Mỡ nội tạng ảnh hưởng thế nào với cơ thể con người?
Nghiên cứu mới về tác hại của mỡ nội tạng với sức khỏe mở ra hướng đi mới cho các nhà khoa học nghiên cứu sản xuất thực phẩm thực vật.
Chất béo dưới da có chức năng dự trữ năng lượng và giữ ấm cho cơ thể. Nếu ăn quá nhiều và thường xuyên, cơ thể sẽ không chỉ tích trữ chất béo dưới da, mà còn tại các cơ quan nội tạng. Chất béo này được gọi là mỡ nội tạng.
Mỡ nội tạng dự trữ trong khoang bụng, có vị trí gần một số cơ quan quan trọng bao gồm gan, dạ dày và ruột. Tất cả lượng chất béo trong cơ thể không được tạo và phân bố đều nhau. Loại mỡ này cũng có thể tích tụ trong các động mạch làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Điều quan trọng là bạn cần xác định được sự khác biệt giữa mỡ nội tạng và mỡ dưới da.
Mỡ nội tạng là nguyên nhân gây lão hóa sớm, tăng nguy cơ mắc tiểu đường type II, huyết áp cao, giãn tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim, ung thư, rối loạn nội tiết tố hay quá trình trao đổi chất, giảm chức nhận thức…
Video đang HOT
Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên JAMA cho thấy trong số hơn 150.000 phụ nữ, nhóm sở hữu cân nặng bình thường nhưng phần trăm mỡ nội tạng báo động có nguy cơ tử vong cao hơn.
Mỡ nội tạng lớn làm tăng phản ứng viêm, đặc biệt đối với gan. Điều này xảy ra khi các tế bào mỡ giải phóng các cytokine gây viêm và khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Chất béo nội tạng cũng gây khó khăn cho cơ thể trong việc đào thải độc tố.
Nguyên nhân nào khiến mỡ nội tạng gia tăng trong cơ thể?
Stress và chất lượng giấc ngủ kém là nguyên nhân chủ yếu làm tăng mỡ nội tạng. Ngoài ra, lười vận động và nạp thực phẩm thiếu lành mạnh cũng góp phần tích tụ lớp mỡ này.
Mặc dù có chức năng bảo vệ cơ thể tuy nhiên tổng khối lượng của nó không được vượt quá 10-15% tổng lượng chất béo.
Hệ số mỡ nội tạng = kích thước vòng eo/kích thước vòng hông. Với phụ nữ, hệ số bình thường là dưới 0,88. Ở nam giới, con số trên là dưới 0,95.
Chúng ta có thể giảm mỡ nội tạng bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, quả óc chó, cá hồi.
Thịt đỏ là một trong những nguyên nhân khiến chị em tích mỡ nội tạng.
Thịt đỏ bao gồm: thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt bê, thịt nai, thịt dê. Không bao gồm: thịt gà tây, thịt vịt, thịt ngan, thịt chim, thịt gà, thịt thỏ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc thường xuyên ăn thịt đỏ đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe, bởi loại thịt này có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao, gây ra nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư… Nếu lượng thịt đỏ nạp vào cơ thể mỗi ngày lên tới 90g mỗi ngày khả năng dễ mắc các bệnh đường ruột, đặc biệt là tỉ lệ ung thư trực tràng cao hơn rất nhiều lần. Bởi vậy, nên cắt giảm lượng thịt đỏ trong mỗi bữa ăn, khoảng 70g – tương đương với một lát thịt bò sẽ giúp bạn vừa đảm bảo đủ chất, lại không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Người béo bụng có nguy cơ tử vong sớm
Các nhà nghiên cứu tại Canada và Iran nhận thấy nhóm người có chất béo ở nội tạng cao, nhất là vùng bụng, tiềm ẩn nguy cơ giảm tuổi thọ.
Mỡ nội tạng nằm sâu trong khoang bụng và bao quanh các cơ quan như tim, phổi, gan, dạ dày, ruột. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tác hại của vùng mỡ này với cơ thể như gây lão hóa sớm, tăng nguy cơ mắc tiểu đường type II, huyết áp cao, giãn tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim, ung thư, rối loạn nội tiết tố hay quá trình trao đổi chất, giảm chức nhận thức...
Theo CNN, một nghiên cứu mới vừa cho thấy ảnh hưởng nghiêm trọng khác của mỡ nội tạng tới sức khỏe. Đó là giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ tử vong ở những người béo bụng. Nguyên nhân là vùng mỡ tích tụ ở nội tạng kéo theo lượng cholesterol và đường trong máu cao hơn.
Kết quả trên do nhóm các nhà nghiên cứu ở Canada và Iran hợp tác thực hiện. Họ đã phân tích 72 nghiên cứu với 2,5 triệu người tham gia từ khắp nơi trên thế giới. Tất cả nghiên cứu đều xoay quanh mối quan hệ mỡ nội tạng và sức khỏe, các vấn đề như tim mạch, tiểu đường...
Chỉ số mỡ nội tạng cao tiềm ẩn nhiều nguy hại tới sức khỏe. Ảnh: Medium.
Nhóm tác giả phát hiện ở phụ nữ, mỗi 10 cm vùng bụng tăng lên sẽ làm tăng 8% nguy cơ tử vong. Với nam giới, cứ 10 cm vòng 2 thừa mỡ làm tăng 12% khả năng chết sớm.
Cách ước chừng cơ thể có mỡ nội tạng vượt quá mức cho phép hay không là đo kích thước vòng eo và hông. Hệ số mỡ nội tạng = kích thước vòng eo/kích thước vòng hông. Nếu kết quả dưới 0,88 (ở nữ giới) và dưới 0,95 (với nam giới), bạn có chỉ số mỡ nội tạng bình thường.
Các chuyên gia cũng chỉ ra những động tác crunches bụng sẽ không làm giảm mỡ nội tạng mà chỉ có tác dụng săn chắc vùng cơ này. Để giảm tác hại của mỡ nội tạng trong cơ thể, không cách nào khác ngoài giữ chế độ ăn hợp lý, lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Chúng ta nên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, quả hạch, cá... Ngoài ra, bạn cần hạn chế thịt đỏ, rượu, chất béo bão hòa từ động vật...
Bạn nên đi bộ hoặc tập thể dục nhịp điệu ít nhất 150 phút/tuần hay chạy, đạp xe, bơi lội, thể thao đối kháng ít nhất 75 phút/tuần.
Tác hại của mỡ nội tạng với sức khỏe Mỡ nội tạng nằm sâu trong khoang bụng và bao quanh các cơ quan như tim, phổi, gan, dạ dày, ruột. Chất béo dưới da có chức năng dự trữ năng lượng và giữ ấm cho cơ thể. Nếu ăn quá nhiều và thường xuyên, cơ thể sẽ không chỉ tích trữ chất béo dưới da, mà còn tại các cơ quan nội...