Minh Tâm ước mơ trở thành nhạc công
Cha mẹ bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng, Lê Minh Tâm – học sinh ngành Trung cấp Nhạc công kịch hát dân tộc (Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ) được một gia đình ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang nhận làm con nuôi. Gia cảnh tuy khó khăn nhưng Tâm luôn nỗ lực học tập với ước mơ trở thành nhạc công, thỏa niềm đam mê nghệ thuật và có thể tự nuôi sống bản thân.
Lê Minh Tâm trong buổi học đàn guitar phím lõm.
Buổi học đàn guitar phím lõm, Tâm chú tâm nghe giảng viên hướng dẫn và thị phạm. Tuy mới học được hơn 1 học kỳ nhưng một số bài bản, em đã thành thục. Hỏi về lý do chọn ngành học “hiếm” này, Tâm bộc bạch: “Em côi cút từ nhỏ nên thường đi theo một số ban nhạc đờn ca tài tử biểu diễn ở các đám cưới, quán ăn, rồi tự học, yêu thích từ lúc nào cũng chẳng biết”.
Đó cũng là lý do, sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, Tâm chọn ngành Nhạc công kịch hát dân tộc để theo đuổi ước mơ. Tâm chia sẻ ngành học này ít được bạn trẻ lựa chọn do khó tìm việc khi tốt nghiệp nhưng tin rằng nếu bản thân biết phấn đấu nỗ lực, học giỏi thì sẽ có cơ hội phát triển trong nghề nghiệp. Vừa nói, Tâm vừa mở các kênh “Youtube” của các nghệ sĩ nhạc cổ thành danh trên cả nước như minh chứng cho những bài học thành công nếu học tập, rèn luyện tốt.
Thầy Võ Ngọc Duy Linh, giảng viên hướng dẫn chuyên môn, tấm tắc ngợi khen nghị lực vượt khó của học trò mà thầy hết mực yêu quý. Thầy Linh chia sẻ: “Kết quả học tập học kỳ 1 năm học 2019-2020, điểm các học phần chuyên môn của em bình quân đạt loại giỏi. Tôi cũng đang tập trung hướng dẫn các kỹ năng mềm để chuẩn bị tạo điều kiện cho em tham gia biểu diễn sân khấu, giúp em cọ xát với môi trường chuyên nghiệp, dần hoàn thiện kiến thức và kỹ năng”.
Điều đáng quý ở Tâm là ý chí vươn lên trong cuộc sống và học tập bởi hoàn cảnh em rất đáng thương. Tâm bị cha mẹ bỏ rơi khi mới lọt lòng, sau đó được một gia đình ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang xin về nuôi. Cha mẹ nuôi sống bằng nghề làm thuê, lại có 4 người con riêng nên em cũng không có điều kiện học tập tốt. Từ nhỏ, Tâm đi theo các ban nhạc phụ giúp công việc lặt vặt, kiếm thêm thu nhập để học tập.
Hơn 1 học kỳ lên TP Cần Thơ học, mỗi tháng, cha mẹ gửi hỗ trợ chi phí sinh hoạt 200.000 đồng. Mỗi tháng, em về quê mang theo nhu yếu phẩm sử dụng cho cả tháng. Biết hoàn cảnh khó khăn, thầy cô tạo điều kiện cho em ở ký túc xá miễn phí, đồng thời thường xuyên tặng gạo, quần áo, dụng cụ học tập và hỗ trợ chi phí sinh hoạt, giúp em có điều kiện học tập tốt. Dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng chưa bao giờ Tâm có suy nghĩ bỏ học, mà trái lại em càng quyết tâm học tốt. Bởi Tâm suy nghĩ chỉ có con đường học tập mới giúp em hiện thực hóa ước mơ trở thành nhạc công, có nghề nghiệp ổn định, thay đổi cuộc đời.
Bài, ảnh: TÚ ANH
Theo baocantho
Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển ĐH Tổng thống Donald Trump theo học
Với bảng thành tích học tập ấn tượng và hoạt động ngoại khóa đa dạng, Ngô Minh Anh trúng tuyển Pennsylvania - đại học top 6 tại Mỹ, thuộc khối Ivy League.
Tại Mỹ, các ngôi trường thuộc khối Ivy League - tên gọi của nhóm 8 trường đại học, viện đại học có hệ thống giáo dục và chất lượng đào tạo hàng đầu nước Mỹ - luôn là đích đến đáng mơ ước, không chỉ đối với học sinh nước ngoài dự định tới đây du học mà cả các học sinh bản địa.
Video đang HOT
Bởi vậy, khi nhận được thông báo kết quả vòng đơn sớm của trường Pennsylvania vào ngày 17/12/2019, dòng chữ "Congratulations" (chúc mừng) khiến Ngô Minh Anh (sinh năm 2002) không khỏi hạnh phúc và tự hào.
Đối với nữ sinh chuyên Anh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, kết quả này không chỉ là minh chứng cho nỗ lực học tập, tham gia hoạt động ngoại khóa tích cực mà còn là kết quả của sự đam mê.
Ngô Minh Anh trúng tuyển ĐH Pennsylvania danh giá.
Cố gắng không ngừng nghỉ
Từ những năm cấp 2, Ngô Minh Anh đã có ý định du học. Tuy nhiên, phải đến lớp 10, cô mới quyết định chọn Mỹ là điểm đến học tập.
"Mình chọn Pennsylvania một phần là do danh tiếng của trường. Trường rất danh giá, là trường mà tổng thống Donald Trump học ngày trước và thuộc khối trường Ivy League. Nhưng lý do quan trọng hơn là mình thấy trường có cộng đồng học sinh rất năng động và cá tính, ngành Quan hệ quốc tế mình dự định theo học cũng rất mạnh", Minh Anh nói với Zing.vn.
Chọn được điểm đến, 10X Hà Nội vạch một lộ trình rõ ràng để đạt được mục tiêu. Cô dành năm lớp 10 để hoàn thành các chứng chỉ chuẩn hoá, năm lớp 11 để phát triển các hoạt động ngoại khoá và đầu năm lớp 12 để viết luận và hoàn thiện hồ sơ.
Cô gái 18 tuổi quan niệm thay vì tham gia những hoạt động chỉ với mục đích làm đẹp hồ sơ, cô theo đuổi những điều bản thân thật sự yêu thích một cách tập trung nhất có thể.
Bên cạnh đó, trong các bài luận hay trong buổi phỏng vấn với đại diện trường, 10X cũng cố gắng hết sức để viết một cách chân thật những giá trị của mình chứ không phóng đại.
"Mình nghĩ việc theo đuổi những điều bản thân thích một cách lâu dài và tâm huyết, thể hiện con người thật là yếu tố quan trọng giúp mình được nhận vào trường", Minh Anh chia sẻ.
Ngoài thành tích học tập tốt, Minh Anh có nhiều tài năng như làm bánh, chơi violin, võ Karate.
Từng ngủ 3 tiếng/ngày vì ôm đồm công việc
Theo học một trong những ngôi trường chuyên cấp 3 danh giá tại Hà Nội, Minh Anh luôn giữ vững bảng thành tích học tập tốt, đạt học bổng danh dự 9 học kỳ của trường.
Bên cạnh đó, 10X còn đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị Just Peace Summit ở New York của tổ chức We Are Family Foundation; giải Đại biểu nổi bật - Ivy League Model United Nations 2018; huy chương đồng giải Toán châu Á - Thái Bình Dương; giải Nhất Blue Sky London's Public Speaking Contest tại Đại học Regent University; giải nhì học sinh giỏi thành phố tiếng Anh lớp 9, 11, 12...
Không chỉ vậy, Minh Anh còn lọt vào vòng chung kết cuộc thi Đại sứ Ams 2019, trở thành Đại sứ học vấn của trường, đồng thời là chủ nhiệm CLB làm bánh, trưởng ban tổ chức nhiều sự kiện cho học sinh.
Được đánh giá là học sinh năng nổ ở trường, ngoài giờ học, nữ sinh trường Amsterdam cũng không chịu "ngồi yên". Minh Anh làm tới 3 công việc part time, học đàn violin, chơi thể thao, học võ karate và tham gia từ thiện.
"Cùng lúc đảm đương nhiều trọng trách, tham gia các hoạt động, mình thấy khó khăn lớn nhất là cân bằng thời gian, để vừa hoàn thành các nhiệm vụ của Đại sứ ở trường, ở chỗ làm, vừa chuẩn bị hồ sơ du học mà vẫn dành thời gian cho gia đình. Có lúc mình từng bị quá tải, chỉ ngủ khoảng 3 tiếng/ngày", 10X bày tỏ.
Sau một thời gian ôm đồm, làm việc kém hiệu quả, Minh Anh dần học cách điều chỉnh lại thời gian biểu cũng như bỏ đi những việc cảm thấy không cần thiết. Bên cạnh đó, việc dành thời gian cho các sở thích cá nhân như chơi đàn, làm bánh cũng là cách để 10X thư giãn, xả stress.
Minh Anh làm tới 3 công việc part time, học đàn violin, chơi thể thao, học võ karate và tham gia từ thiện.
Đem tình yêu làm bánh đến trẻ em vùng cao
Yêu thích nấu ăn và làm bánh từ năm 6 tuổi, năm lớp 9, Minh Anh thành lập website dạy nấu ăn và được nhiều người có chung sở thích biết tới.
Lên cấp 3, Minh Anh là chủ nhiệm CLB làm bánh ở trường, thường xuyên tổ chức các hoạt động hướng đến trẻ em khó khăn như đến dạy làm bánh cho trẻ em mồ côi ở chùa Hương Lan (Hà Nội) hay làm thêm ở tiệm bánh có nhân viên là người khuyết tật.
Sau khi tích lũy được kha khá kinh nghiệm về việc dạy làm bánh, 10X nảy ra ý tưởng đem hoạt động này đến gần hơn với những người không có cơ hội tiếp cận giáo dục.
Nghĩ là làm, cô nữ sinh cấp 3 tìm cách đem những chiếc khuôn nướng, cây lăn bột đến các em nhỏ ở xã Tả Phìn, Sa Pa (Lào Cai).
"Mình nghĩ Sa Pa là địa điểm du lịch nổi tiếng nên sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong ngành này, cũng là mở ra cơ hội đến với những em nhỏ yêu thích nhưng không có điều kiện theo đuổi nghề làm bánh. Bên cạnh đó, hoạt động cũng giúp các em xây dựng, phát triển kỹ năng sống", Minh Anh cho biết.
10X muốn đem cơ hội tiếp xúc với nghề làm bánh cho trẻ em vùng cao.
Hiện, lớp nấu ăn miễn phí Minh Anh và một giáo viên dạy tiếng Anh miễn phí tại Sa Pa đã hoạt động ổn định với 15-20 trẻ, nhận được sự tài trợ từ nhiều nhà hảo tâm. Các em nhỏ được học nấu ăn bằng bếp nhà hàng và bếp củi truyền thống để vừa rèn luyện kỹ năng, vừa lưu giữ bản sắc dân tộc.
Dành tâm huyết cho những hoạt động như vậy, nữ sinh Hà Nội chia sẻ sau khi du học chắc chắn sẽ trở lại Việt Nam để tiếp tục lan tỏa đam mê đến nhiều người.
"Đại học Mỹ là ước mơ mà mình đã nỗ lực trong suốt mấy năm, nhưng trở về Việt Nam để làm việc và cống hiến sau khi hoàn tất việc học vẫn luôn là dự định và nguyện vọng của mình", Minh Anh chia sẻ.
Theo Zing
Chuyện về những "thủ lĩnh" sinh viên Kế thừa truyền thống vẻ vang của các thế hệ học sinh, sinh viên, tuổi trẻ hôm nay nỗ lực học tập, rèn luyện xứng đáng trở thành những thanh niên "vừa hồng, vừa chuyên". Khắc ghi lời dạy của Bác, nhiều bạn trẻ thi đua học tập, xung kích trong các phong trào tình nguyện với khát khao được mang kiến thức,...