Mô hình đặc biệt giúp trẻ mầm non hết biếng ăn, thích đi học
Nhờ sự kết hợp của bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường hoạt động thể lực, nhiều trẻ mầm non ở Quảng Ngãi đã hết biếng ăn, thích đi học.
Trường Mầm non (MN) Sơn Ca TP.Tam Kỳ là đơn vị có nhiều thành tích trong giáo dục của tỉnh Quảng Nam. Năm học 2002-2003 trường được Chủ tich Nước tặng Huân chương Lao đông hạng Ba và năm học 2004-2005 được Bô GD&ĐT công nhân trường MN đạt chuân quôc gia giai đoạn 2002-2005. Năm học 2009-2010 vinh dự được Chủ tịch nước Công hòa xã hôi chủ nghĩa Viêt Nam trao tặng Huân chương Lao đông hạng Nhì.
Trường MN Sơn Ca là một trong 20 trường ở 10 tỉnh, thành phố trong cả nước được Bộ GD-ĐT chọn thực hiện “Mô hình điểm bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên”, hướng đến cải thiện dinh dưỡng và nâng cao thể lực của trẻ.
Sau thời gian được áp dụng tại trường MN Sơn Ca, “Mô hình điểm bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên” đã bắt đầu phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao sức khỏe, phát triển chiều cao, thể lực… cho trẻ. Đặc biệt, nhiều trẻ trước đây biếng ăn giờ đã hết và ham thích đi học.
Quảng Nam là một trong 10 địa phương cùng với Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Bình, Sơn La, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Lâm Đồng, An Giang được Bộ GD-ĐT thực hiện mô hình điểm nghiên cứu cấp quốc gia về sức khỏe học đường (bao gồm dinh dưỡng học đường và giáo dục thể chất), thời gian thực hiện từ tháng 8/2020 đến tháng 5/2021.
Trong đó, Tập đoàn TH là đơn vị đồng hành với Bộ GD-ĐT thực hiện “Mô hình điểm bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh và sinh viên Việt Nam”.
Mô hình này nằm trong Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 – 2025″ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2019.
Video đang HOT
Theo đó, nhân viên cấp dưỡng Trường MN Sơn Ca được trực tiếp hướng dẫn cách chế biến từng món ăn sao cho ngon, hấp dẫn, đảm bảo dinh dưỡng và phù hợp với tình hình thực tế ở Quảng Nam. Giáo viên được tập huấn và hướng dẫn các bài tập phát triển thể lực cho trẻ.
Các học sinh mầm non cũng được dạy về các loại rau, củ, quả và thực phẩm, từ đó giúp các em hiểu hơn về tác dụng của từng món ăn đối với sức khỏe. Tạo cảm hứng cho trẻ trước bữa ăn, không còn tình trạng biếng ăn, bỏ bữa.
Bên cạnh cải thiện dinh dưỡng, Trường MN Sơn Ca còn được hỗ trợ phát triển thể lực như hỗ trợ dụng cụ phát triển thể lực như các bộ dụng cụ hít xà đơn, chạy dích dắc, đo thể lực, cùng một số dụng cụ khác như vòng thể dục, bóng bàn, bóng ném, xốp lót sàn…
Cô Văn Thị Thanh Vân, Phó Hiệu trưởng Trường MN Sơn Ca cho biết, đối với bài tập vận động, giáo viên bám sát khung mô hình giáo dục thể chất để tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh theo từng độ tuổi thực hiện. Tùy từng bài tập và tình hình thời tiết, giáo viên tổ chức tập luyện trong lớp hay ngoài sân phù hợp.
Ngoài ra, các cô giáo tổ chức nhiều trò chơi, lồng ghép trò chơi vào các hoạt động tại trường phù hợp từng độ tuổi, vừa sức của trẻ; sân chơi đảm bảo an toàn. Để trẻ tích cực tham gia trò chơi, giáo viên chuẩn bị một số đồ dùng phù hợp, tổ chức dưới nhiều hình thức. Nhờ vậy, đa số trẻ tỏ ra hứng thú, ham muốn học và chơi cùng bạn, nhất là những trò chơi vận động, mang tính tập thể như: chạy tiếp sức, chạy theo đường dích dắc, đá bóng…
Về bữa ăn, cô Phan Thị Thuận, Hiệu trưởng Trường MN Sơn Ca cho biết, nhà trường thực hiện đúng thực đơn được Bộ GD-ĐT xây dựng theo từng tuần với các món ăn hấp dẫn, phong phú, phù hợp tình hình thực tế của địa phương.
Trẻ sử dụng khay đựng cơm và thức ăn, tự lựa chọn thức ăn, tạo hưng phấn trẻ ăn hết suất và rèn tính tự lập… Theo các giáo viên của Trường MN Sơn Ca, từ khi được Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện đề án thực đơn của trẻ phong phú hơn; trẻ hứng thú với những món ăn lạ.
Anh Nguyễn Tuấn Anh, phụ huynh nhà trường cho hay, con anh vốn biếng ăn, nhất là các loại rau quả, nhưng từ khi nhà trường áp dụng mô hình anh rất hài lòng khi cháu biết ăn nhiều loại rau củ quả và nhiều món mới lạ.
Hơn nữa, đề án có hỗ trợ sữa TH (mỗi cháu trong độ tuổi mẫu giáo được hỗ trợ 1 hộp sữa TH 110ml/ngày), nên trẻ cũng ham đến lớp, đi học chuyên cần hơn. Lượng sữa này các bé sẽ được uống vào sau giờ ngủ trưa.
Ngoài sữa tươi của TH true Milk, buổi chiều các bé còn được ăn thêm bữa xế, thường là các món đơn giản nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và dinh dưỡng cho trẻ.
Bé gái Trường MN Sơn Ca háo hức thưởng thức món nui nấu canh các cô giáo chuẩn bị cho bữa xế.
Bị phụ huynh "tẩy chay" vẫn theo nghề
Từng bị gia đình phản đối, bị phụ huynh "tẩy chay" nhưng vì yêu trẻ, gần 12 năm thầy đã trải qua những vui buồn của nghề.
Giáo viên dạy trẻ mầm non thường hợp với phụ nữ nhưng vì yêu trẻ nên nhiều thầy giáo đã lựa chọn và gắn bó với nghề.
Ghé thăm lớp học vào đúng giờ chiều, thầy Âu Dương Đăng Khoa, giáo viên (GV) Trường Mầm non Sơn Ca, quận 5, TP.HCM đang tất bật cho các bé ăn xế. Đa phần trẻ đều tự xúc ăn ngon lành, tuy nhiên có bé ăn chậm hơn các bạn nên được thầy Khoa đút để kịp giờ các hoạt động khác. Cách thầy cho trẻ ăn cũng khéo léo như các GV khác.
"Mỹ Đình nói Khoa nghe nè!"
Sau khi ăn xong, dưới sự hướng dẫn của thầy, các con tự dọn, gấp bàn ghế vào chỗ cũ và lấy giỏ thay quần áo.
"Mỹ Đình nói Khoa nghe nè! Mỹ Đình được cô thay đồ rồi nhé!" - giọng nói thỏ thẻ của một cô bé cất lên khiến mọi người đều cười.
Thầy Khoa mỉm cười trìu mến và bảo: "Các bạn nam qua đây Khoa thay đồ nhé. Bạn nào có thể tự thay được càng tốt". "Các con dễ thương lắm! Lúc nhớ các con sẽ gọi thầy, còn khi thích chỉ gọi Khoa như gọi bạn mình. Và tôi thích điều đó" - thầy chia sẻ.
Đến đón con, chị Nguyễn Thị Đức Hạnh, phụ huynh của bé Đình Nguyên, bày tỏ: "Tôi rất vui khi con được thầy dạy. GV nam dạy trường mầm non, cả TP chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hơn nữa, nghe nhiều phụ huynh kể lại thầy dạy rất giỏi lại có tâm. Vì thế, tôi hy vọng với sức trẻ và phương pháp dạy học đổi mới, thầy sẽ khiến con thích đến trường".
Chị Hạnh cho biết từ ngày được thầy dạy, bé có sự thay đổi rõ rệt. Bé tự lập hơn, cách nói chuyện và tiếp thu vấn đề cũng khác hơn trước, nhìn con trưởng thành hơn. Đối với phụ huynh, thầy cũng rất thân thiện. Những câu chuyện bé kể về gia đình đều được thầy tâm sự để phụ huynh có sự thay đổi.
Thầy Âu Dương Đăng Khoa cùng với các học trò của mình. - Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Giấu gia đình làm hồ sơ thi ngành mầm non
Nói về tình yêu với nghề, thầy Khoa cho biết hồi năm lớp 9, nhà có nhiều bé nhỏ nhưng không có điều kiện gửi trẻ nên thời gian rảnh, thầy thường giữ giùm. Càng chơi thầy thấy mình hợp với trẻ con. Đến năm lớp 12, khi đăng ký thi đại học, thầy nộp một lúc ba bộ hồ sơ thi vào ngành mầm non.
"Thời điểm đó, chỉ có mẹ là người ủng hộ và động viên tôi theo đuổi đam mê trong khi ba lại phản đối. Tôi chỉ mới trình bày ý định, ba đã gạt phăng và bảo: "Học ngành đó làm gì. Ngành đó chỉ phù hợp với con gái". Vì thế, trong suốt quá trình làm hồ sơ cho đến khi nộp, tôi đều giấu. Đến ngày có giấy báo dự thi, ba phát hiện, la một trận và cấm tôi không được đi thi. May sao, khi đó các anh chị hiểu được niềm đam mê của tôi nên đã thuyết phục ba. Cuối cùng tôi vẫn dự thi và đậu nhưng ba vẫn không hài lòng về ngành học của tôi" - thầy Khoa nhớ lại, đôi mắt đỏ hoe.
Sau khi ra trường, thầy được phân công về dạy tại Trường Mầm non Sơn Ca, quận 5. "Tôi được phân dạy lớp nhà trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi. Nhiều phụ huynh khi thấy tôi dạy con mình, họ không chấp nhận, lên thẳng phòng ban giám hiệu đòi chuyển lớp. Thế nhưng sau khi được ban giám hiệu thuyết phục, giải thích, họ cũng đồng ý nhưng vẫn không tin tưởng" - thầy Khoa kể lại.
"Thời gian đầu tôi quần quật với trẻ cả ngày. Có những ngày về tới nhà mệt rã rời, không ăn gì, chỉ nằm. Xót con, ba tôi bắt nghỉ việc. Nhưng tôi vẫn ráng theo đuổi vì nghề đã chọn. Hơn nữa, thấy các con cười giòn khi tôi bế, tôi lại vui. Ban giám hiệu và đồng nghiệp cũng luôn hỗ trợ hết mình nên là động lực để tôi cố gắng. Nếu không thương học trò, có lẽ tôi đã bỏ nghề từ lâu" - thầy Khoa nói và ôm trẻ vào lòng.
Thời gian sau này, thầy dần nhận được tin tưởng của phụ huynh. Nhiều phụ huynh trước đây có con học lớp thầy dạy đều mong muốn xin cho đứa sau vào học. "Lớp này có một bé tên là Minh Triết, trưa nào bé cũng tự trải nệm và lấy gối. Khi tôi hỏi thăm để làm gì, bé bảo để Khoa nằm ngủ. Lúc nào con cũng giành ngủ kế thầy. Nhiều hôm có nhiều chuyện áp lực nhưng chỉ cần thấy các con tươi cười, tíu tít vây quanh mình, mọi nỗi buồn tan biến. Có lẽ tôi chỉ hợp với nghề gõ đầu trẻ" - thầy giáo trẻ tâm sự.
Hỏi về hạnh phúc của riêng mình, thầy bảo chưa có thời gian nghĩ đến vì đã dành hết cho các con. "Tôi sợ khi lập gia đình sẽ không có nhiều thời gian để chăm lo cho các con. Hiện tại tôi chỉ muốn toàn tâm, toàn ý chăm sóc cho các con" - thầy Khoa bày tỏ.
Thầy làm việc bằng cái tâm của mình
Thầy Âu Dương Đăng Khoa về trường công tác đã hơn 10 năm. Dù là nam giới nhưng do yêu trẻ nên công tác giáo dục, chăm sóc trẻ của thầy rất tốt. Ban đầu phụ huynh chưa tiếp xúc còn nghi ngờ, thế nhưng sau một thời gian, thầy có được sự tin yêu của phụ huynh.
Để khẳng định chuyên môn của mình, tất cả cuộc thi của ngành thầy đều dành thời gian và đầu tư tham gia.
Đối với đồng nghiệp, thầy luôn cởi mở, hỗ trợ hết mình. Là GV nam duy nhất nên việc gì cũng đến tay thầy. Thầy còn là một bí thư chi đoàn năng nổ, gương mẫu trong tất cả hoạt động.
Bà DƯƠNG THỊ GIÁC VŨ, Phó Hiệu trưởng - Trường Mầm non Sơn Ca, quận 5
Khi thầy giáo chọn đứng lớp mầm non Giáo viên mầm non là một công việc đặc thù, không chỉ dạy dỗ mà còn phải chăm sóc, lo từng bữa ăn đến giấc ngủ của trẻ. Công việc này tưởng chừng chỉ phù hợp với giáo viên nữ nhưng ở Trường mầm non Đồng Quang, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hằng ngày có một người thầy sẵn sàng làm hết...