Mô hình Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm: Phù hợp nền giáo dục hiện đại
Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc cải cách giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc cải cách giáo dục chủ yếu quan tâm đến giáo dục phổ thông mà ít quan tâm đồng bộ đến cải cách, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở trường sư phạm.
Trường sư phạm chưa đáp ứng được nhu cầu cải cách của các trường phổ thông là một thực tế chúng ta buộc phải nhìn nhận.
Hai điểm bất cập
Thứ nhất, nội dung kiến thức giảng dạy ở bậc đại học và chương trình dạy học ở phổ thông không ăn khớp (kiến thức chuyên ngành và phương pháp dạy học). Các khoa Sư phạm không có mối liên hệ mật thiết với các Sở giáo dục. Đội ngũ giảng viên đại học ít có cơ hội tiếp xúc với thực tế phổ thông nên không nắm rõ về chương trình, không am hiểu thực tiễn giảng dạy. Mối quan hệ giữa hệ thống trường sư phạm với hệ thống trường phổ thông ngày càng lỏng lẻo.
Thứ hai, một trong những hệ quả của việc xa rời thực tế nói trên đó là sinh viên được học “lý thuyết” quá nhiều mà khả năng “thực hành” thì quá yếu kém. Khi bước chân vào thực tế giảng dạy (kiến tập, thực tập, đi dạy sau khi ra trường…), các em không bắt kịp những đổi mới ở phổ thông. Nguyên nhân có lẽ là vì “học không đi đôi với hành”.
Nhận thức sâu sắc những mặt hạn chế nói trên trong đào tạo sinh viên sư phạm, năm 2008 Trường Đại học An Giang đã thành lập TRƯỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM có nhiều cấp học. Sự ra đời của Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm là vô cùng phù hợp với xu hướng của nền giáo dục hiện đại trong thời kì hội nhập.
Thực tiễn từ Đại học An Giang
“Mỗi trường đại học sư phạm phải có ít nhất một trường thực hành sư phạm có quy mô phù hợp với yêu cầu thực hành sư phạm”. Nội dung này được quy định trong Quy chế Trường Thực hành Sư phạm của Bộ Giáo dục & đào tạo đã phần nào khẳng định được vai trò, vị trí của trường thực hành sư phạm trong công tác đào tạo giáo viên. Trường Phổ thông thực hành Sư phạm trực thuộc Trường Đại học An Giang đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Điều 3 của Quy chế Trường Thực hành Sư phạm.
Công tác phối hợp đào tạo sinh viên sư phạm luôn được trường chú trọng. Tại đây, sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên sư phạm Ngữ văn nói riêng có thể thông qua các hoạt động cụ thể ở trường để: “Tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục của trường trung học phổ thông; quan sát, tìm hiểu hoạt động giáo dục ở các khối lớp; tìm hiểu và thực hành các khâu chuẩn bị dạy học, các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp, các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên; dự một số hoạt động mẫu về dạy học và giáo dục của giáo viên trung học phổ thông, tập dượt một số hoạt động có chọn lọc về dạy học và giáo dục; dự một số giờ thực hành về nghiệp vụ do các giảng viên trường đại học sư phạm hoặc các giáo viên trường trung học phổ thông thực hiện tại trường thực hành”.
Hằng năm, trường Phổ thông Thực hành Sư phạm luôn kết hợp chặt chẽ với Khoa Sư phạm làm tốt công tác rèn nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm cho sinh viên của Đại học An Giang. Nhà trường xem đây là nhiệm vụ chủ đạo xuyên suốt trong năm học. Các hoạt động này luôn được thực hiện nghiêm túc, có kiểm tra nhắc nhở và rút kinh nghiệm qua mỗi đợt.
Thông qua các hoạt động kiến tập và thực tập này, sinh viên có cơ hội để học việc, tập sự những công việc của một người giáo viên về công tác chuyên môn, phong trào và cả hoạt động chủ nhiệm lớp. Bộ môn Ngữ văn, khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang cũng cử nhiều giảng viên xuống trực tiếp dự giờ thực tập cùng giáo viên phổ thông để cùng đánh giá kết quả thực tập của sinh viên.
Không chỉ tạo cơ hội cho sinh viên được học hỏi từ thực tế giảng dạy ở phổ thông, nhà trường và các giáo viên hướng dẫn còn đặc biệt chú ý nâng cao ý thức của của các em sinh viên sư phạm về công tác chủ nhiệm lớp, giúp cho các em nhận thức được công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng trong giảng dạy, góp phần quyết định trong việc phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường và trong việc xây dựng nề nếp, kỷ cương trường học.
Không chỉ phối hợp đào tạo sinh viên sư phạm, Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm còn tạo điều kiện cho các giảng viên khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang có cơ hội được dạy ở phổ thông để các giảng viên bắt kịp tình hình phổ thông, cập nhật, hoàn thiện và đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy đại học của mình, rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục đại học và phổ thông.
Video đang HOT
Kiến nghị và đề xuất
Việc thành lập Trường Thực hành Sư phạm trực thuộc các trường đại học là một gợi ý hay và thiết thực để cả giảng viên và sinh viên sư phạm nói chung và sư phạm Ngữ văn nói riêng có điều kiện tiếp xúc, am hiểu thực tế phổ thông. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học sư phạm và các Sở Giáo dục để có được sự tương đồng, ăn khớp giữa việc đổi mới giáo dục phổ thông và đổi mới đào tạo giáo viên ở đại học sư phạm.
Ở trường sư phạm, sinh viên muốn giảng dạy được tốt phải xem các giờ dạy mẫu như thế nào. Dạy mẫu được coi là một yêu cầu bắt buộc trong quy trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Sau khi học lý thuyết, sinh viên phải được xem mẫu, được nhận diện và phân tích qua mẫu, làm thuần thục theo mẫu, sau đó mới sáng tạo.
Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian kiến tập và thực tập và các học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm còn quá ngắn, không đủ cho sinh viên được quan sát nhiều giờ dạy mẫu. Vì vậy, nên ghi hình lại các tiết dạy mẫu của giáo viên trường Phổ thông Thực hành Sư phạm, các hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc các tiết tập giảng của sinh viên để minh họa trong những giờ học lý thuyết ở giảng đường đại học.
Các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai thí điểm, ứng dụng các thành tựu khoa học giáo dục của giảng viên, sinh cần được tăng cường hơn nữa, đồng thời phải mang tính thiết thực và cập nhật.
Hình thức tổ chức hoạt động thực hành sư phạm cho sinh viên cần đa dạng hơn. Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành sư phạm của sinh viên sư phạm.
Kết quả thực hành sư phạm của sinh viên phải được đánh giá một cách chính xác, khoa học. Muốn được như vậy phải xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá theo yêu cầu đặc thù của bộ môn Ngữ văn và bám sát những nội dung thực hành sư phạm. Kết quả đánh giá này phải được đưa vào hồ sơ tốt nghiệp cũng như hồ sơ xin việc của sinh viên như một sự thẩm định của nơi đào tạo về năng lực của người học sau khi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó cần có một hội đồng riêng để đánh giá một cách khách quan, chính xác, công bằng và thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo: “Trường sư phạm cần đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm của sinh viên qua một hội đồng riêng với sự tham gia của các giáo viên, các nhà sư phạm chuyên sâu về nghiệp vụ sư phạm (có thể mời các giáo viên phổ thông dạy giỏi). Điểm nghiệp vụ sư phạm này có thể coi là một trong những điểm đánh giá tốt nghiệp bắt buộc của sinh viên sư phạm Ngữ văn, kể cả những sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp. Đây là cách đánh giá công bằng, khoa học và quan trọng hơn là nó định hướng cho sinh viên sư phạm ý thức, trách nhiệm cao đối với việc nâng cao tay nghề”.
Việc thành lập Trường Thực hành Sư phạm trực thuộc các trường đại học là một gợi ý hay và thiết thực để cả giảng viên và sinh viên sư phạm nói chung và sư phạm Ngữ văn nói riêng có điều kiện tiếp xúc, am hiểu thực tế phổ thông.
Nguyễn Thị Thu Giang
Theo giaoducthoidai.vn
Để không là lý thuyết suông !
Theo nhiều giáo viên, để Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học phát huy hiệu quả cần phải có chiến lược đồng bộ, lâu dài và xây dựng từ gốc.
Bộ quy tắc ứng xử giao tiếp văn hóa cần mở rộng ra ở phạm vi gia đình, xã hội
ĐÀO NGỌC THẠCH
Triển khai từ trường sư phạm
Quy tắc ứng xử phải dựa trên cơ sở của luật Giáo dục để áp dụng vào thực tiễn. Vì theo quan sát của chúng tôi, hầu hết giáo viên (GV), học sinh (HS) và phụ huynh (PH) hiện nay đều không biết luật Giáo dục là gì. Bộ quy tắc không chỉ có không gian và đối tượng giao tiếp trong trường học, mà cần mở rộng ra ở phạm vi gia đình, xã hội; đảm bảo sự hài hòa về tính dân chủ - một nhu cầu tất yếu phải có - trong học đường với truyền thống "tôn sư trọng đạo" - một nguyên tắc ứng xử thành thông lệ xưa nay.
Ngoài ra, phải có chiến lược đồng bộ, lâu dài và xây dựng từ gốc. Chẳng hạn sinh viên (SV) đào tạo từ các trường sư phạm phải là người nắm vững và thực tế hóa các quy tắc này. Nhìn vào thực tế hiện nay, chúng tôi thấy SV sư phạm chẳng khác gì nhiều với SV các trường khác về ăn mặc, nói năng... Ngay cả chương trình học cũng ít chú trọng đến các kỹ năng sư phạm, trong đó có kỹ năng ứng xử.
Cần có cách áp dụng bằng những giải pháp cụ thể, tránh xa rời, lý tưởng, để không rơi vào tình cảnh chỉ là những văn bản lý thuyết suông trên giấy, trên các bảng treo. Chẳng hạn, đưa quy tắc này vào những buổi học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GV. Đưa vào chương trình học chính khóa cho HS đầu cấp. Trực tiếp phổ biến đến PH trong các cuộc họp với nhà trường. Và dĩ nhiên là có sự cam kết thực hiện và các biện pháp kèm theo nếu vi phạm bộ quy tắc này.
Trần Ngọc Tuấn
(Giáo viên THPT tại TP.HCM)
Cần sự gương mẫu của người lớn
Theo báo cáo sơ bộ của cơ quan công an 63 tỉnh/thành phố trên cả nước, từ năm 2010 đến nay đã có 7.735 HS, SV tham gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật.Còn theo kết quả khảo sát tháng 12.2017 của Bộ GD-ĐT, có 8,6% HS và 20,3% SV tự nhận mình thường xuyên nói tục, chửi bậy. Cũng theo khảo sát trên, có 4,2% HS cho biết bị bắt nạt ở trong trường thường xuyên, đôi khi bị bắt nạt là 11%...Theo kết quả khảo sát, để xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, HS phổ thông cho rằng cần có sự gương mẫu của cán bộ GV (82,9%), tham gia tích cực của HS (73,5%), gương mẫu của PH (72,9%), bạn bè giúp đỡ (70,3%), xử lý nghiêm hậu quả (68,8%).
Tuệ Nguyễn
Phải có sự đánh giá, giám sát
Hiện nay, luật Viên chức, luật Giáo dục, điều lệ các trường phổ thông đều có quy định trách nhiệm của GV; tuy nhiên vẫn xảy ra những câu chuyện đáng tiếc trong môi trường giáo dục. Do vậy việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường là cần thiết nhưng phải tránh hình thức thì mới mang lại hiệu quả thực sự.
Bộ quy tắc này cần xây dựng thành những tiêu chí cụ thể, sát thực tế, có hình thức chế tài căn cứ theo luật Viên chức. Vì nếu chỉ mang tính vận động, khuyến khích thực hiện thì không hiệu quả mà đòi hỏi phải có sự đánh giá, giám sát.
Phạm Phương Bình
(Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Q.Thủ Đức, TP.HCM)
Cần gắn liền với thực tiễn
Bên cạnh những GV, HS tự ý thức và ứng xử văn minh trong nhà trường, vẫn còn một bộ phận chưa hiểu đúng về vấn đề này. Do vậy nếu Bộ hoàn thiện và đưa vào thực hiện thì các cá nhân không nên khó chịu vì những ràng buộc ấy.
Với sự phát triển của xã hội hiện nay, những quy tắc ứng xử cần gắn liền với thực tiễn. Đội ngũ biên soạn phải sống trong lòng cuộc sống, thở cùng nhịp đập của xã hội để đưa ra những quy tắc giúp cán bộ quản lý, GV, nhân viên, PH, HS kiểm soát hành vi, suy nghĩ trước khi nói và làm.
Huỳnh Lê Ý Nhi
(Giáo viên Trường THCS Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM)
Có biện pháp chế tài
Trong môi trường sư phạm, có nhiều giáo sinh chỉ coi công việc của mình là một nghề để kiếm sống chứ không biết rằng đây là một nghề đặc thù. Do đó Bộ quy tắc ứng xử cần đưa ngay vào các trường đào tạo ngành sư phạm để giáo sinh chuẩn bị tâm thế trước khi bước vào nghề.
Quy tắc cần cụ thể hóa những điều nên làm và những việc không được phép thực hiện. Việc xây dựng không khó nhưng quan trọng là chế tài và sự kiểm soát thực hiện mới khó, vì có những quy định hiện nay còn chưa thực hiện đúng.
Bùi Gia Hiếu
(Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt, Q.Tân Phú, TP.HCM)
Cần quy định rõ ràng
Quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường là cần thiết vì hiện tại có một số quy định trong phạm vi nhà trường đã không được thực hiện. Chẳng hạn, dù nhiều nhà trường thông báo là PH đến trường đón con em cần ăn mặc lịch sự nhưng không thiếu những bậc cha mẹ vào trường mặc đồ ngủ, quần đùi... Do vậy, sắp tới khi ban hành văn hóa ứng xử thì cần có quy định rõ điều được và không được làm trong nhà trường để mọi người cùng nghiêm túc thực hiện.
Nguyễn Thị Bích Vân
(Phụ huynh trường tiểu học tại TP.HCM)
Theo thanhnien.vn
Các trường đại học phải đào tạo cho sinh viên về khởi nghiệp Các trường phải xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Đó là đề nghị của Bộ GD&ĐT đối với các đại học, học viện, các các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm về việc thực...