Mô hình ĐH vùng trước bối cảnh tự chủ ĐH: Cấp thiết phải đổi mới quản trị đại học
Tự chủ ĐH được xem là chủ trương lớn có nhiều triển vọng nhằm giúp đổi mới quản trị ĐH theo hướng năng động và hiệu quả theo xu thế của thế giới. Cùng với việc các cơ sở GD ĐH thành viên được trao nhiều quyền tự chủ sẽ kéo theo sự suy giảm vai trò của ĐH vùng nếu không có sự thay đổi trong phương thức quản trị.
Khu vực giới thiệu các sản phẩm công trình nghiên cứu khoa học của SV ĐH Đà Nẵng tại Festival Sáng tạo & Khởi nghiệp Trẻ toàn quốc 2018
Xây dựng lộ trình tự chủ cho các cơ sở GD thành viên
Mô hình ĐH vùng với cơ chế có nhiều lợi thế như tối ưu hóa trong sử dụng và huy động nguồn lực giúp tập trung chuyên môn hóa, có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu, đầu tư được các công trình lớn mà sự đầu tư nhỏ giọt của các trường riêng lẻ khó có thể thực hiện được. Hiện nay, cả nước có 3 ĐH vùng gồm ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng. Những ĐH này đều đã xây dựng lộ trình tự chủ cho các cơ sở GD ĐH thành viên theo những cấp độ phù hợp.
Theo PGS.TS Nguyễn Quang Linh – Giám đốc ĐH Huế, xác định tự chủ là một xu hướng tất yếu của các trường ĐH. Trong thời gian vừa qua, ĐH Huế đã có nhiều chủ trương, định hướng xây dựng lộ trình và chuẩn bị các điều kiện thực hiện tự chủ ĐH cho các trường ĐH thành viên, đơn vị trực thuộc.
Đã thực hiện phân cấp quản lý mạnh và phù hợp trên các mặt công tác tạo điều kiện tối ưu để các đơn vị xây dựng và thực hiện lộ trình tự chủ ĐH. Theo đó, trong giai đoạn 2018 – 2019, sẽ có 3 trường ĐH thành viên là Trường ĐH Y Dược, Trường ĐH Luật, Trường ĐH Kinh tế thực hiện tự chủ ĐH, các viện nghiên cứu, trung tâm, nhà xuất bản thực hiện tự chủ tài chính hoàn toàn; giai đoạn 2019 – 2020 có 2 trường ĐH thành viên thực hiện tự chủ ĐH là Trường ĐH Nông Lâm, Trường ĐH Ngoại ngữ; các trường còn lại thực hiện tự chủ trong giai đoạn tiếp theo theo cơ chế đặt hàng của Nhà nước.
Cơ sở để Chính phủ giao quyền tự chủ luôn xem xét đến khả năng đa dạng hóa nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, chứ không chỉ đơn thuần là nguồn thu từ học phí. Đây cũng chính là kinh nghiệm tự chủ của các trường ĐH trên thế giới. Do vậy, khi chuyển sang tự chủ ĐH, trường luôn xem hợp tác quốc tế và NCKH là một hướng chủ đạo để tăng cường năng lực tài chính của mình. Nhà trường đã chuẩn bị vấn đề này trong nhiều năm qua thông qua triển khai các dự án quốc tế và các đề tài khoa học trong nước. Nhà trường cũng đã tuyển những nghiên cứu viên để thực hiện các hoạt động nghiên cứu song hành với hoạt động giảng dạy.
PGS.TS Trần Đình Khôi
Video đang HOT
Trước khi Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai tự chủ, ĐH Đà Nẵng đã triển khai tự chủ theo cấp độ tự chủ giữa ĐH Đà Nẵng với CSGDĐH thành viên theo hướng phân cấp cho các CSGDĐH thành viên trong tổ chức cán bộ, quản lý đào tạo, quản lý ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản. Sau Trường ĐH Kinh tế, theo lộ trình, năm 2018 này, Trường ĐH Bách khoa và ĐH Ngoại ngữ cũng sẽ tiến hành tự chủ ĐH, các cơ sở GD ĐH còn lại của ĐH Đà Nẵng sẽ thực hiện tự chủ trong năm 2020.
PGS.TS Trần Đình Khôi Nguyên – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng chia sẻ về lộ trình để thực hiện tự chủ ĐH của nhà trường: “Chủ trương của Chính phủ khi giao quyền tự chủ là cũng đòi hỏi các cơ sở GD ĐH phải chủ động liên kết với bên ngoài để chuyển giao các kiến thức khoa học vào đời sống thực tiễn”.
Nâng tầm ĐH vùng
Theo phân tích của GS.TS Trần Văn Nam – nguyên Giám đốc ĐH Đà Nẵng, với việc trao nhiều quyền tự chủ hơn cho các CSGDĐH thành viên, “cơ quan ĐH vùng trở thành cấp trung gian chuyển giao thông tin lên Bộ chủ quản; vai trò điều hành chiến lược và điều phối hoạt động của ĐH vùng bị giảm sút, tạo nguy cơ làm giảm hiệu quả theo quy mô.
Các quy định liên quan đến mối quan hệ giữa ĐH vùng với các đơn vị thành viên, quan hệ giữa ĐH vùng và Bộ GD&ĐT gây khó khăn trong việc khó huy động và tập trung các nguồn dài hạn vào những mục tiêu phát triển chung mang tính chiến lược của cả ĐH vùng”. Trong bối cảnh đó, để ĐH vùng không chỉ là cấp quản lý trung gian thừa thãi trong thời kỳ tự chủ ĐH, buộc mô hình ĐH vùng phải có những thay đổi nhất định và cũng phải thực hiện tự chủ ĐH.
Hiện nay, trong số các trường ĐH đang triển khai tự chủ, chỉ có Trường ĐH Kinh tế thuộc ĐH Đà Nẵng là trường ĐH nằm trong ĐH. Theo nguyên tắc của cơ chế tự chủ thì bản thân trường có quyền mạnh hơn cả ĐH Đà Nẵng trong khi trên thực tế vẫn bị ràng buộc bởi là một cơ sở GD ĐH thành viên của ĐH Đà Nẵng. Chính vì vậy, theo GS.TS Trần Văn Nam: “ĐH vùng cần được tự chủ cao hơn để thực hiện vai trò điều phối, quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn lực sử dụng chung. Tự chủ trường ĐH sẽ là điều kiện cần thiết để thực hiện phương thức quản trị ĐH tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh hội nhập”.
Theo Thông báo số 38/TB-VPCP ngày 24/1/2018 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với ĐH Huế, các ĐH vùng gồm ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng sẽ được mở rộng cơ chế hoạt động, tăng tính chủ động trong điều hành quản lý các hoạt động thực hiện lộ trình tự chủ ĐH, được áp dụng cơ chế tương tự như hai ĐH Quốc gia. Thông báo này đã mở ra một thời kỳ phát triển mới đối với các ĐH vùng, đồng thời đòi hỏi cần phải có những biến chuyển cần thiết trong cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức cũng như cách thức quản lý, đảm bảo được sự phát triển của từng thành viên vừa tạo sự thống nhất trong hệ thống.
Hà Nguyên
Theo giaoducthoidai.vn
Nhiều đại học địa phương, đại học vùng đang 'vét' thí sinh
Dù đang "vét" thí sinh với mức điểm chuẩn trúng tuyển chỉ 13- 14 điểm, song nhiều trường đại học địa phương, đại học vùng vẫn lo thiếu thí sinh.
Theo đó, nhiều trường đại học thành viên của đại học Huế năm nay lấy điểm chuẩn khá thấp, trong đó nhiều trường, nhiều ngành chỉ với mức 13- 14 điểm.
Cụ thể, trường đại học Khoa học Huế ngoại trừ ngành Báo chí lấy điểm chuẩn 13,75; Công nghệ thông tin lấy 13,5 điểm thì 22 ngành đào tạo còn lại đều có điểm chuẩn 13 điểm. Trường đại học Kinh tế Huế có 11/22 ngành đạo tạo lấy điểm chuẩn là 13 điểm, cao nhất là ngành Quản trị kinh doanh, Marketing và Quản trị nhân lực với mức 16,5 điểm.
Trường đại học Khoa học Huế ngoại trừ ngành Báo chí lấy điểm chuẩn 13,75; Công nghệ thông tin lấy 13, 5 điểm thì 22 ngành đào tạo còn lại đều có điểm chuẩn 13 điểm.
Trường đại học Kinh tế Huế có 11/22 ngành đạo tạo lấy điểm chuẩn là 13 điểm
Tương tự, trường đại học Nông lâm Huế có 11 ngành lấy điểm chuẩn 13 điểm, 4 ngành của Phân hiệu đại học Huế tại Quảng Trị đều lấy 13 điểm.
Tại Đà Nẵng, trường đại học Duy Tân ngoại trừ Bác sĩ Đa khoa và Bác sĩ Răng hàm mặt (19 điểm), Dược học (16 điểm). Ngành Kiến trúc (môn Vẽ nhân hệ số 2) lấy 15 điểm. Tất cả các ngành còn lại đều lấy điểm chuẩn 13 điểm. Trường đại học Đông Á, trường Xây dựng Miền Trung đều công bố mức trúng tuyển từ 13 điểm...
Trường đại học Phạm Văn Đồng, Quãng Ngãi có 5/10 ngành bậc đại học lấy điểm chuẩn trúng tuyển là 13 điểm. Trường đại học Quy Nhơn, ngoại trừ các ngành đào tạo sư phạm lấy điểm chuẩn 17 điểm, còn lại có 32/46 ngành lấy điểm chuẩn trúng tuyển là 14 điểm. Tương tự, trường đại học Quảng Bình ngoại trừ 7 ngành đào tạo sư phạm lấy điểm chuẩn 17 điểm, 13 ngành còn lại của trường này lấy điểm trúng tuyển là 14; trường đại học Hà Tĩnh, ngoại trừ chương trình đào tạo giáo viên lấy 17 điểm, các ngành còn lại lấy điểm chuẩn 13,5...
Trường đại học Phạm Văn Đồng, Quãng Ngãi có 5/10 ngành bậc đại học lấy điểm chuẩn trúng tuyển là 13 điểm
Ở khu vực Tây Nguyên, đại học Tây Nguyên có 28 trên tổng số 46 ngành, chương trình đào tạo của trường này lấy điểm trúng tuyển là 13. Trường đại học Đà Lạt ngoại trừ các ngành đạo tạo giáo viên lấy 17 điểm, các ngành khác đều tập trung ở mức 14 điểm, có 1 số ngành lấy 15 và 16 điểm...
Tương tự, nhiều trường đại học khu vực phía Bắc cũng lấy điểm chuẩn từ 13- 14 điểm. Tại đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, có12/18 ngành và phân hiệu tại Thanh Hóa đều có mức trúng tuyển là 13, một số ngành khác lấy 13,5; trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp trừ hai chương trình tiên tiến lấy 14 điểm, tất cả các ngành còn lại đều lấy 13,5 điểm...
Mặc dù điểm chuẩn trúng tuyển của các trường đại học địa phương, đại học vùng thấp song nhiều chuyên gia tuyển sinh cho biết, các trường này vẫn sẽ phải tuyển bổ sung thêm đợt 2, thậm chí là đợt 3 cho một số ngành khó tuyển.
Theo Tiền phong
Tuyển sinh đại học Huế 2018: Sát với nhu cầu thị trường lao động và người học Ky tuyên sinh đai hoc (ĐH) năm 2018 cua ĐH Huê đươc điêu chinh, giam hang trăm chi tiêu tuyên sinh so vơi năm 2017, dưng đao tao 2 nganh hoc "ê âm" nhiêu năm qua va mơ thêm cac nganh hoc mơi nhăm đap ưng nhu câu thi trương lao đông va nhu câu ngươi hoc. Thi sinh trung tuyên năm 2017...