Mở lòng hơn nhờ kịch ứng tác
Tốt nghiệp ngành truyền thông với học bổng thạc sĩ toàn phần Fulbright tại New York nhưng cuối năm 2020, Trần Thanh Vân (33 tuổi, TP.HCM) về Việt Nam, rẽ hướng mở lớp dạy kịch ứng tác.
Thanh Vân (hàng đầu bên trái) đang hướng dẫn các học viên trong lớp Kịch ứng tác – Ảnh: T.V.
Với Vân, kịch ứng tác không chỉ mang lại tiếng cười mà còn đem đến những thay đổi tích cực về mặt tâm lý cũng như khả năng chữa lành tâm hồn.
Làm thêm không lương để học
Năm 2017, Thanh Vân nhận học bổng toàn phần Fulbright và đến New York (Mỹ) học thạc sĩ truyền thông trong 2 năm.
Thời điểm ấy, bạn đang là một YouTuber được yêu thích với kênh Vân Possible, có hàng trăm ngàn lượt theo dõi. Do công việc liên quan đến video và âm thanh nên lần du học này là cơ hội để Vân phát triển con đường truyền thông mình yêu thích.
Sau khi tốt nghiệp, một người bạn là MC Đài truyền hình tại New York gợi ý Vân thử học kịch ứng tác vì “chắc nó sẽ hợp với bạn lắm”. Vân nghe theo và cảm nhận ban đầu là… khá khó.
Bạn từng tự hỏi làm sao không có kịch bản, không bàn trước với nhau mà diễn viên có thể hiểu ý và diễn quá hay như thế?
Là người thích đào sâu, tìm hiểu đến cùng nên thay vì về nước như kế hoạch, Vân ở lại thêm một năm để học thể loại kịch này. New York khá đắt đỏ, vì thế tự túc chi phí sinh hoạt với bạn không hề đơn giản. Hơn nữa, Vân còn quyết định học cùng lúc 2 trường “top” đầu tại New York dạy về kịch ứng tác.
“Mỗi trường theo một trường phái và kỹ thuật dạy khác nhau nên mình muốn học tất cả để hiểu ngọn ngành môn nghệ thuật đam mê”, Vân bộc bạch. Để có tiền học, bên cạnh công việc làm thêm, Vân làm không lương trong nhà hát để đổi lấy giờ học.
Từ 17h đến nửa đêm, cô gái người Việt đứng bán vé, bán nước, dọn ghế, quét nhà. Chỗ ở xa nơi làm, mỗi ngày Vân mất 2 tiếng trên tàu điện ngầm để đi, về.
“Có những đêm đi làm về khuya, mình bị kẻ xấu gí dao hoặc tấn công khi say xỉn. Đi làm về trễ, tuy mệt nhưng rất vui vì trong giờ làm được nghỉ một tiếng để xem những vở diễn ứng tác.
Có lần xem xong, tim mình vỡ òa trên đường về vì cảm thấy quá tuyệt vời. Kịch ứng tác “kéo” mọi người xích lại gần nhau bằng những câu chuyện chân thành, hóm hỉnh.
Người diễn trên sân khấu cố gắng kể lại câu chuyện mà họ không được bàn trước. Khán giả và diễn viên cùng khám phá những tình tiết, nội dung trong từng phút giây. Đó là vẻ đẹp của sự ngẫu hứng và hợp tác!” – Vân nhớ lại.
Video đang HOT
Đam mê, kiên trì nên dù là người nước ngoài duy nhất trong lớp học, Vân thường được giáo viên khen ngợi và lấy làm gương vì nét diễn chân thật của mình.
“Khi bạn là người không rành cả ngôn ngữ và văn hóa bản địa bằng người ta, điều duy nhất bạn có thể làm là bình tĩnh và chân thật nhất” – Vân giải thích.
Diễn kịch ứng tác chính là thể hiện những suy nghĩ chân thật và cảm xúc hồn nhiên nhất của mình.
Trần Thanh Vân
Hướng đến giá trị tốt đẹp
Tháng 8-2020, vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên Vân về Việt Nam, tiếp tục học trực tuyến. Lệch múi giờ, thời gian học rơi vào 5h sáng ở Việt Nam nhưng bạn vẫn dậy sớm để theo dõi. “Kịch ứng tác làm mình thay đổi rất nhiều. Bản thân thấy hạnh phúc, yêu thương và tử tế hơn. Do vậy, mình muốn chia sẻ điều đó với người khác”.
Nghĩ là làm, tháng 12-2020 Vân quyết định mở lớp chia sẻ môn học mới này. Thông báo trên Facebook chưa đầy nửa ngày, 2 lớp với 32 học viên đã đăng ký.
Đến nay, những học viên đầu tiên đã tốt nghiệp trình độ 1, đang tiếp tục trình độ 2. Nhiều học viên nhà ở huyện Hóc Môn (TP.HCM) hay tỉnh Bình Dương vẫn đến lớp đúng giờ, đều đặn.
Là bộ môn nghệ thuật còn khá mới ở Việt Nam, người học bài bản không nhiều nên Vân gần như là người tiên phong. Bạn cảm thấy quá may mắn khi biết đến môn học và sống ngay “thủ phủ” của nó, cũng như có thể hòa nhập về ngôn ngữ và văn hóa để hiểu sâu về kịch ứng tác. Lúc dạy, bạn luôn linh hoạt vận dụng kiến thức, “Việt hóa” phù hợp với người học.
Thịnh Trần Vĩnh Sinh (28 tuổi, nhân viên thiết kế) cho biết dù mới theo lớp thời gian ngắn nhưng bản thân học được nhiều điều.
Công việc làm thiết kế nên Sinh ít có cơ hội giao tiếp, bày tỏ ý kiến. Đến với lớp học kịch, Sinh thoải mái nói ra suy nghĩ thật mà không bị phán xét, được lắng nghe và cũng biết cách lắng nghe hơn. “Sau mấy tháng học, mình tự tin, phản xạ tốt và linh hoạt hơn. Trong cuộc sống hằng ngày, mình cũng tập được tính lắng nghe, cố gắng hiểu và tôn trọng ý kiến người khác” – Sinh bày tỏ.
Ngoài giúp ích cho giao tiếp, ứng biến nhanh nhạy thì một số bạn bị sang chấn tâm lý, tổn thương, đến với lớp học sẽ thấy thoải mái hơn khi có môi trường tin cậy, an toàn để chia sẻ.
Bên cạnh đó, nhiều thói quen chưa tốt sẽ dần thay đổi, như: nói lấn lướt người khác, nghe để trả lời chứ không phải bày tỏ thái độ phản ứng ngay khi chưa hiểu hết người đối diện…
“Tôi tin mỗi người đều có một tâm hồn thiện và đẹp. Nếu mình cho người ta môi trường an toàn để được là chính mình, sẽ không ai tấn công nhau cả” – Vân nói.
Trần Thanh Vân tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế. Khi còn đi học, Vân thường xuyên đại diện thanh niên Việt Nam tham gia giao lưu quốc tế, thi hùng biện, tham dự hội thảo ở nước ngoài…
Tốt nghiệp, Vân làm marketing trong ngành báo chí và âm nhạc, là một YouTuber, người dẫn chương trình song ngữ. Năm 2017, Vân sang Mỹ học truyền thông. Hiện nay ngoài dạy kịch, Vân còn làm podcast Tâm Lý Ơi, được rất nhiều bạn trẻ tin nghe.
Kịch ứng tác (Improvisation comedy) là môn nghệ thuật hài kịch mà không có kịch bản, đạo cụ, trang phục biểu diễn hay bất cứ sự chuẩn bị trước nào. Người diễn viên sẽ lập tức lấy cảm hứng từ gợi ý hoặc câu chuyện của khán giả để có màn biểu diễn hài kịch ngẫu hứng, thú vị.
Kinh nghiệm săn học bổng Fulbright
Thạc sĩ Vĩnh Huy, từng là thành viên hội đồng tuyển chọn của học bổng Fulbright, chia sẻ cách chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ du học Mỹ tốt nhất.
Thạc sĩ Vĩnh Huy từng hai lần giành học bổng AAS của Chính phủ Australia và học bổng Fulbright của Chính phủ Mỹ. Năm 2016, thạc sĩ Huy được chương trình Fulbright mời làm thành viên hội đồng tuyển chọn.
Tham dự buổi hội thảo cung cấp và chia sẻ thông tin về học bổng Fulbright năm học 2022-2023 của Chính phủ Mỹ tại TP HCM, thầy Huy cho biết năm nay các ngành học của chương trình học bổng Fulbright không thay đổi và vẫn dành ưu tiên cho khoa học xã hội và nhân văn. Tuy nhiên, nếu làm quản lý các ngành STEM, bạn vẫn có khả thể tham gia ứng tuyển.
Các finalist chia sẻ kinh nghiệm tại buổi hội thảo cung cấp thông tin về học bổng Fulbright năm học 2022-2023 của Chính phủ Mỹ tại TP HCM gần đây. Ảnh: NVCC.
Theo thống kê của chương trình Fulbright tại Việt Nam, hàng năm số hồ sơ ứng tuyển dao động 300-500. Đến vòng sàng lọc, số hồ sơ còn khoảng 150 để hội đồng tuyển chọn xem xét. Số hồ sơ được xét vào vòng trong tùy theo chất lượng. Mỗi năm chương trình chọn 30-50 hồ sơ vào vòng phỏng vấn.
Về tiêu chí tuyển chọn: Fulbright đánh giá cao mục tiêu học tập, không quan trọng ứng viên công tác ở đơn vị nào, không phân biệt cơ quan nhà nước hay tư nhân, cũng như không có sự ưu tiên cho tôn giáo hay vùng miền.
Fulbright là một trong ít học bổng không yêu cầu ứng viên tốt nghiệp đại học đạt loại gì hay quy định GPA cụ thể bao nhiêu. Mục đích là mở rộng cánh cửa cho mọi người. Đối tượng mà Fulbright tìm kiếm chính là các ứng viên có tiềm năng đóng góp cho cộng đồng và xã hội trong tương lai.
Hai bài luận PS (Personal Statement) và SO (Study Objectives): Quy định của Fulbright cho bài luận cá nhân PS và bài luận mục tiêu, kế hoạch học tập SO tối đa 1.000 từ cho mỗi bài. Các finalist (ứng viên đã qua vòng phỏng vấn, đang chờ được trường bên Mỹ chính thức nhận sang học) năm nay cũng chia sẻ một số điểm đáng chú ý khi trình bày các bài luận.
Các bài luận cần:
- Nhấn mạnh và thể hiện được sự đóng góp cụ thể của bản thân cho cộng đồng và xã hội sau khi học về.
- Phải nghiên cứu thật kỹ 7 tiêu chí của Fulbright để đáp ứng một cách tốt nhất.
- Viết và thể hiện sao cho người ngoài ngành và không có chuyên môn vẫn có thể hiểu được, cụ thể ở đây là các thành viên của hội đồng tuyển chọn.
- Áp dụng kỹ thuật viết "Show, don't tell" bằng cách sử dụng câu chuyện cụ thể hay kinh nghiệm thực tế của bản thân trong cuộc sống, học tập, và công việc để minh họa cho bài luận.
- Đoạn mở bài và kết luận của bài luận PS rất quan trọng, có thể mở đầu bằng một đoạn hội thoại, hoặc minh họa bằng hình ảnh để mở và kết cho ấn tượng.
- Hai bài luận PS và SO là hai câu chuyện bổ sung cho nhau để thể hiện đầy đủ về bản thân cho hội đồng.
- Mạnh dạn khoe về bản thân trong hai bài luận.
Theo thạc sĩ Huy, đa số finalist tham gia hội thảo năm nay ít nhiều nhận thức tầm quan trọng của mentor (người hướng dẫn và tư vấn) và tìm sự giúp đỡ từ họ khi viết hồ sơ săn học bổng Fulbright. Một finalist thậm chí còn phân loại các mentor cụ thể thành các nhóm:
- Cùng ngành học khi xin học bổng Fulbright.
- Khác ngành học khi xin học bổng Fulbright.
- Đã có bằng thạc sĩ và IELTS.
- Hiểu ứng viên rõ nhất.
- Người bản xứ.
Thạc sĩ Huy (bìa phải) cùng các finalist Fulbright 2020 tại buổi chia sẻ kinh nghiệm gần đây. Ảnh: NVCC .
Thư giới thiệu LOR (Letter of Recommendation): Fulbright yêu cầu nộp 3 LOR thể hiện các khía cạnh, góc nhìn, hay câu chuyện về ứng viên. Ba LOR này giúp hội đồng có cái nhìn khách quan về ứng viên bên cạnh hai bài luận PS và SO.
Các LOR chính là ba mảnh ghép để hoàn tất câu chuyện hay bức tranh về bản thân ứng viên. Theo kinh nghiệm của finalist, khi tìm người viết LOR, nên chủ động liên hệ, cung cấp thông tin về bản thân và các tiêu chí đánh giá của Fulbright cho người giới thiệu.
Vòng phỏng vấn: Mục đích chính của buổi phỏng vấn là cơ hội để hội đồng có dịp tiếp xúc biết rõ hơn về con người thật của ứng viên bên cạnh bộ hồ sơ. Vì vậy, các thành viên hội đồng sẽ hỏi thêm về các khía cạnh mà họ vẫn còn thắc mắc khi đọc hồ sơ. Do đó, để chuẩn bị tốt cho vòng phỏng vấn, việc cơ bản và quan trọng phải làm là ứng viên phải nắm chắc thông tin về bộ hồ sơ của mình.
Một finalist cũng chia sẻ kinh nghiệm nếu ứng viên có năng khiếu đặc biệt nào đó có thể đem ra biểu diễn trước hội đồng. Bạn finalist này trình bày một ca khúc trước hội đồng và gây được ấn tượng đặc biệt.
Mở thêm thời gian nhận hồ sơ học bổng Chính phủ Australia Thời gian nhận hồ sơ dự tuyển bậc thạc sĩ của Chương trình học bổng Chính phủ Australia (AAS) năm 2021 được gia hạn thêm tới ngày 31-5. Đại học Tây Úc (UWA) (Ảnh minh hoạ) Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo về việc gia hạn thu hồ sơ dự tuyển của Chương trình học bổng...