Mở trường mầm non, tiểu học trong trường đại học: Lo ngại chất lượng
Hiện nay, nhiều trường ĐH không chỉ đào tạo bậc ĐH, CĐ mà còn mở thêm cả hệ thống trường phổ thông, tiểu học, thậm chí tiến tới mở cả trường mầm non.
Những năm gần đây, việc mở thêm các trường phổ thông, tiểu học trong lòng các trường đại học đang là xu thế nở rộ ở nhiều nơi.
Ngày 8/4/2019, ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) công bố Quyết định thành lập trường THCS Ngoại ngữ. Trước khi thành lập trường THCS Ngoại ngữ, trường ĐH Ngoại ngữ cũng đã tồn tại trường THPT chuyên Ngoại ngữ.
Ngày 16/1/2019, UBND tỉnh Tuyên Quang cũng đã ký quyết định thành lập trường Phổ thông Tuyên Quang trực thuộc ĐH Tân Trào. Trường Phổ thông Tuyên Quang thuộc loại hình trường công lập có chức năng, nhiệm vụ giáo dục phổ thông cấp tiểu học, THCS, THPT. Trường chịu sự quản lý trực tiếp của ĐH Tân Trào.
Nhiều trường ĐH đang mở cả trường THPT, THCS, tiểu học và tiến tới là bậc mầm non. (Ảnh minh họa, nguồn: Thanh Bình)
Hay mới đây, trường ĐH Sài Gòn cũng đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập trường và bổ nhiệm Hiệu trưởng trường Tiều học Thực hành Đại học Sài Gòn.
Theo đó, Trường Tiểu học Thực hành Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục và đào tạo công lập, trực thuộc ĐH Sài Gòn, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trường Tiểu học Thực hành Đại học Sài Gòn được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn giáo viên tiểu học và học sinh của TP HCM. Theo ông Phạm Hoàng Quân, Hiệu trưởng trường Đại học Sài Gòn, dự kiến những năm tới, trường Đại học Sài Gòn có thể thành lập thêm trường Mầm non Thực hành Đại học Sài Gòn.
Video đang HOT
Đại học, đào tạo cả tiểu học có đảm bảo?
Bàn về vấn đề này, thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho rằng, trong khoảng 10 năm trở lại đây, rất nhiều trường đại học mở thêm các trường phổ thông. Lúc này, các trường có lợi thế hơn hẳn là đã có cơ sở vật chất lớn, đất đai của Nhà nước.
TS Võ Thế Quân, Hiệu trưởng trường THPT Đông Đô (Hà Nội) cho rằng, Luật Giáo dục cho phép các trường khối ngành sư phạm mở các trường thực hành. Mô hình này có từ những năm 90 của thế kỷ trước. Trường phổ thông thực hành được thành lập với mục đích chính là giúp sinh viên có môi trường thực hành trong chính trường Sư phạm, từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tương lai. TS Quân cho rằng, việc này là cần thiết, giống như các trường y có thể mở bệnh viện cho sinh viên thực hành.
“Nhưng vấn đề đặt ra là các trường có thực hiện đúng chức năng của trường thực hành hay không, hay đang lợi dụng cơ sở vật chất Nhà nước, danh trường thực hành để mở các trường như khối tư thục thì chưa hợp lý.
Hiện nay ở một số địa phương có các trường đại học không chuyên khối sư phạm cũng mở khối phổ thông, đặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Về góc độ mô hình đào tạo, tôi cho rằng các trường không thể đào tạo từ bậc mầm non đến đại học, tiến sĩ. Các trường không tập trung vào đào tạo chuyên môn cử nhân mà đào tạo sang các hệ khác thì có hợp lý hay không. Liệu đây có phải là sự lợi dụng chủ trương xã hội hóa giáo dục để làm những việc chưa thực sự đúng chức năng”, TS Võ Thế Quân đặt câu hỏi.
Còn theo bà Trần Thị Kim Phương, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường Everest, các trường ĐH Y mở bệnh viện là hợp lý, nhưng các trường ĐH Sư phạm cũng đua nhau mở đến bậc tiểu học là không hợp lý. Bởi hiện nay có cả hệ thống giáo dục phổ thông để sinh viên thực tập và kiến tập. Các trường nên tận dụng những gì sẵn có.
Bà Phương cũng cho rằng, việc các trường đại học mở đến bậc phổ thông, lo ngại tính chuyên môn hóa không cao: “Tôi cho rằng đại học thì chỉ nên đào tạo bậc đại học, cao đẳng. Hiện nay chất lượng giáo dục đại học vẫn còn nhiều vấn đề, sinh viên ra trường thất nghiệp nhưng các trường lại đua nhau mở thêm các bậc phổ thông là không phù hợp và tính chuyên môn hóa không cao.
Bản thân tôi xuất phát từ giáo viên cấp 3, từng quản lý bậc cao đẳng và giờ là cấp 1, cấp 2, thấy vô cùng khó khăn. Hệ CĐ, ĐH quản lý theo hướng khác hẳn, tâm lý của học sinh cũng rất khác. Do đó, hiện nay, để tìm hiệu trưởng một trường hiểu học, chúng tôi phải trả chi phí đắt gấp 2-3 lần tiền lương chi cho hiệu trưởng trường CĐ, ĐH”.
Đại diện trường Everest cũng cho rằng: “Các trường đại học đang lợi dụng thương hiệu, tiền ngân sách” để mở thêm trường này trường kia là chưa hợp lý. Thay vào đó, các trường nên tập trung để thực hiện tốt sứ mệnh được giao.
Theo VOV
Hè chưa tới đã tất tả tìm chỗ học
Ngoài bậc mầm non, hầu hết các trường học tại TP HCM đều không tổ chức học hè
Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, các trường từ mầm non đến THPT sẽ tổ chức bế giảng và nghỉ hè từ ngày 27 đến 31-5. Sau đó, các trường mầm non sẽ đón trẻ trở lại từ ngày 18-6.
Cắn răng cho những khóa học đắt đỏ
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kỳ nghỉ hè của học sinh chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, hàng loạt trung tâm ngoại ngữ, trung tâm giảng dạy kỹ năng sống đã rầm rộ chiêu sinh các khóa học.
Hè sắp đến, phụ huynh đôn đáo đăng ký các khóa học kỹ năng, tiếng Anh tại trung tâm cho trẻ Ảnh: ĐẶNG TRINH
Anh Hồng Phong, ngụ tại quận Thủ Đức, cho biết anh đăng ký cho con học tại Trung tâm Anh ngữ quốc tế ESun, với học phí 16 triệu đồng 8 tuần học. Theo anh Phong, chương trình mà trung tâm đưa ra na ná một ngày học tại trường công nhưng tăng cường các hoạt động thể chất và học ngoại ngữ. Cụ thể, một tuần học từ thứ hai đến thứ sáu, đón trẻ từ 7-8 giờ và trả sau 17 giờ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vì nhu cầu gởi trẻ là chính nên tùy phụ huynh mà mức độ tìm hiểu độ tin cậy ở các trung tâm cũng khác nhau. Chị Kim Anh, ngụ quận Gò Vấp, cho hay chị đăng ký cho con học tại một trung tâm ngoại ngữ gần nhà. "Thú thực, tôi không có thời gian tìm hiểu nhiều nơi để so sánh chất lượng. Tiêu chí chọn học vẫn là tiện đưa đón con và có một chỗ gởi an toàn như lúc đi học bình thường là tốt, để chờ đến năm học mới" - chị bày tỏ.
Trong khi đó, nhiều phụ huynh lại chú trọng về ngoại ngữ nên chỉ đăng ký cho con học tiếng Anh trong dịp hè. Chị Nguyễn Kim Tiến, ngụ quận Tân Bình, đăng ký cho con gái tham gia Chương trình hè Guru Summer Discovery với mức học phí hơn 18 triệu đồng cho 8 tuần học....
Cẩn thận những khóa học thần kỳ
Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, đối với các trường mầm non, việc tổ chức dạy và học hè cho trẻ phải bảo đảm yếu tố an toàn, đội ngũ giáo viên và cấp dưỡng. Do đó, trong thực tế, có những trường do không thỏa thuận được với giáo viên nên không tổ chức dạy hè.
Hiệu trưởng một trường mầm non tại quận Tân Phú cho biết do trường toàn là những giáo viên ở xa, hè là dịp họ về nhà và dành thời gian chăm sóc gia đình nên năm học trước không đủ giáo viên để mở lớp.
Vì gian nan tìm chỗ học hè nên trước đây, từng có nhiều ý kiến đề xuất để trẻ học luôn 3 tháng hè, chủ yếu là các môn liên quan đến kỹ năng và ôn luyện... Thế nhưng, ở góc độ giáo dục, nhiều chuyên gia cho rằng việc ép trẻ học hè là sai lầm.
Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, cho rằng hè là thời gian cần thiết để nghỉ ngơi, giải trí sau những tháng học hành, thi cử vất vả, giúp các em lấy lại sức khỏe, học kỹ năng sống cần thiết... Do vậy, việc ép trẻ phải học thêm văn hóa trong dịp hè, nhất là với các bé chuẩn bị bước vào lớp 1, sẽ gây tâm lý căng thẳng, chán học, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ.
Để có mùa hè đúng nghĩa, theo bà Thúy, cha mẹ nên cho con một giới hạn có thể và không nên làm những gì để trẻ lựa chọn tùy theo sở thích, khả năng. Cha mẹ là người cùng con lên kế hoạch để trẻ được tham gia xây dựng kế hoạch nghỉ hè của riêng mình, tùy điều kiện mỗi gia đình.
Trong khi đó, bà Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục của Tập đoàn Microsoft, khuyên phụ huynh nên cẩn thận với những khóa học qua quảng cáo, chẳng hạn những quảng cáo qua 4 tuần sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, vượt trội. Bởi lẽ, không thể có một khóa học nào thần kỳ đến mức khiến trẻ thay đổi nhanh được như thế.
Theo Người lao động
Ngành Giáo dục Hà Tĩnh căng mình trước "cơn bão" thực phẩm bẩn Trước cơn bão thực phẩm bẩn, bữa ăn học đường luôn là nỗi lo canh cánh của nhiều bậc phụ huynh. Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã kịp thời chỉ đạo các phòng giáo dục, nhà trường siết chặt công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Siết chặt công tác ATVSTP trong trường học Nhằm tăng cường kiểm tra, giám...