Mô hình tủ sách lớp học – sáng kiến thúc đẩy học tập suốt đời
Thực hiện công tác truyền thông về Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời, ngày 11/10, Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT) phối hợp với Sở GD&ĐT Ninh Bình xây dựng phóng sự về tấm gương người tốt, việc tốt và phong trào, sáng kiến dạy và học tốt tại địa phương.
Thầy Bùi Văn Đông, Phó Trưởng phòng GD&ĐT Yên Mô chia sẻ về tủ sách lớp học (ảnh Trịnh Huyền)
Bộ GD&ĐT lựa chọn tủ sách cộng đồng do thầy Bùi Văn Đông, Phó Trưởng phòng GD&ĐT Yên Mô (Ninh Bình) sáng lập. Tủ sách có hơn 4.000 đầu sách, phục vụ hơn 200 lượt bạn đọc hàng tháng, góp phần phát triển phong trào đọc sách cho HS và người dân huyện Yên Mô và các huyện lân cận.
Trong khuôn khổ chương trình, Bộ GD&ĐT đã về thăm Trường THCS Yên Thắng thực hiện phóng sự về tủ sách lớp học, thư viện trường học, Tủ sách dành cho cán bộ, GV, công nhân viên…
Cô giáo Lê Thị Hải, Hiệu trưởng Trường THCS Yên Thắng cho biết: Trong những giờ ra chơi, HS cứ vây quanh cô thủ thư. Khi tìm hiểu nguyên nhân, cô mới biết HS rất thích đọc sách. Cô và các thầy giáo trong trường tìm nhiều cách để xây dựng tủ sách cho HS.
Video đang HOT
Cô giáo Lê Thị Hải bên tủ sách lớp học (ảnh Trịnh Huyền)
Trước hết là phải tìm nguồn xã hội hóa. Nhà trường đã kêu gọi mỗi em một quyển sách cho vào thư viện nhà trường và tủ sách lớp học. Khi các em ra trường, nếu các em thấy quyển sách nào hay thì tặng lại cho nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường kêu gọi phụ huynh HS, địa phương để xây dựng tủ sách.
Khi nhà trường đang băn khoăn làm sao để phát triển tủ sách trong nhà trường thì được sự hướng dẫn của thầy Bùi Văn Đông, nhà trường đã xây dựng được 12 tủ sách lớp học, mỗi tủ sách có giá trị 1,5 triệu. Với sự trợ giúp của nhà sách Đông Tây, NXB Phụ nữ, nhà trường được mua sách với giá rẻ (giảm giá từ 20% đến 30%). Vì thế, hiện tủ sách lớp học rất phong phú với nhiều đầu sách khác nhau phục vụ cho việc dạy và học của thầy cô và HS.
Theo cô Hải, để lan tỏa phong trào đọc sách, hàng tuần, hàng tháng, nhà trường tổ chức tuần lễ khuyến đọc như kể truyện theo sách, phát biểu về cuốn sách hay nhất, tác giả hay nhất mà các em thích.
Trong năm học này, để hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời, nhà trường phát động phong trào các sự kiện nói chuyện về Bác Hồ. Mỗi tuần 1 khối thi với nhau có BGK chấm thi kể chuyện về Bác. Các em tự chọn, tự biểu diễn và sân khấu hóa. Phần thưởng tuy rất nhỏ nhưng các em rất tự tin trên sân khấu. Đặc biệt các em rất sáng tạo trong các hoạt động sân khấu hóa. Vào dịp 20/11 nhà trường sẽ tổng kết phong trào này.
HS trong thư viện trường học (ảnh Trịnh Huyền)
Là người từng làm hiệu trưởng nhà trường, thầy Đông cho biết thêm: Tủ sách lớp học Yên Thắng xuất phát từ việc làm sách hóa nông thôn của huyện Yên Mô. Hình thức là huy động từ HS, từ cộng đồng và từ HS cũ. Yên Thắng là 1 trong 7 trường đầu tiên thực hiện sách hóa nông thôn. Ngoài ra, nhà trường còn có dòng sách dành cho cán bộ, GV, công nhân viên. Mô hình này được các Trường THCS Yên Thái, Yên Nhân, Yên Từ, Khánh Thịnh… làm rất tốt.
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ, bà Tống Liên Anh, chuyên viên Vụ GDTX cho biết: Mô hình tủ sách trong lớp học khởi phát từ mô hình sách hóa nông thôn. Năm 2015, Bộ GD&ĐT đã đứng ra đề cử chương trình sách hóa nông thôn của anh Nguyễn Quang Thạch với UNESCO. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đạt giải thưởng quốc tế về xóa mù chữ – giải thưởng danh giá nhất của thế giới về xóa mù chữ. Năm 2016, tại Pháp, UNESCO đã chính thức trao Giải thưởng Xóa mù chữ Quốc tế cho chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” trong khuôn khổ lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Xóa mù chữ.
Năm 2017, chương trình Sách hóa nông thôn của Việt Nam có tên trong danh sách 15 chương trình xóa mù chữ được vinh danh năm nay của Thư viện Quốc hội Mỹ (LOC). Điều đó cho thấy, mô hình tủ sách lớp học không phải chỉ ở Việt Nam ghi nhận mà cả thế giới đều ghi nhận, coi đó như một sáng kiến thúc đẩy học tập suốt đời cho người dân, cho HS.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Hiệu quả thư viện trường học
Nhằm xây dựng văn hóa đọc cho học sinh, những năm qua, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đầu tư, đổi mới thư viện trường, giúp học sinh (HS) hình thành thói quen đọc sách, kỹ năng học tập suốt đời.
Thư viện Trường Tiểu học Đông Cương (TP Thanh Hóa) thu hút nhiều học sinh.
Ở Trường Tiểu học Đông Cương (TP Thanh Hóa), đọc sách trở thành một hoạt động không thể thiếu trong mỗi giờ ra chơi hay đầu giờ và cuối giờ học của HS. Hình ảnh những cô bé, cậu bé ngồi tụm năm, tụm ba trong thư viện hay dưới mỗi gốc cây đọc sách đã trở thành nét đẹp riêng của ngôi trường này. Học tập tại trường được 2 năm, em Nguyễn Thảo My luôn chọn điểm đến là thư viện mỗi giờ ra chơi và sau mỗi giờ học. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm và cô thủ thư, em tự chọn cho mình những cuốn truyện tranh lý thú, bổ ích. Qua những câu chuyện trong sách, em học được nhiều điều hay và những đức tính tốt đẹp. Còn em Trần Trung Đức, lớp 5 khoe: Em đã đọc sách từ năm học lớp 2 và hằng ngày đến giờ ra chơi em lại lên thư viện để đọc sách, những quyển sách hay, thú vị em sẽ mượn về nhà để đọc kỹ hơn.
Thư viện Trường Tiểu học Đông Cương đã được nhà trường quan tâm đầu tư xây dựng khang trang đồng bộ, kết hợp giữa mô hình thư viện truyền thống và thư viện xanh với hơn 2.900 đầu sách và hơn 33.000 bản sách thuộc các thể loại như: Sách tham khảo, sách thiếu nhi, sách khoa học, truyện tranh... Thư viện được hình thành trong khuôn viên trường với gần 500m2; không gian thư viện gần gũi với thiên nhiên, rộng rãi, thoáng mát. Những bộ bàn ghế, xích đu và từng góc đọc được trang trí bắt mắt, hấp dẫn để HS có thể thoải mái đọc sách. Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hòa, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Mô hình thư viện xanh được nhà trường xây dựng từ năm học 2016-2017. Nhà trường đã vận động các em HS tham gia xây dựng thư viện với tinh thần "mỗi người một cuốn sách để có triệu cuốn sách". Đồng thời đề ra các nội quy của thư viện, phân công lịch đọc cho các lớp; sắp xếp sách theo trình độ học, nội dung để các em dễ tìm đọc. Đặc biệt, công tác quản lý sách được nhà trường kết hợp linh hoạt giữa cô thủ thư và nhóm HS cộng tác viên của thư viện. Với sự đầu tư nâng cấp thư viện, lượng HS đến đọc sách ngày càng tăng cao.
Xác định khơi dậy và bồi đắp niềm ham thích đọc sách cho HS là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực, Trường Tiểu học Hà Ninh (xã Hà Ninh, Hà Trung) cũng đã có nhiều sáng tạo, đổi mới trong hoạt động của thư viện trường. Thư viện trường được trang trí bắt mắt, có bàn ghế để phục vụ nhu cầu đọc tại chỗ của các em HS. Cô giáo Vũ Thị Oanh, hiệu trưởng nhà trường cho biết: Thư viện trường hiện có 2.000 bản sách. Hằng năm, trường thường cân đối ngân sách để mua bổ sung sách hay, mới, đồng thời huy động sách trong HS. Như năm 2018, trường đã huy động được hơn 200 cuốn sách từ các em HS. Cùng với đầu tư cơ sở vật chất, kho sách, ban giám hiệu nhà trường đã phân công lịch đọc sách cho các lớp; đưa hoạt động đọc sách tại thư viện vào hoạt động ngoại khóa của các lớp; giao giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính trong việc định hướng, hướng dẫn các em đọc sách nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn sách, truyện tại lớp cũng như ở nhà. Ngoài ra, vào Ngày sách Việt Nam, nhà trường đều tổ chức chương trình trưng bày, giới thiệu về sách cho các em HS thông qua việc thi thuyết trình, sáng tạo mô hình, diễn kịch... về sách giữa các lớp, khối.
Có thể khẳng định, thư viện của các trường học đã tạo được thói quen đọc sách, hình thành văn hóa đọc cho HS, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Nhận thức được tầm quan trọng của thư viện trường học, trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo, Thư viện tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thư viện trong trường học; tăng cường trao đổi, luân chuyển sách cho các thư viện nhà trường; thường xuyên tổ chức các hoạt động trưng bày, kể chuyện sách giữa các trường; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho giáo viên, HS về vai trò của thư viện và việc đọc sách góp phần thúc đẩy phong trào đọc sách trong HS và giáo viên ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đến nay, toàn tỉnh có 100% các trường xây dựng thư viện, trong đó có khoảng trên 60% tổng số thư viện trường học đạt chuẩn. Tuy nhiên một số thư viện trường học chưa thu hút được giáo viên và HS yêu thích và tích cực tham gia đọc sách. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất thiếu thốn, đặc biệt là các loại sách tham khảo, sách nâng cao xuất bản mới hạn chế. Đội ngũ thủ thư phần lớn là kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách nên việc đầu tư, quan tâm đến hoạt động của thư viện còn có mức độ, chất lượng hiệu quả không cao.
Đọc sách là một thói quen rất có ý nghĩa, đặc biệt là đối với HS. Việc tạo cho HS có thói quen, ý thức đọc sách là rất cần thiết trong các nhà trường, do đó, các trường cần quan tâm đầu tư xây dựng thư viện, luôn đổi mới, chủ động tổ chức nhiều hoạt động phong phú gắn với thư viện và hoạt động đọc của HS, góp phần khơi dậy đam mê đọc sách, thói quen đọc sách, giúp các em tích lũy tri thức, kỹ năng sống
Bài Và Ảnh: Thùy Linh
Theo baothanhhoa
Ninh Bình: Ban hành kế hoạch triển khai nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa ban hành kế hoạch số 56/KH-SGDĐT triển khai nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học tỉnh Ninh Bình trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ảnh minh họa/nguồn internet Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học gồm một số vấn đề cơ bản về: Lịch...