Mở hộp màn hình gaming Samsung Odyssey G3: Đem 165Hz tới tầm giá dễ tiếp cận
Sản phẩm có giá bán tham khảo là 4.689.000 đồng cho bản 24 inch và 5.790.000 đồng cho bản 27 inch.
Mặc dù nổi tiếng với các sản phẩm màn hình gaming cao cấp như Odyssey G7 hay G9, Samsung cũng không quên phân khúc bình dân với dòng Odyssey G3. Tất nhiên để chạm được tầm giá dưới 6 triệu Đồng của mình, chiếc màn hình này sẽ phải loại bỏ đi những tính năng cao cấp như tỷ lệ Ultrawide, thiết kế cong, những công nghệ hiển thị cao cấp như HDR, độ phân giải cao.
Nhưng cũng không phải vì vậy mà sản phẩm này kém hấp dẫn, khi vẫn đem được tần số quét cao 165Hz xuống tầm giá rẻ, nhắm tới game thủ eSport muốn có lợi thế trong những tựa game cần phản hồi nhanh nhất có thể.
Những phụ kiện trong hộp Odyssey G3 bao gồm củ sạc, dây sạc và dây Displayport.
Đây là chân đế của màn hình, được ghép từ 2 phần và có thể lắp đặt mà không cần dụng cụ. Chân cho cảm giác rất chắc chắn vì được làm nặng, 2 thanh ngang cũng dài và vững chãi.
Mặt sau chân có 1 miếng cao su nhỏ để luồn dây qua, dấu sau trụ chân để không nhìn thấy từ mặt trước.
Chân gắn với màn hình cũng không cần thêm tuốc vít, chỉ cần lắp đúng ngàm là xong. Nhưng nếu muốn ta cũng có thể gắn màn với arm bằng chuẩn VESA.
Sau khi lắp chân thì ta sẽ lắp thêm một miếng như hình để mặt sau có thiết kế liền lạc, đẹp mắt hơn – đây là một yếu tố khá hay của dòng màn hình Odyssey từ rẻ tới đắt. Ở các sản phẩm cao cấp hơn thì phần này còn có cả đèn LED đổi màu nữa nhưng Odyssey G3 thì không có.
Các cổng kết nối của màn hình bao gồm cổng nguồn, 3.5mm, HDMI, Displayport và cổng USB dành cho việc sửa chữa.
Video đang HOT
Để điều khiển màn hình ta có 1 Joystick duy nhất ở cạnh đáy, một cách điều khiển đơn giản hóa mà cũng đã có nhiều hãng áp dụng.
Chân của Odyssey G3 cho phép màn hình lật lên xuống, điều chỉnh chiều cao, quay 2 bên và xoay ngang – dọc.
Phiên bản chúng tôi có tại đây là Odyssey G3 24 inch, ngoài ra còn có một phiên bản 27 inch lớn hơn nhưng cũng sẽ có giá bán cao hơn.
Viền màn hình được làm khá mỏng, tương tự như các dòng màn hình gaming mới hiện nay.
Chỉ riêng có cạnh dưới làm dày hơn một chút vì có phần viền dể đặt logo cũng như cụm thiết kế nhìn như ống tản nhiệt của máy bay này. Nhìn cụm này giống loa ngoài, nhưng thực chất màn hình này không có loa.
Phần mềm điều khiển màn hình có thể được bật lên nhờ Joystick ở cạnh dưới, và ta có thể điều chỉnh độ sáng, tương phản, màu sắc màn hình, bật tắt tính năng chống xé hình AMD FreeSync Premium, tính năng chống giật (Flicker), bật tâm giả cho các tựa game bắn súng và chỉnh âm lượng cho cổng 3.5mm.
Về cấu hình, Odyssey G3 trang bị tấm nền VA 16:9 độ phân giải FullHD (1920 x 1080) tần số quét cao nhất 165Hz, tốc độ phản hồi 1ms và độ sáng 250 cd/㎡.
Trong những cấu hình này thì tần số quét 165Hz và tốc độ phản hồi 1ms sẽ là đáng giá nhất, giúp người dùng trải nghiệm game với độ mượt cao, không bị giật lag. AMD FreeSync Premium cũng sẽ hỗ trợ để đồng bộ hóa hình ảnh, không bị “xé nhỏ” ở giữa khung hình.
Để có các tính năng mạnh mẽ hơn như HDR, độ phân giải 2K, tỷ lệ màn hình 21:9 hay độ sáng cao hơn thì ta sẽ phải nâng cấp lên các phiên bản cao cấp hơn như Odyssey G4, G5 hay G7, G9.
Trên tay tai nghe gaming không dây Razer Barracuda Pro: Màng loa mới, chống ồn chủ động ANC và âm thanh vòm THX Spatial Audio
Cặp tai nghe "Hybrid" cao cấp nhất của hãng "Rắn ba đầu" có gì hay ho?
Đến với 2022, Razer đã nâng cấp toàn bộ dòng sản phẩm tai nghe gaming không dây Barracuda của mình, trong đó là cặp Barracuda Pro cao cấp với giá bán lên tới hơn 6 triệu đồng. Vậy cặp tai nghe này có những tính năng gì để xứng đáng với mức giá này?
Như thường lệ, các sản phẩm của Razer được đặt trong một chiếc hộp tông màu đen và xanh lá cây, với logo "Rắn ba đầu" rất đặc trưng của hãng. Tại mặt trước hộp giới thiệu về tính đa dụng của tai nghe, có thể sử dụng được với PC tới console và thiết bị di động.
Ở mặt sau hộp vẫn có khá nhiều những thông tin khác, trong đó là chuẩn THX Spatial Audio cho phép giả lập âm thanh vòm 7.1, tính năng hữu ích cho một cặp tai nghe hướng tới giải trí phim và game như Barracuda Pro. Bên cạnh đó là công nghệ THX AAA (Achromatic Audio Amplifier) để khuếch đại âm thanh với chất lượng cao dành cho cả phim, game và nhạc.
Mở hộp, ta tìm thấy các món phụ kiện bao gồm một hộp cứng có khóa kéo, dây sạc USB Type-C, dây nối dài và dongle Razer 2.4GHz "Hyperspeed". Ngoài kết nối bằng dongle thì Barracuda Pro cũng có Bluetooth 5.2 và có thể chuyển nhanh giữa 2 chế độ bằng một nút bấm "Smart switch" trên tai nghe. Kết hợp với kết nối có dây thì Barracuda Pro có thể dùng với PC, Playstation, smartphone Android và iOS.
Tai nghe không có gọng gập nên sẽ được đặt thẳng vào trong hộp như thế này.
Các món phụ kiện thì được đặt vào một ngăn nhỏ với nắp vải để không rơi ra ngoài.
Nhìn một cách tổng quan, cặp tai nghe này có thiết kế khá đơn giản, cũng là xu hướng trong thời gian gần đây của Razer. Tai nghe không có đèn LED, đến phần logo ở phần đệm đầu cũng được làm dập chìm và đồng màu với lớp da xung quanh.
Phần đệm tai được làm bằng da mềm và cao su non (Memory Foam) cho cảm giác đeo êm tai. Phía dưới lớp đệm là một cặp màng loa sợi sinh học TriForce được hãng quảng cáo là giảm độ méo âm thanh cùng khả năng tinh chỉnh từng dải âm mà không làm ảnh hưởng tới nhau.
Các nút bấm được đặt ở cạnh dưới như thường lệ, bao gồm nút nguồn, vòng chỉnh âm lượng...
... nút bật tắt microphone,
... và nút Smart switch để chuyển nhanh giữa các thiết bị đã kết nối với Bluetooth hoặc dongle 2.4GHz như đã đề cập ở trên.
Tai nghe tích hợp chống ồn chủ động ANC, một tính năng chắc chắn phải có với các sản phẩm cao cấp hiện nay. Chống ồn ANC có thể được điều chỉnh cường độ ở 10 nấc và chuyển sang chế độ nghe môi trường (Ambient Sound) nếu người dùng cần giao tiếp nhanh với người xung quanh.
Tính năng này có thể được điều khiển thông qua ứng dụng trên smartphone Razer Audio App, ngoài ra còn có thể bật chế độ không làm phiền, chỉnh âm thanh bằng EQ, bật chế độ Gaming Mode giảm độ trễ, tăng giảm cường độ giảm ồn của microphone và theo dõi thời lượng pin. Hãng công bố là trong một lần sạc đầy Barracuda Pro có thể dùng được trong 40 tiếng, chắc chắn còn phụ thuộc vào thời lượng sử dụng ANC của mỗi người.
Như đã đề cập ở đầu bài, đây hiện là flagship của dòng tai nghe Barracuda từ Razer nên cũng có mức giá không hề rẻ, từ 6 - 6.5 triệu đồng.
Samsung ra mắt Odyssey Ark: Màn hình gaming 55 inch 4K 165Hz cong, giá 3.500 USD Một chiếc màn hình gaming "tối tân" với các thông số phần cứng siêu khủng, và tất nhiên mức giá cũng không hề rẻ. 7 điểm giúp ViewFinity S8 trở thành sản phẩm đáng mua nhất trong phân khúc giá 14 triệu OPPO ra mắt tai nghe TWS giá rẻ, pin 7 giờ, độ trễ thấp Không chịu thua Samsung, Xiaomi ra mắt...