Mơ hồ chọn nghề
Đa số học sinh chọn nghề dựa theo sở thích, theo bạn, chưa nhiều em quan tâm cơ hội việc làm sau khi ra trường.
Không ít học sinh THPT vẫn chưa hiểu biết hết về ngành, nghề để có sự lựa chọn đúng. (Ảnh minh họa)
Chọn trường theo bạn
Ông Trần Hữu Linh, Phó hiệu trưởng Trường THPT Kỳ Anh ( Hà Tĩnh), cho biết, trường thành lập ban tư vấn tuyển sinh, cập nhật thông tin tuyển sinh của các trường ĐH lên trang website của trường; các trường ĐH cử cán bộ về trường tư vấn, tư vấn trực tuyến. Ngoài ra, nhà trường cũng mời chuyên gia, giảng viên về trường để nói chuyện, định hướng nghề nghiệp học sinh.
“Có em thích ngành Kinh tế đối ngoại của Trường ĐH Ngoại thương nhưng khi thầy cô đánh giá, có thể năng lực của em chưa đạt mức điểm tuyển sinh thì em quay ra chọn ngành khác điểm thấp hơn rất nhiều để có cơ hội trúng tuyển. Như vậy, em đang chọn trường, chứ không phải chọn ngành.
Hay một số em có tâm lý đi học theo bạn, bạn đăng ký ngành nào mình cũng học ngành đó cho vui, chưa biết quan tâm đến vấn đề việc làm sau 4 năm ĐH”, ông Linh nói. Theo ông sau khi được chuyên gia tư vấn, định hướng và cung cấp thông tin ngành nghề, nhiều em cho biết suy nghĩ lại việc chọn ngành, nghề.
Ông Nguyễn Xuân Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Sào Báy (Hòa Bình) chia sẻ, trường có khoảng 230 học sinh lớp 12. Trước đó, Trung tâm tư vấn hướng nghiệp của tỉnh về tư vấn cho học sinh về lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Đa số học sinh chọn chỉ đăng ký thi xét tốt nghiệp và đi làm ngay để kiếm thu nhập. Số học sinh đăng ký thi để xét tuyển ĐH được hướng nghiệp, chọn những ngành phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của địa phương như ngành nghề liên quan kỹ thuật nông nghiệp, thú y…
Video đang HOT
Ở thành phố, nhiều học sinh quan tâm những ngành nghề mới, có xu hướng phát triển và quan tâm vấn đề đầu ra. Tuy nhiên, không ít em thờ ơ với tương lai, chọn trường theo bạn, chọn vì “bố mẹ muốn thế”, thậm chí có em không có ước mơ, mong muốn theo đuổi bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào.
Chưa hiểu về ngành, nghề
Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, nói rằng, chọn được nghề phù hợp giữa sở thích, đam mê, khả năng đầu ra việc làm và năng lực là rất khó, do đó, thực tế những năm trước, có những em học đến năm thứ 2 hoặc học xong ĐH vẫn quay ra học nghề. Ông Ngọc cho rằng, vấn đề học ngành gì, nghề gì sau này đảm bảo đầu ra việc làm rất quan trọng, nếu chọn theo bạn hoặc không tìm hiểu thực tế, sinh viên ra trường rất dễ thất nghiệp.
TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đại học và nghề nghiệp (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam), cho biết, hiện nay, danh mục nghề nghiệp có tới 900 nghề nhưng học sinh chưa tiếp cận được hết. Nhiều em học đến lớp 12 vẫn chưa biết mình muốn làm nghề gì. Theo ông Đông, cần phải đưa giáo dục, định hướng nghề nghiệp vào trường học để học sinh làm quen và có định hướng nghề từ sớm.
Trần Thị Thuỳ Linh, học sinh lớp 12 tại Nam Định đặt câu hỏi với giáo viên dạy trực tuyến: “Em thích ngành công nghệ thông tin nhưng băn khoăn không biết chọn trường nào. Nếu chọn ĐH Bách khoa em không tự tin sẽ đỗ, chọn trường khác em không thích. Vì thế, em có nên theo đuổi ngành mình thích không hay chọn phương án khác đảm bảo an toàn?”. Trong khi đó, một câu hỏi thường gặp trong các buổi tư vấn tuyển sinh là: “Em nên chọn ngành gì để có việc làm thu nhập tốt?”.
Tỉ lệ sinh viên có việc làm: Để những con số không 'vênh' nhau
Thời điểm này, các trường ĐH đã rục rịch công bố đề án tuyển sinh 2021-2022. Theo yêu cầu bắt buộc của Bộ GDĐT, Đề án tuyển sinh phải công khai tỉ lệ sinh viên (SV) tốt nghiệp có việc làm sau ra trường của các năm trước.
Đây là căn cứ quan trọng để người học quyết định việc chọn ngành/nghề phù hợp.
Nhiều cử nhân ra trường chạy grab mưu sinh.
Gần 70% sinh viên có việc làm
Báo cáo mới nhất năm 2020, tổng hợp tình hình việc làm SV tốt nghiệp của 220/236 cơ sở giáo dục ĐH (SV tốt nghiệp năm 2019) cho thấy: Tỉ lệ SV có việc làm trên tổng số SV tốt nghiệp ĐH đạt 68%.
Trước đó, theo số liệu khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ GDĐT) năm 2019, tổng hợp tình hình việc làm SV tốt nghiệp của 181/240 cơ sở giáo dục ĐH (SV tốt nghiệp năm 2018) cho thấy: Tỉ lệ SV có việc làm/tổng số SV tốt nghiệp: 65,5%. Số SV tốt nghiệp làm việc đúng ngành được đào tạo: 66.877 (tương đương 57%); liên quan đến ngành đào tạo: 26.250 (23%); không liên quan đến ngành đào tạo: 23.251 (20%).
Như vậy, lượng SV tốt nghiệp được làm những công việc đúng ngành đào tạo hoặc liên quan đến ngành đào tạo đạt khoảng 80% qua các năm. Còn lại là làm việc không đúng ngành đào tạo, khoảng 19-20%. Đây là một thống kê đáng lưu tâm.
Theo quy định của Bộ GDĐT, từ mùa tuyển sinh năm 2018, các trường ĐH phải công bố công khai tỉ lệ SV tốt nghiệp có việc làm sau ra trường của các năm trước- nhằm làm căn cứ quan trọng cho chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm. Đây không phải là yêu cầu mới, song tính thực chất của tỉ lệ này đến đâu, làm sao để những con số thống kê không phải là hình thức... hiện đang là băn khoăn của người học trước thềm mùa tuyển sinh 2021.
Những con số có chuẩn?
Cũng từ mùa tuyển sinh 2018, một số trường ĐH đã công bố tỉ lệ SV ra trường có việc làm sau 12 tháng. Con số này có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm trường khác nhau. Đơn cử nhóm các trường ĐH vùng như: ĐH Tây Bắc, ĐH Hồng Đức, ĐH Điều dưỡng Nam Định... tỉ lệ SV ra trường có việc làm sau 12 tháng thấp (khoảng từ trên 30% - 70%).
Trong khi tỉ lệ này ở nhóm các trường "top" đầu như ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Y dược TPHCM... đều đạt từ 90-96%. Tuy nhiên, so với tổng số trường ĐH trên cả nước, trước thềm mùa tuyển sinh 2018, số trường công khai tỉ lệ này mới chỉ chiếm khoảng 1/4.
Khi ấy, nhiều câu hỏi đã được đặt ra, liệu bao nhiêu phần trăm trong số đó là thống kê thực chất? Bởi từ cuối năm 2017 Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam (do Bộ LĐTBXH phối hợp Tổng cục Thống kê công bố) cho biết trong quý III-2017, số người thất nghiệp có trình độ ĐH trở lên là 237.000 người, tăng 53.900 người so với quý II-2017.
Vậy đâu là số liệu thật? Lẽ nào những số liệu thống kê từ các Bộ liên quan với các trường ĐH lại có sự "vênh" nhau?
Khởi động mùa tuyển sinh 2021, chương trình tư vấn hướng nghiệp đã được tổ chức ở một số địa phương. Dự ngày hội tuyển sinh, những mối quan tâm của học sinh THPT được đặt ra rất thực tế: Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến cấu trúc nghề nghiệp xã hội?
Thời đại 4.0 với sự chuyển đổi số mạnh mẽ sẽ cần nhân lực ở những ngành nào? Nguy cơ thất nghiệp hiện hữu trong bão Covid- 19 là có thật. Trước bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, vậy chắc chắn những ngành nghề liên quan đếnquản trị khách sạn, kinh doanh lữ hành du lịch...SV ra trường sẽ khó kiếm việc làm. Các trường quảng bá tuyển sinh như thế nào, tỉ lệ SV có việc làm của những ngành này trong năm 2019 ra sao, có thực chất không?
Kết quả SV có việc làm sau khi ra trường là tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo theo hướng gắn với thị trường lao động. Việc công khai tình hình việc làm của SV tốt nghiệp là trách nhiệm của các trường, nhưng Bộ GDĐT cũng phải có trách nhiệm kiểm chứng. Dư luận xã hội và phụ huynh có nhu cầu được biết những thông tin trung thực, chính xác do các trường ĐH cung cấp để hướng nghề nghiệp vào đời cho thanh niên, chứ họ không cần những con số đẹp.
Chỉ có điều, trên thực tế nhiều trường đã không hề thực hiện nghiêm túc quy định về công bổ tỉ lệ SV có việc làm. GS Nguyễn Quý Thanh- Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐHQG Hà Nội từng nhận định: Số liệu SV có việc làm của các trường còn mang tính hình thức, chưa cụ thể theo từng ngành và có tình trạng các trường công bố số liệu SV ra trường có việc làm cao hơn so với thực tế.
Học ngành gì để ra trường có việc tốt, lương cao? Chỉ còn ít ngày nữa các thí sinh trên cả nước sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển cao đẳng, đại học. Vấn đề về chọn ngành, chọn nghề, cơ hội việc làm sau khi ra trường đang được nhiều em quan tâm. Học ngành nào để có cơ hội việc làm tốt, nhận mức lương hấp dẫn trong...