Mở chuỗi bàn tròn giáo dục Việt Nam tại Paris
Vào ngày 10/5 tới, bàn tròn với chủ đề “Những nguyên lý căn bản của giáo dục Việt Nam” sẽ được tổ chức tại Trường ĐH Sorbonne (Paris, Pháp).
Một buổi thảo luận của Hội các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam
Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi bàn tròn bàn về giáo dục – đào tạo do Hội các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam (AVSE) khởi xướng, dự kiến sẽ diễn ra trong 2 năm.
TS Giáo dục học Nguyễn Thụy Phương, nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu liên kết xã hội (CERLIS) ĐH Paris Descartes và Ban nghiên cứu lịch sử xã hội về giáo dục (ERHISE) ĐH Genève, điều phối viên của chương trình cho biết, đây là hoạt động mở, công khai, thu hút tất cả những ai quan tâm.
Video đang HOT
Các diễn giả gồm những giáo sư gốc Việt sinh sống và làm việc tại phương Tây từ đã lâu mà vẫn giữ quan hệ với các đồng nghiệp trong nước và những nhà nghiên cứu, giáo sư giảng dạy nghiên cứu ĐH, quan chức hoặc chuyên gia làm trong lĩnh vực giáo dục (người Pháp và châu Âu).
“Chúng tôi cũng đang tìm kiếm những vị khách mời này đến từ Á châu hay Mỹ châu qua lợi thế địa lý của Paris là nơi họ đang làm việc. Phương pháp làm việc và trao đổi là so sánh với các đồng nghiệp ngoại quốc.” – TS Thụy Phương cho biết thêm.
Điều thú vị là những nội dung trong các cuộc bàn tròn là những đặc điểm nổi bật hay nổi cộm của nền giáo dục Việt Nam từ 20 năm nay, nhưng đó cũng chính là những thực trạng của nhiều quốc gia khác (như đại học và nghiên cứu; tự chủ đại học; đại học quốc tế; đào tạo nghề và nhân công,v,v,,,
Cùng là những chủ đề đó nhưng nguyên nhân, sự vận hành hay biến chuyển và cách giải quyết tháo gỡ của từng quốc gia là khác nhau, phụ thuộc vào chính sách quốc dân, thể chế chính trị hay tác động của xã hội dân sự của từng nước.
Ngoài cộng đồng trí thức, chuyên gia Việt kiều (thế hệ lớn tuổi và trẻ tuổi), đối tượng thính giả còn có đại diện của các cơ quan (OIF Tổ chức Pháp ngữ quốc tế), viện nghiên cứu (Trung tâm n/c Dân số & Phát triển thuộc Viện nghiên cứu phát triển IRD) hoặc các GS ĐH có mối liên hệ nghiên cứu & giảng dạy với một số trường ĐH ở Việt Nam.
“Hội có một đội ngũ chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, chúng tôi mong muốn vừa nghĩ được vừa làm được, nghĩa là cùng giải quyết được một vài vấn đề với cơ quan chức năng và cộng đồng” – TS Thụy Phương cho biết thêm về ý nghĩa của sự kiện trong dòng thời sự “đổi mới giáo dục” đang nóng bỏng ở Việt Nam hiện nay.
Theo Vietnamnet
Hướng dẫn xác định tiêu chí đầu vào ĐH- CĐ năm 2014
Bộ GD-ĐT vừa có hướng dẫn các trường xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014.
Ảnh minh họa: TNO
Theo đó, đối với các trường, các ngành không quy định môn thi chính sẽ có các mức điểm xét tuyển cho từng khối thi. Còn đối với trường, ngành quy định môn thi chính, điểm chuẩn xét tuyển có tính đến hệ số môn chính.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố các mức điểm sàn vào ĐH-CĐ, các trường phải xác định và công khai điểm chuẩn xét tuyển vào trường và không được thấp hơn mức "điểm sàn" của Bộ.
Trước ngày 20/5, các trường công bố công khai môn thi chính được nhân hệ số 2 đối với từng ngành của trường.
Theo Vietnamnet
Thi thử: Lợi và hại Nhiều học sinh chủ động đăng ký tham gia thi thử vì cảm thấy cần thiết; tuy nhiên, không ít nhà quản lý lại băn khoăn hậu quả tâm lý mà kỳ thi này gây ra. Thi thử quy mô lớn Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, một số địa phương chủ trương tổ chức thi thử...