Mơ ước của nhà khoa học Việt giải toán không dùng giấy
Đoạt điểm tuyệt đối tại Olympic toán quốc tế; đồng phát minh ra sáng kiến mới gây tiếng vang khắp thế giới, và ước mơ góp mình đưa ngành toán Việt tiến lên… Đây là vài nét phác thảo về GS. Lê Tự Quốc Thắng, chuyên gia hàng đầu thế giới về toán học.
Giải toán không dùng giấy
GS. Lê Tự Quốc Thắng sinh năm 1965 ở Huế. Ông xuất thân trong một gia đình có “gene” về toán, cha là ông Lê Tự Hỷ từng là giảng viên khoa toán tại Đại học Huế, mẹ là bà Đinh Thị Quý Hương là giáo viên dạy toán cấp 3, anh trai là Lê Tự Quốc Hùng giảng viên khoa toán – tin tại trường Đại học Wroclaw (Ba Lan).
GS. Lê Tự Quốc Thắng là chuyên gia hàng đầu thế giới về topo vi phân, đa tạp chiều thấp
GS. Lê Tự Quốc Thắng từng kể, năm lên 10 tuổi có lần ba ông bảo, hãy cố gắng học và lấy cho được tiến sĩ toán…
Truyền thống gia đình, ước muốn của cha cùng với sự đam mê của bản thân đã giúp GS. Lê Tự Quốc Thắng gắn bó với toán.
Năm 1982, khi đang là học sinh chuyên toán trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM), GS. Lê Tự Quốc Thắng giành huy chương vàng toán tại kì thi toán quốc tế IMO lần thứ 23 với số điểm tuyệt đối 42/42.
Với bàn đạp này, GS. Lê Tự Quốc Thắng theo học khoa toán tại trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov, Nga, một trong những trung tâm toán học tốt nhất thời bấy giờ.
Khi bạn bè còn đang vật lộn với đại số tuyến tính, hình học giải tích thì ông đã nói về topo, giải tích hàm, hình học vi phân, những thứ chuyên sâu hơn. Đặc biệt, ông có kiểu giải toán không cần dùng giấy, một việc rất khó đối với toán học. Trong 8 năm học tại Liên Xô, GS. Lê Tự Thắng đã 2 lần đoạt giải nhất nghiên cứu khoa học của trường.
Phát minh mới mang tên Le – Murakami – Ohtsuki
Năm 1995, khi làm việc tại Nhật, GS. Lê Tự Quốc Thắng cùng hai nhà toán học người Nhật là J.Murakami và T. Ohtsuki phát minh ra bất biến lượng tử mang tên Le – Murakami – Ohtsuki, mở ra một hướng mới cho ngành lý thuyết bất biến và đa tạp ba chiều.
Mơ ước cháy bỏng của GS. Lê Tự Quốc Thắng là góp sức đưa nền toán học của nước nhà cùng tiến.
Được biết, trong khoảng thời gian GS. Lê Tự Quốc Thắng và hai đồng nghiệp Nhật cùng tiến hành thảo luận, nghiên cứu, khảo sát và tìm ra phát minh này, nhiều nhóm toán học khác trên thế giới cũng lao vào tìm hiểu và nghiên cứu nhưng họ không thành công.
GS. Lê Tự Quốc Thắng và đồng nghiệp của mình mất khoảng 3 năm (từ 1992 – 1995) để nghiên cứu và tìm ra phát minh mang tên cả ba. Việc phát minh ra bất biến này gây một tiếng vang lớn trong giới toán học và điều đó có ảnh hưởng lớn, tạo nên vị trí và tên tuổi của ông trong làng toán học thế giới.
Hè năm 1999, khoảng 60 nhà toán học, nghiên cứu sinh và giáo sư toán từ nhiều trường đại học trên thế giới đã tập trung về trường hè thuộc viện toán trường đại học Fourier ở Grenoble, Pháp để học và nghiên cứu về bất biến Le – Murakami – Ohtsuki và GS. Lê Tự Quốc Thắng là một trong những giảng viên chính của khóa học và hội thảo chuyên ngành vấn đề này.
Thành công và nổi danh qua phát minh bất biến lượng tử, nhiều trường đại học tầm cỡ quốc tế ở nhiều nơi trải thảm đỏ mời GS. Lê Tự Quốc Thắng về làm việc.
Ông đã đi nhiều nơi làm việc ở nhiều viện và đại học danh tiếng như Viện Toán học Max – Planck (Đức), Viện Vật lý lý thuyết Trieste (Italy), Đại học Tokyo (Nhật Bản), Viện nghiên cứu khoa học Toán (Berkeley, California, Mỹ), Học viện Công nghệ Georgia (một trong 5 trường mạnh nhất nước Mỹ về các ngành kỹ thuật)…. Chuyên ngành của ông là topo vi phân, đa tạp chiều thấp. Đây là ngành khá thời thượng trong lĩnh vực toán học hiện nay…
Ấp ủ đưa ngành toán trong nước cùng tiến
Tuy sống và làm việc ở nhiều nước như Đức, Italy, Nhật, Pháp, Mỹ nhưng GS. Lê Tự Quốc Thắng vẫn luôn dành tình cảm cho quê hương. Mơ ước cháy bỏng của ông là góp sức đưa nền toán học của nước nhà phát triển hơn nữa.
Hiểu và nắm rõ những khó khăn, hạn chế của những người học toán trong nước, và hơn nữa, nhờ những mối quan hệ và được sự tín nhiệm của một số trường đại học ở Mỹ, GS. Lê Tự Quốc Thắng đã tìm cách giới thiệu, tuyển chọn một số sinh viên Việt Nam qua Mỹ học nghiên cứu sinh ngành toán.
Thậm chí, có lần ông cùng với nhiều nhà toán học Việt Nam từng dự thi toán quốc tế dùng nguồn kinh phí riêng để về tham dự thành phần Ban giám khảo kỳ thi Olympic toán quốc tế lần thứ 48 tổ chức tại Việt Nam. Điều này góp phần tạo nên một trong những cuộc thi có chất lượng chuyên môn tốt nhất lịch sử IMO và một cuộc hội ngộ quy mô của các cựu IMO Việt Nam.
Cùng với đó, ông cũng thường xuyên về nước để tổ chức hội nghị hay giảng bài ở Viện Toán, Viện Toán cao cấp và Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu toán học ở Việt Nam.
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao môn sinh: Bài tập di truyền
Vào lúc 20 giờ 30 hôm nay 12.5, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2021 môn sinh tại địa chỉ thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên .
Thầy Võ Thanh Bình hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT - B.THANH
Trong chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao, 10 chuyên đề ôn tập môn sinh học sẽ do giáo viên Võ Thanh Bình, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) thực hiện bám sát theo định hướng thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT.
Ở chuyên đề số 7, giáo viên hướng dẫn học sinh Bài tập phối hợp giữa quy luật tương tác bổ sung và quy luật di truyền khác. Cụ thể, trong chuyên đề này, thầy Bình giới thiệu một số tỷ lệ kiểu hình thường gặp trong các bài tập quy luật di truyền. Việc nhớ các tỷ lệ này sẽ giúp các thí sinh có thể làm bài nhanh hơn rất nhiều. Trong chuyên đề này, thầy Bình có sửa các câu hỏi có liên quan trong đề thi năm 2020.
Trước đó, thầy Bình đã hướng dẫn học sinh cách xác định nhanh các thông tin này ở phép lai 2 tính trạng, gen trên NST thường, 1 gen quy định một tính trạng và gen trội hoàn toàn. Đây là dạng bài tập thường xuyên gặp qua các năm nên khi làm bài tập phần này, một thông tin luôn phải xác định là kiểu gen của 2 cơ thể đem lai và quy luật di truyền chi phối các gen đang xét. Trong chuyên đề đã phát sóng, thầy Võ Thanh Bình đã hệ thống kiến thức về Xác định số loại kiểu gen tối đa của cơ thể lưỡng bội (2n), Phân biệt quá trình nguyên phân và giảm phân, Công thức tính số loại kiểu gen thể ba và tam bội, bài tập phả hệ...
Từ ngày 29.3, vào các khung giờ cố định 18 giờ 30 và 20 giờ 30 từ thứ hai đến thứ bảy hằng tuần, Báo Thanh Niên sẽ lần lượt phát sóng trực tiếp các chuyên đề Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao.
Chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2021 có sự đồng hành, tài trợ của các đơn vị như: Tập đoàn Thiên Long, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU), Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU).
Chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2021 sẽ phát sóng lần lượt 88 clip dưới dạng các chuyên đề ôn tập theo định hướng kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trong 88 chuyên đề ôn tập, mỗi giáo viên phụ trách bộ môn sẽ đưa ra những câu hỏi theo định dạng của đề thi tốt nghiêp THPT. Việc này giúp học sinh kiểm tra lại kiến thức, đồng thời làm quen với cách làm bài, rèn kỹ năng tìm đáp án trắc nghiệm một cách nhanh, chính xác nhất.
Nhiều địa phương đồng loạt lên phương án hoãn thi lớp 10 Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều địa phương chủ động lên kế hoạch hoãn thi tuyển sinh vào lớp 10. Ông Trần Văn Thức - Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết UBND tỉnh đã đồng ý với 3 kịch bản thi vào lớp 10 năm 2021 của Sở đề xuất trong tình hình dịch bệnh phức tạp. Theo...