Minh bạch thu chi trong các trường phổ thông công lập
Ý kiến của nhiều cử tri gửi tới Bộ GD&ĐT bày tỏ sự hoan nghênh điểm mới trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD hiện hành là miễn học phí tới bậc THCS, cho rằng đây chính là sự cố gắng của ngành GD và chủ trương lớn của Nhà nước.
Tuy nhiên, cử tri đề nghị cần xem xét ngân sách phân bổ cho GD phải đảm bảo cho các trường THCS tự hoạt động và phải công khai minh bạch cũng như nâng cao công tác quản lý, giám sát để tránh tình trạng tìm mọi cách tận thu, lạm thu như bậc tiểu học. Cử tri cho rằng, việc miễn, giảm học phí không có ý nghĩa nếu tổng chi phí năm học của mỗi HS vẫn tăng cao và là gánh nặng cho phụ huynh. Do đó, vấn đề chính là cần xem xét thấu đáo, cặn kẽ tất cả các khoản thu được phép của nhà trường để cân bằng với chi phí và ngân sách.
Vấn đề này được Bộ GD&ĐT trả lời như sau:
Thứ nhất, về xem xét ngân sách phân bổ cho GD phải đảm bảo cho các trường THCS tự hoạt động và phải công khai minh bạch cũng như nâng cao công tác quản lý, giám sát:
Thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu xây dựng Nghị định về quản lý cơ sở GDMN, phổ thông công lập, theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền về tổ chức bộ máy, nhân sự, hoạt động chuyên môn và tài chính (bao gồm cả cơ chế phân bổ ngân sách chi thường xuyên và chi đầu tư) để tăng cường cơ chế tự chủ của đơn vị trong tổ chức hoạt động, bộ máy, nhân sự và tài chính. Đồng thời quy định trách nhiệm giải trình để công khai minh mạch và cơ chế giám sát chặt chẽ để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, về xem xét tất cả các khoản thu được phép của nhà trường để cân bằng với chi phí và ngân sách:
Theo quy định của Luật GD, ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác. Tuy nhiên, thời gian qua, một số địa phương và cơ sở GD vẫn để xảy ra tình trạng lạm thu gây bức xúc dư luận xã hội. Trong Chỉ thị năm học 2017 – 2018 và các văn bản chỉ đạo khác, Bộ GD&ĐT đã đề nghị các địa phương thực hiện thu, chi tại các cơ sở GD theo đúng quy định, tránh để tình trạng lạm thu gây khó khăn cho phụ huynh HS. Đồng thời, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở giáo dục để xảy ra tình trạng lạm thu và cam kết thực hiện ổn định giá dịch vụ đối với lĩnh vực GD.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang rà soát các văn bản của Bộ để bảo đảm chặt chẽ, minh bạch trong thực hiện xã hội hóa theo đúng quy định của pháp luật. Các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện phải bảo đảm đúng tính chất tự nguyện của cá nhân, tổ chức tài trợ, đóng góp. Tuyệt đối không để lợi dụng danh nghĩa xã hội hóa để tổ chức thu các khoản đóng góp mang tính cào bằng, áp đặt.
Video đang HOT
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đang xem xét bổ sung cơ chế về huy động các khoản tài trợ, xã hội hóa thực hiện thu, chi qua Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi, công khai, minh bạch, phần nào sẽ giảm bớt việc lạm thu của các cơ sở GD.
(Còn nữa)
PV
Theo giaoducthoidai.vn
Không còn tình trạng "cầm tay chỉ việc" các nhà trường
Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã có hiệu ứng tích cực đến giáo dục của các địa phương, trong đó có công tác quản lý nhà trường. Đây cũng là cơ sở lý luận quan trọng để các địa phương triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới trong thời gian tới.
Tại tỉnh Thái Nguyên, đội ngũ giáo viên lớp 1 cơ bản đã ổn định và sẵn sàng đón nhận Chương trình, sách giáo khoa mới. Ảnh: Một lớp học của Trường tiểu học số 2 Vân Hán (Đồng Hỷ)
Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Giáo dục & Thời đại đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên.
* Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả nổi bật gì?
- Ông Nguyễn Văn Hưng: Một trong những kết quả nổi bật của ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên kể từ sau khi thực hiện Nghị quyết 29 - NQ/TW đó là đã đáp ứng được yêu đến trường của người học từ bậc mầm non.
Hiện nay, tỷ lệ trẻ em học sinh mẫu giáo được đến trường đạt trên 95%. Đó là một trong những kết quả đầu tiên đạt được mà giai đoạn trước chưa làm được. Để huy động được trẻ đến trường thì từ nhận thức của đội ngũ giáo viên đã thay đổi, điều kiện đảm bảo của nhà trường chú trọng.
Trong năm vừa, tại tỉnh Thái Nguyên đã có cơ chế rất riêng đó là, bổ sung cho các trường mầm non trên 3.00 vị trí trong khi điều kiện kinh tế vẫn còn khó khăn.
* Nghị quyết 29 đã tác động như thế nào đến công quản lý nhà trường trong thời gian qua trong thời gian qua?
- Ông Nguyễn Văn Hưng: Chúng tôi đánh giá công tác quản lý nhà trường tương đối ổn định, đặc biệt là đánh giá về quản lý, về chuẩn hiệu trưởng và chuẩn giáo viên. Hiện nay, cán bộ quản lý có tỷ lệ trên chuẩn rất cao, xấp xỉ 90%, giáo viên tiếp cận đến ngưỡng 80%.
Cùng với đó, các cán bộ quản lý rất sáng tạo. Chúng tôi giao quyền tự chủ rất lớn cho các nhà trường, để họ được chủ động phát triển chương trình trong các nhà trường. Theo đó sẽ không còn tình trạng "cầm tay chỉ việc" mà các nhà trường có thể điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với thực tiễn trên cơ sở chương trình mà Bộ GD&ĐT đã quy định.
Ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên
* Thời hạn triển khai áp dụng Chương trình, sách giáo khoa mới đang đến gần, vậy Sở GD&ĐT đã có bước chuẩn bị như thế nào về đội ngũ giáo viên để đáp ứng với mục tiêu đặt ra?
- Ông Nguyễn Văn Hưng: Tại tỉnh Thái Nguyên, đội ngũ giáo viên lớp 1 cơ bản đã ổn định và sẵn sàng đón nhận Chương trình, sách giáo khoa mới. Riêng đối với các thầy, cô giáo đầu cấp lớp 6, lớp 10 thì Sở GD&ĐT đang xây dựng đội ngũ cốt cán để họ có thể dạy thí điểm hoặc dạy học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Ngoài ra, Sở cũng phối hợp với Trường ĐH Sư phạm để xây dựng chương trình bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên. Hiện Sở đã lấy ý kiến của giáo viên ở cơ sở về nhu cầu đào tạo, đào tạo lại và nguyện vọng bồi dưỡng trước khi Chương trình, sách giáo khoa mới được triển khai áp dụng.
* Còn về cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới thì sao - thưa ông?
- Ông Nguyễn Văn Hưng: Theo khảo sát hiện nay, với 80% số trường đạt chuẩn quốc gia thì những điều kiện cơ bản nhất của cơ sở vật chất cũng tương đối được đảm bảo. Sở GD&ĐT cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục đầu tư cho các đơn vị trường học, đặc biệt là khối trường thuộc cấp huyện để sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất.
Theo đó, sẽ đầu tư theo hướng phát triển, mở rộng các nhà trường và kiên cố hóa trường lớp. Mặt khác, quan tâm đến các phòng học chức năng, đặc biệt là các phòng thí nghiệm của trường THCS, THPT nhằm hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Xin cảm ơn ông!
Minh Phong (thực hiện)
Theo giaoducthoidai.vn
Học phí đại học rẻ và miễn phí thường có mặt trái ẩn phía sau Thực tế, tôi ủng hộ học phí cao... Học phí đại học thấp, dễ dẫn đến người học cố vào đại học mà chưa xác định được học ra trường làm gì. LTS: Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đang trong thời gian xin ý kiến các nhà khoa học và toàn thể...