Mồ côi cha mẹ, hai anh em vượt khó học giỏi
Lần lượt mồ côi cả cha, mẹ và sống trong khó khăn chồng chất, nhiều khi thiếu ăn. Nhưng nhiều năm qua hai anh Nhữ Tiến Trình và em Nhữ Thị Hồng (Hải Dương) vẫn đùm bọc nhau vượt qua mọi khó khăn, đạt thành tích đang nể trong học tập.
8 năm trước, cuộc sống gia đình của hai anh em Nhữ Tiến Trình và em Nhữ Thị Hồng (xã Hồng Quang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) không đến nỗi quá thiếu thốn vì cả nhà luôn lăn lộn quanh năm với mấy sào ruộng. Nhưng tai họa đã giáng xuống khi người cha khỏe mạnh Nhữ Tiến Quỳnh bỗng mắc liền hai căn bệnh hiểm nghèo: ung thư xương và ung thư dạ dày. Gánh nặng đè xuống đôi vai người vợ, người mẹ trẻ Nguyễn Thị Nhuận. Dù biết căn bệnh của chồng khó qua khỏi nhưng chị Nhuận vẫn không ngừng nuôi hy vọng cứu chồng. Chị chấp nhận bán hết ruộng nương lấy tiền chữa chạy, thuốc thang cho chồng. Nhưng rồi bệnh nặng khiến ba năm sau, người cha của hai đứa trẻ mất đi, để lại một khối nợ lớn cho gia đình. Lúc này chị Nhuận chỉ còn cách gồng mình đi làm trả nợ. Dù không muốn xa con, chị Nhuận vẫn phải gạt nước mắt tìm ra Quảng Ninh đi nhặt than thuê.
Hai anh em Trình và Hồng đùm bọc nhau trong căn nhà thiếu bàn tay bố mẹ chăm sóc.
Sau ba năm làm lụng vất vả ở Quảng Ninh, chị Nhuận đã trả hết số nợ cũ. Quyết định đi làm thêm 10 ngày nữa để có tiền về sắm tết cho các con thì ngày cuối cùng chị đi cũng là cái lần cuối cùng hai anh em Trình và Hồng được gặp mẹ. Chị Nhuận leo lên 1 quả đồi nhặt than, không may bị hai bị hòn đá lớn từ trên đồi lăn xuống đè vào người.
Kể từ ngày mẹ mất, cuộc sống của hai em Trình và Hồng càng trở nên khó khăn hơn, ruộng vườn đã bán hết. Không có tiền, hai em về sống cùng với người chú. Khổ nỗi, nhà chú vốn đông con lại chật chội. Lên ở với chú được gần một năm, hai anh em lại phải quay về nhà cũ. Từ năm 2009 tới nay, Trình và Hồng sống nương tựa vào nhau trong ngôi nhà trống trải, không có đồ vật nào giá trị. Hàng tháng mọi chi tiêu hai anh em chỉ trông chờ vào số tiền ít ỏi 600.000 đồng trợ cấp của nhà nước. Với số tiền này các em phải dè sẻn từng bữa cơm đạm bạc, nhiều khi không đủ no.
Em Hồng tự trồng rau – món ăn chính của các em trong bữa cơm hàng ngày.
“Bây giờ em sợ Tết lắm mỗi khi gần đến Tết thì em càng cảm thấy nhớ bố mẹ nhiều hơn. Nhiều đêm em vẫn mơ thấy mẹ về căn dặn hai anh em, mẹ dặn em dù có khó khăn thế nào thì hai anh em cũng phải cố gắng học thật tốt và biết vươn lên”- rưng rưng nước mắt em Trình tâm sự.
Video đang HOT
Khó khăn là thế, hai anh em vẫn gắng gượng bảo ban nhau học hành. 8 năm liền Trình đều đạt thành tích khá, giỏi. Ngoài việc học, Trình còn tham gia vào đội bóng đá của huyện Thanh Miện đi thi đấu ở nhiều giải, từng đoạt giải khi tham gia hội thi múa dành cho thiếu nhi do huyện tổ chức và đặc biệt. Hiện em đang chuẩn bị kiến thức để tham gia kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Hải Dương.
Nói về cậu học trò có hoàn cảnh đặc biệt, thầy Nguyễn Văn Hà – giáo viên chủ nhiệm lớp em Trình cho biết: “Tuy có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng em Trình luôn là tấm gương sáng của trường. Dù không có tiền đi học thêm nhưng kết quả học tập mà em đạt được khiến tất cả các thầy cô vui mừng”.
Không thua kém anh trai, em Hồng hiện là học sinh lớp 6 cũng đạt thành tích tốt trong học tập. Có lẽ, vì cuộc sống quá khó khăn nên điều mong muốn lớn nhất hiện nay của em Hồng là có đủ cơm ăn no mỗi bữa. Còn Trình mơ ước sẽ học tập tốt và có thêm tiền để cho em gái đi học thêm.
Nhữ Trang
Theo dân trí
Ước mơ của cô học trò mồ côi cả cha và mẹ
"Cháu chỉ mong cháu nhanh trưởng thành để đi làm kiếm tiền chăm sóc ông bà ngoại tàn tật. Thú thực nhiều lúc cháu không thể tập trung vào học được, nếu có học cao thì tiền đâu cho cháu ăn học", cô học trò mồ côi cả cha lẫn mẹ nghẹn ngào tâm sự.
Nhìn em chững chạc hơn so với tuổi, khuôn mặt dễ mến, đôi mắt hiền nhưng đâu ai biết được em lại có hoàn cảnh éo le khi mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ. Em là Nguyễn Thị Phương Linh, học sinh lớp 8A6, Trường THCS Cát Tân (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định).
Đến thăm nhà Phương Linh ở thôn Kiều An, xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, trước mắt tôi là một cô bé đang chăm chú bên máy may. Với đôi tay khéo léo, em đưa từng mẫu vải nhỏ được cắt sẵn ghép lại đưa vào mũi kim, từng tiếng máy khâu cạch cạch theo những đường chỉ đều trên mảnh tròn được may với nhiều màu sắc. Trong ít phút, em đã may xong được một tấm thảm chùi chân cho chủ. Mỗi tấm như vậy em chỉ được khoản thù lao nhỏ 500 đồng để kiếm thêm tiền ăn học đỡ đần bà ngoại.
Sau những giờ lên lớp, Linh tranh thủ thời gian may tấm thảm lót chân kiếm thêm thu nhập.
Linh bùi ngùi kể: "Do hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ phải gửi hai chị em cho ông bà ngoại rồi vào tận trong Vũng Tàu đi làm thuê. Chỉ đến Tết bố mẹ mới về thăm hai chị em, có năm tiền không có bố mẹ còn ở lại không về. Nhưng mấy năm nay em không còn được cái cảm giác trông chờ bố mẹ về nữa".
Ba năm về trước, người mẹ trẻ Phạm Thị Tuyết Trinh đã mãi mãi ra đi vì căn bệnh lạ không được chữa trị kịp thời. Chẳng lâu sau người bố thân yêu của Linh là anh Nguyễn Đình Vinh cũng thiệt mạng trong một tai nạn giao thông không may ập đến.
Nỗi đau như cứa khiến Linh chẳng còn tâm trí đâu để đến trường. Nhiều lần Linh đã có ý định bỏ học nhưng được sự động viên của ông bà ngoại, em lại gắng gượng đến lớp.
Ông Hà Văn Kha, hiệu trưởng Trường THCS Cát Tân, cho biết: "Hoàn cảnh em Linh rất đáng thương bố mẹ mất sớm, ông bà ngoại thì bị tàn tật, các cô dì cũng làm thuê cuốc mướn quanh năm, chẳng giúp được gì cho em, nhiều lần em định bỏ học. Biết hoàn cảnh em Linh như vậy nên nhà trường đã miễn cho em các khoản đóng góp và mua xe đạp để em tiếp tục đến trường".
Về phía gia đình, thương hoàn cảnh hai chị em Linh, các bác, các chú anh em họ hàng đằng nội ở Nghệ An nói đem Linh về nuôi cho ăn học. Nhưng không nỡ xa ông bà ngoại bệnh tật, Linh quyết định không đi dù đói khổ.
"Cháu ở với ngoại quen rồi, đói khổ cháu quen rồi với lại làm sao cháu có thể bỏ đi khi ông bà ngoại bị tàn tật không còn làm gì được" - Linh tâm sự.
Hàng ngày, ngoài giờ học trên lớp về nhà Linh phụ giúp bà cơm nước, dọn dẹp nhà cửa học bài. Thời gian rảnh rỗi, em tranh thủ nhận may tấm thảm chùi chân nhận thù lao mỗi tấm 500 đồng. May được nhiều thì tiền nhiều nhưng mỗi ngày cố gắng lắm em cũng may được từ 20 đến 25 tấm tương đương với 10.000 đến 12.500 đồng.
Thành quả của Linh sau những giờ làm việc đến khòm cả lưng.
Nói về ước mơ, Linh nghẹn lời nói: "Cháu chỉ mong cháu nhanh trưởng thành để đi làm kiếm tiền chăm sóc ông bà ngoại. Khi hỏi về lý do tại sao em không chọn con đường gắng học cho thật giỏi sau này có việc làm ổn định không những giúp ông bà đỡ khổ mà ông bà sẽ vui hơn". Linh ngập ngừng nói tiếp: "Thú thực nhiều lúc cháu không thể tập trung vào học được, nếu có học cao thì tiền đâu cho cháu ăn học".
Được biết, trước Linh còn có chị gái là Nguyễn Thị Bích Hương (19 tuổi) vì nhà nghèo nên học đến lớp 5 phải bỏ học. Hiện Hương đang làm công nhân cho một nhà máy gỗ ở khu công nghiệp Phú Tài cách nhà 20 km. Công việc tuy vất vả nhưng hàng tháng cũng chỉ được hơn 1 triệu đồng để nuôi Linh ăn học và phụ giúp ông bà ngoại.
Bà ngoại Linh bật khóc khi kể về hai người con xấu số của mình đã sớm qua đời để lại hai đứa con côi cút.
Hiện hai chị em Linh đang sống cùng ông bà ngoại. Bà Nguyễn Thị Hồng (60 tuổi) - bà ngoại Linh do bị tai nạn giao thông nên một chân đi cà nhắc, hiện không còn được việc nặng. Còn ông ngoại Linh - ông Phan Văn Cháu (63 tuổi) từng tham gia kháng chiến chống Mỹ từ hồi 14 tuổi và bị thương cụt cả hai chân khi mới 16 tuổi. Thành tích của ông đã được nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tặng bằng khen năm 2001 công nhận ông là người đã có công góp sức vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhưng đến nay ông chưa được nhận chế độ hưởng lương hàng tháng đối với người có công với cách mạng.
Bà Hồng cho biết: "Thời ấy đâu có nghĩ giấy tờ để sau này có chế độ. Những người làm cách mạng cùng ông, người thì đã chết, người sống cũng chẳng biết ở đâu nên không có ai làm chứng. Từ hồi đến giờ gia đình tôi mới nhận được trợ cấp 1,2 triệu đồng. Nghe nói, xã, huyện đang hoàn tất hồ sơ để cho chồng tôi được nhận chế độ nhưng tôi cũng đang chờ không biết đến khi nào".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Ông Phan Văn Cháu - bà Nguyễn Thị Hồng, thôn Kiều An, xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OFVIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Doãn Công
Theo dân trí
Mười năm bồng chị đến trường Mười bảy tuổi đời mà đã trải qua hơn mười năm không quản nắng mưa ẵm chị tới lớp, cô gái trẻ ấy vẫn sẵn lòng gánh vác vai trò làm đôi chân cho người chị khuyết tật suốt chặng đường đời vời vợi phía trước... Đó là câu chuyện về Hoàng Thị Loan, học sinh lớp 12 trường PTTH Bình Sơn (Long...