MobiFone Global với giải pháp công nghệ thông tin ứng dụng trong du lịch
Trung tâm Thông tin du lịch chú trọng đến công tác chuyển đổi số, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.
Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Thông tin du lịch Hoàng Quốc Hòa phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: TITC
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc mới đây có buổi tiếp và làm việc với Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ MobiFone Toàn cầu ( MobiFone Global) Vũ Phi Long về giải pháp công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực du lịch.
Tại buổi làm việc, đại diện MobiFone Global đã giới thiệu 2 nhóm giải pháp là nguồn kênh Internet, chuyển đổi số, tích hợp hệ thống và tin nhắn đa kênh tương tác thế hệ mới RBM.
Theo đó, các sản phẩm về chuyển đổi số của Công ty bao gồm văn phòng điện tử ( eOffice), hóa đơn điện tử, chữ ký số và hợp đồng điện tử. Về RBM được ứng dụng trong lĩnh vực du lịch mang lại tiện ích trong công tác khảo sát nhằm tìm hiểu nhu cầu khách hàng, chăm sóc khách hàng, bán các gói du lịch, cung cấp các dịch vụ đi kèm như vận chuyển, ăn uống…
Video đang HOT
Những giải pháp này sẽ giúp ích trong việc giới thiệu, quảng bá các cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành đến khách du lịch. MobiFone Global hy vọng, thông qua những giải pháp trên có thể đóng góp thúc đẩy hoạt động du lịch trong nước.
Phó Giám đốc điều hành Trung Tâm Thông tin du lịch Hoàng Quốc Hòa đánh giá cao các sản phẩm, dịch vụ của MobiFone Global, nổi bật là dịch vụ Cloud Connect với những tính năng đảm bảo riêng tư, an toàn, tin cậy.
Đại diện MobiFone Global giới thiệu các giải pháp công nghệ thông tin. Ảnh: TITC
Ông Hòa cũng cho biết, Trung tâm Thông tin du lịch chú trọng đến công tác chuyển đổi số, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông minh trong lĩnh vực du lịch, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.
Đánh giá cao những đề xuất của MobiFone Global về các giải pháp công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực du lịch, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Lê Phúc cho biết, Tổng cục Du lịch cũng đang triển khai hợp tác với MobiFone để phát triển, thúc đấy công tác chuyển đổi số trong du lịch. Đồng thời mong muốn những nhóm dịch vụ, sản phẩm này sẽ được ứng dụng linh hoạt vào trong thực tế, đặc biệt là tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, sản phẩm du lịch.
MobiFone Global được thành lập năm 2008, là thành viên của Tổng công ty viễn thông MobiFone, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và công nghệ mới. Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của Công ty là dịch vụ viễn thông, tích hợp hệ thống công nghệ thông tin SI (System Integration) và đám mây (Cloud), chuyển đổi số và tin nhắn đa kênh tương tác thế hệ mới RBM (Rich Business Message)./.
Giải bài toán an toàn và bảo mật thông tin trong cách mạng 4.0
Diễn ra trong hai ngày 3, 4/11, hội nghị khoa học quốc gia lần thứ XV về nghiên cứu cơ bản và ứng dụng CNTT - FAIR 2022 có chủ đề chính 'An toàn và bảo mật thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư'.
Học viện Kỹ thuật Mật mã vừa thông báo kế hoạch tổ chức hội nghị khoa học quốc gia lần thứ XV về nghiên cứu cơ bản và ứng dụng CNTT lần thứ XV - FAIR 2022.
Được tổ chức trong 2 ngày 3/11 và 4/11, hội nghị nhằm tạo điều kiện để các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trong cả nước có cơ hội trao đổi, chia sẻ thông tin, thảo luận và công bố những công trình nghiên cứu khoa học cũng như kinh nghiệm trong các lĩnh vực CNTT, an toàn và bảo mật thông tin.
Hội nghị FAIR 2022 thu hút hơn 130 báo cáo của các nhà nghiên cứu, giảng dạy và quản lý trong lĩnh vực CNTT, an toàn và bảo mật thông tin. Qua quy trình xét duyệt với tiêu chí là tính mới và tính thời sự của các nghiên cứu cơ bản, tính sáng tạo và tính cấp thiết của các nghiên cứu ứng dụng, đã có 73 báo cáo được chọn để trình bày tại hội nghị.
Với quy mô lớn, hội nghị sẽ được tổ chức gồm 1 phiên toàn thể với 4 bài báo cáo mời cùng 5 phiên thảo luận song song về nhiều chủ đề chuyên sâu thuộc các lĩnh vực khoa học dữ liệu; cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin; trí tuệ nhân tạo và ứng dụng; xử lý ảnh và thị giác máy tính; mật mã và an toàn an ninh mạng dưới sự điều khiển, chủ trì của nhiều nhà khoa học uy tín.
Hội nghị FAIR 2022 sẽ tập trung vào giải quyết các bài toán về an toàn và bảo mật thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Ảnh minh họa: Internet)
Ban tổ chức đã thống nhất chọn chủ đề chính của hội nghị là "An toàn và bảo mật thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư".
Chia sẻ với VietNamNet về chủ đề chính, đại diện Ban tổ chức cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đưa đến sự phát triển của công nghệ Internet tốc độ cao và công nghệ 5G, kết nối của mọi thiết bị di động, thiết bị IoT, máy tính bảng, smartphone cùng các dịch vụ OTT, M2M, Big Data, Cloud, người dùng thư điện tử, diễn đàn, mạng xã hội, lướt web, thương mại và thanh toán điện tử.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng đưa đến những hiểm họa khôn lường về an toàn thông tin và an ninh mạng. Hàng loạt cuộc tấn công xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, lấy cắp, phá hoại dữ liệu đã không được kiểm tra, đánh giá và quản lý rủi ro, dẫn đến không kịp thời phát hiện được nguy cơ, lỗ hổng, mã độc bị cài vào trong hệ thống.
Tình hình an toàn, an ninh mạng trong môi trường của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cho các cơ quan, tổ chức nhiệm vụ hết sức cấp bách là bảo vệ an ninh mạng và phòng chống tấn công mạng, góp phần đảm bảo cho phát triển kinh tế, xã hội và an ninh chính trị cũng như trật tự an toàn xã hội. "Cũng vì thế, nội dung của hội nghị FAIR 2022 sẽ tập trung vào giải quyết các bài toán về an toàn và bảo mật thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư", đại diện Ban tổ chức chia sẻ.
Rời công ty lớn thứ 3, vị tỷ phú này trở thành người tiên phong trong ngành công nghệ thông tin tại Ấn Độ Ông Shiv Nadar là tỷ phú công nghệ giàu nhất Ấn Độ và là tỷ phú công nghệ giàu thứ 11 trên thế giới. Ông được biết đến là người tiên phong, khai phá và phát triển công nghệ thông tin tại Ấn Độ. Tỷ phú Shiv Nadar được biến đến là một trong những tỷ phú tự thân của Ấn Độ. Ông...