lao động trên cả nước.
Đáng chú ý, theo ông Đạm, Vietlott cũng là DN duy nhất tại Việt Nam đạt 2 chứng chỉ của Hiệp hội xổ số thế giới trong hoạt động kinh doanh, đó là Chứng chỉ đạt chuẩn về kiểm soát an ninh Hệ thống kỹ thuật (WLA-SCS:2016) và chơi có trách nhiệm cấp độ 2 (RG-Level 2), đồng thời việc vận hành hệ thống kỹ thuật đang được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn ISO/IEC 27001.
Trên cơ sở thành công ban đầu và sự chuẩn bị kỹ càng về an toàn bảo mật của hệ thống kỹ thuật, ông Đạm cho biết trong năm 2020 Vietlott đặt mục tiêu triển khai hình thức phân phối qua điện thoại di động (hình thức SMS).
Việc bổ sung thêm hình thức phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu của người chơi có thể mua được vé số ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào nhưng đồng thời giúp cho việc kiểm soát mức độ tham gia dự thưởng của người chơi được tốt hơn thông qua định danh tài khoản và giới hạn giá trị tham gia dự thưởng theo từng ngày, từng sản phẩm dựa trên tình hình thực tế nhằm giúp Vietlott triển khai chuẩn mực chơi có trách nhiệm mức độ cao hơn trong thời gian tới.
Qua nghiên cứu của Vietlott, việc bổ sung thêm phương thức phân phối qua điện thoại (hình thức SMS) sẽ hỗ trợ thúc đẩy phát triển thêm doanh thu cho kênh thiết bị đầu cuối. Theo số liệu của Hiệp hội Xổ số thế giới (WLA) việc phát hành xổ số qua kênh điện thoại, internet đa số chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 20% doanh thu của công ty xổ số. Ví dụ, số liệu năm 2019 cho thấy, doanh thu xổ số qua kênh này tại Hàn Quốc chỉ chiếm chưa đầy 1,5% tổng doanh thu, trong khi tại New Zealand là 19%.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra lý do người chơi xổ số vẫn thích mua vé in ra từ thiết bị đầu cuối bởi vì đa số người chơi xổ số thích cảm giác cầm tờ vé thật trên tay và nhiều người tin dùng thương mại điện tử không hay chơi xổ số thường xuyên. Việc bổ sung thêm hình thức phân phối sẽ góp phần cho việc các giá trị giải Jackpot tăng nhanh hơn góp phần kéo nhiều người chơi đến điểm bán hàng cố định mua vé hơn.
Mobifone, Vinaphone và Viettel hiện đang là 3 nhà mạng lớn nhất tại Việt Nam, theo số liệu công bố của Cục Viễn thông đến tháng 4/2020 có hơn 125 triệu thuê bao điện thoại di động đang hoạt động, trong đó hơn 64 triệu thuê bao đang sử dụng mạng 3G/4G. Vì vậy, CEO Vietlott tin tưởng sự hợp tác giữa công ty với cả 3 nhà mạng sẽ đảm bảo cho việc triển khai hình thức phân phối qua điện thoại di động được thành công.
Sau khi ký hợp đồng nguyên tắc, Vietlott và các đối tác liên danh 3 nhà mạng đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng, kết nối dữ liệu đảm bảo việc phát hành xổ số Vietlott qua hình thức sms đảm bảo an toàn, chính xác tuyệt đối và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
"Với sự kết hợp giữa các những DN nhà mạng lớn nhất Việt Nam cho thấy Vietlott luôn mong muốn mang tới cho người chơi các dịch vụ xổ số hiện đại tại Việt Nam và là DN đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động phát hành xổ số", CEO Vietlott chia sẻ.
VNPT và MobiFone "bắt tay" dùng chung hạ tầng 700 trạm phát sóng mới VNPT và MobiFone sẽ sử dụng chung cơ sở hạ tầng của 700 trạm phát sóng mới có vị trí phù hợp với các bên để tối ưu hóa chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. VNPT và MobiFone ký thỏa thuận hợp tác dùng chung hạ tầng 700 trạm phát sóng mới dưới sự...