Mở rộng đối tượng được hỗ trợ ăn trưa
Cử tri tỉnh Nghệ An đề nghị Chính phủ xem xét mở rộng đối tượng được hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em thuộc lứa tuổi nhà trẻ như hỗ trợ cho trẻ em mẫu giáo theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 5/1/2018 của Chính phủ quy định chính sách về hỗ trợ ăn trưa với trẻ em mẫu giáo và giáo viên mầm non.
Ảnh minh họa/INT
Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 5/1/2018 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi. Nghị định áp dụng với một số đối tượng nhằm góp phần tăng tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đến trường, tăng tỷ lệ chuyên cần, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ…, duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tạo tiền đề tốt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào học lớp 1 và bảo đảm tính ổn định, bền vững.
Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, chưa đủ nguồn lực để áp dụng chính sách này đối với trẻ nhà trẻ. Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến của cử tri để nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp trong thời gian tới.
Video đang HOT
Con đi học mẫu giáo không hề khóc, mẹ hớn hở khoe với cả xóm "Cháu tự lập lắm" mà không ngờ nguyên nhân đằng sau thật choáng váng
Một số trẻ đi học mẫu giáo chẳng hề khóc lóc - điều này khiến bố mẹ không khỏi tự hào, đi khoe với mọi người rằng con mình tự lập, mạnh mẽ.
Với trẻ mẫu giáo, ngày đầu đi học thật sự là cơn ác mộng. Bởi trẻ sẽ phải xa cách bố mẹ đến 4-5 tiếng đồng hồ. Trong khoảng thời gian này, các bé phải tập làm quen với môi trường mới, bạn bè mới. Mọi thứ xa lạ khiến nhiều trẻ cảm thấy hoảng sợ và khóc thét lên. Bố mẹ vì thế mà chẳng thể yên tâm đi làm.
Tuy nhiên một số đứa trẻ thích ứng rất nhanh, chỉ khóc một vài phút đầu rồi nhanh chóng hòa nhập với cô giáo, bạn học. Có trẻ thậm chí chẳng hề khóc lóc - điều này khiến bố mẹ không khỏi tự hào, đi khoe với mọi người rằng con mình tự lập, mạnh mẽ.
Nhưng việc con không khóc trong ngày đầu đi học mẫu giáo thực chất không tốt như bố mẹ tưởng. Theo nhà tâm lý nổi tiếng người Anh - John Babil, sự gắn bó nảy sinh từ tương tác giữa trẻ nhỏ và người chăm sóc là sự kết nối về mặt tình cảm.
Trong những năm đầu đời, người gắn bó với trẻ nhất chính là bố mẹ, ông bà. Chính vì vậy khi phải rời xa vòng tay của người thân, trẻ dễ cảm thấy sốc, sợ hãi và khóc mếu lên.
Trong trường hợp trẻ không hề khóc lóc, "mạnh mẽ" một cách bất ngờ thì có lẽ thì chứng tỏ trẻ chẳng hề cảm thấy "thiếu", "trống vắng" khi không có người thân bên cạnh. Từ đó suy ra sự gắn kết tình cảm giữa trẻ và người thân không nhiều, dù có hay không cũng không mấy ảnh hưởng đến trẻ. Điều này rõ ràng gây hại đến không chỉ hiện tại mà còn cả tương lai của trẻ.
Những cha mẹ có con đi học mẫu giáo mà không hề khóc cần phải quan tâm, để ý đến cảm xúc của con nhiều hơn. Hãy xem mình đã thực sự dành nhiều thời gian bên cạnh, quan tâm và chăm con con hay chưa?
Nói vậy không có nghĩa trẻ càng khóc nhiều càng tốt. Bởi việc khóc nhiều cũng là biểu hiện cho thấy trẻ có khả năng thích nghi kém với môi trường xung quanh. Hoặc đơn giản bởi trẻ thấy bạn bè xung quanh thì mình cũng khóc theo để được người lớn chú ý, dỗ dành.
Những cách để trẻ không khóc nhiều ở trường mẫu giáo
Để con trẻ sớm thích nghi với môi trường mẫu giáo và không khóc nhiều thì trước hết bố mẹ cần xây dựng tâm lý cho trẻ khi đến trường. Chẳng hạn như kể cho nghe những điều thú vị ở trường mẫu giáo như được gặp bạn mới, được chơi trò chơi. Bố mẹ hãy nói với trẻ: "Nếu con ngoan, ngày mai mẹ sẽ cho đi mẫu giáo nhé". Câu nói này sẽ khiến con cảm thấy hứng thú và luôn nghĩ việc đi mẫu giáo là một phần thưởng.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể cho con làm quen trước với môi trường mẫu giáo bằng cách dẫn con đến tham quan không gian trường, gặp gỡ cô giáo,... Đến ngay nhập học, con sẽ không còn bỡ ngỡ nữa.
Một việc quan trọng không kém, đó là bố mẹ cần điều chỉnh thói quen ăn uống, ngủ nghỉ của con theo lịch nhà trường. Những điều này sẽ giúp con thích nghi với lớp mẫu giáo nhanh hơn, không cảm thấy khó chịu khi ở lớp thì ăn uống, vui chơi một giờ; ở nhà thì sinh hoạt theo khung giờ khác.
Học sinh tiểu học cõng lịch học lạ: Sao kham nổi? Học sinh trường Tiểu học Trần Văn Ơn chỉ có 70 phút nghỉ về nhà ăn trưa, tới trường để theo tiếp lịch học mà nhà trường đặt ra. Thời khóa biểu phản khoa học Nhiều phụ huynh có con theo học tại trường Tiểu học Trần Văn Ơn (P.8, Q. Tân Bình, TP. HCM) phản ánh về lịch học nhà trường đưa...