Minh bạch chợ trái phiếu doanh nghiệp
Thống kê từ các sở giao dịch chứng khoán cho thấy, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành từ đầu năm 2020 đến nay, ước tính 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so cùng kỳ năm 2019.
Tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào TPDN tăng lên gần 30% trong những tháng đầu năm 2020, so với mức 9% trong năm 2019. Để giảm thiểu rủi ro, các cơ quan chức năng đang có những động thái nhằm minh bạch chợ TPDN.
Lợi tức cao hấp dẫn nhà đầu tư
Đi kèm với đà trượt giảm của lãi suất tiết kiệm, TPDN với lợi tức hấp dẫn đang thu hút mạnh nguồn tiền nhàn rỗi từ các nhà đầu tư cá nhân. Ghi nhận thị trường cho thấy, mặt bằng lãi suất của các TPDN dao động 10,5%-12,5%/năm, trường hợp cá biệt lên tới 15%-17%/năm. Theo thống kê của Công ty Chứng khoán SSI, lượng TPDN các tổ chức phi tín dụng và cá nhân nắm giữ đã tăng khoảng 153% trong năm 2019 và tăng khoảng 25% trong 6 tháng đầu năm 2020. Điều này cho thấy, TPDN đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác, trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi tiết kiệm, do cùng tính chất là các khoản đầu tư có thu nhập cố định. “Lợi tức TPDN cao hơn 1,8%-4%/năm lãi tiết kiệm có kỳ hạn của các ngân hàng thương mại lớn” – bà Nguyễn Thị Thanh Tú, chuyên viên phân tích cao cấp SSI Research, cho biết.
Sắp tới, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ
Ảnh: CAO THĂNG
Các DN bất động sản, xây dựng… chiếm lượng lớn trong số các đơn vị đang gia tăng huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu. Ngay các công ty tài chính, chứng khoán và ngân hàng thương mại cũng đẩy mạnh phát hành TPDN để huy động vốn. Tại nhiều ngân hàng thương mại, lãi suất tiết kiệm niêm yết rất thấp, như yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, nhưng phòng tư vấn đầu tư cá nhân lại hoạt động rất sôi động, bởi công việc chính là mời gọi, tư vấn người gửi tiết kiệm chuyển qua kênh mua TPDN.
Cuộc đua huy động vốn cho TPDN nóng đến mức đã xuất hiện cả tình trạng “thưởng” thêm ngoài lợi tức trên hợp đồng; nhân viên công ty chứng khoán thuộc các ngân hàng chèo kéo, giành giật khách để chạy doanh số lấy thưởng… Đã xuất hiện tình trạng tư vấn không đầy đủ hoặc giải thích sai lệch về mô hình TPDN… Hiện TPDN không chỉ được chào bán trực tiếp tại quầy giao dịch, mà nhà đầu tư còn có thể đặt lệnh trên ứng dụng ngân hàng điện tử của các ngân hàng hoặc phần mềm giao dịch của công ty chứng khoán. Theo thống kê của các công ty chứng khoán, tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào TPDN đã tăng lên gần 30% trong những tháng đầu năm 2020, so với mức 9% trong năm 2019.
Nguyên nhân chủ yếu khiến nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường TPDN là do lợi tức hấp dẫn. Tuy nhiên, lợi nhuận thường đi kèm với rủi ro, sở hữu trái phiếu đồng nghĩa với việc nhà đầu tư trở thành chủ nợ của tổ chức phát hành và sẽ đối mặt với các rủi ro về mất khả năng thanh toán, thanh khoản của doanh nghiệp. “Vì vậy, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về năng lực của tổ chức trung gian phân phối trong việc thực hiện cam kết mua lại trước hạn trái phiếu và mức phí phải chịu. Trong nhiều trường hợp, mức phí bán lại trái phiếu trước hạn có thể ăn mòn hết phần chênh lệch với lãi suất tiền gửi” – bà Tú cho hay.
Chặn nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ
Video đang HOT
Trước xu hướng này, Bộ Tài chính đã nhiều lần cảnh báo các tổ chức phân phối trung gian không chào mời phân phối trái phiếu bằng mọi giá cho nhà đầu tư. Đồng thời khuyến cáo nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân, cần tiếp cận đầy đủ thông tin, phân tích và đánh giá kỹ các rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư TPDN, không nên mua chỉ vì lãi suất cao. Bởi, nhà đầu tư có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư trái phiếu, bao gồm cả gốc và lãi, nếu DN phát hành gặp khó khăn.
Năm 2019, các nhà đầu tư cá nhân giao dịch trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp khoảng 66.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,4% tổng lượng tiền gửi dân cư trong hệ thống ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2020, các nhà đầu tư cá nhân đã mua trực tiếp gần 22.700 tỷ đồng TPDN trên thị trường sơ cấp, tương đương với gần 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình 10% năm 2019. Với số lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia vào TPDN mỗi năm một tăng, Bộ Tài chính nhìn nhận, có hiện tượng DN chia nhỏ thành nhiều đợt phát hành và nhiều mã trái phiếu để đáp ứng số lượng nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nhất là, hiện không ít các DN đang có xu hướng đẩy mạnh tiếp cận nhà đầu tư cá nhân để phát hành TPDN riêng lẻ với lãi suất cao.
Về góc độ thị trường, đầu tư TPDN cũng giống như đầu tư cổ phiếu, lời ăn lỗ chịu và quyền quyết định của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu thị trường không minh bạch, DN phát hành gặp khó khăn trong sản xuất – kinh doanh, dẫn đến không thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện được các cam kết với nhà đầu tư như mua lại trước hạn theo thỏa thuận, thanh toán gốc, lãi… thì phạm vi bị ảnh hưởng lớn, gây bất ổn cho thị trường tài chính và xã hội.
Từ thực tế này, Luật Doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua và Luật Chứng khoán năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021, sẽ hạn chế đối tượng nhà đầu tư cá nhân mua bán TPDN phát hành riêng lẻ. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp quy định rõ đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ trong các đợt phát hành của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, gồm: nhà đầu tư chiến lược đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ; nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ và loại trái phiếu riêng lẻ khác. Như vậy, sắp tới đây, nhiều nhà đầu tư cá nhân không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp sẽ phải dừng cuộc chơi trên chợ TPDN phát hành riêng lẻ.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc minh bạch chợ trái phiếu cũng như tăng cường giám sát và có những hạn chế đối với việc phát hành TPDN thực sự cần thiết. Tuy nhiên, cấm cửa nhà đầu tư cá nhân không chuyên nghiệp sẽ khiến việc huy động vốn của DN trở nên khó khăn hơn. Về việc này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định đối tượng được mua và chuyển nhượng trái phiếu phát hành riêng lẻ chỉ giới hạn cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cần thiết, phù hợp với Luật Chứng khoán và thông lệ phổ biến.
Mặt khác, nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp có thể ủy thác đầu tư trái phiếu riêng lẻ thông qua nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, qua đó phát triển nhà đầu tư tổ chức. Như vậy, vừa đa dạng cơ cấu nhà đầu tư, vừa gia tăng tính chuyên nghiệp cho thị trường.
Luật Chứng khoán năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2021) quy định, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có chuyên môn về chứng khoán, bao gồm cả nhà đầu tư tổ chức và cá nhân. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân được coi là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi thỏa mãn các điều kiện: có chứng chỉ hành nghề chứng khoán, cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 2 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán, cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 1 tỷ đồng.
Thị trường TPDN phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro
Ngày 15-7, trả lời câu hỏi của phóng viên Báo SGGP về việc doanh nghiệp phát hành TPDN liên tục bị cảnh báo trong vài tháng trở lại đây, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, phân tích, nếu doanh nghiệp phát hành cổ phiếu quá nhiều thì áp lực về trả cổ tức sẽ gia tăng. Những năm gần đây, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng liên tục giảm. Đó là chính sách lớn của Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm rủi ro cho các ngân hàng, nhưng là điều kiện cho thị trường trái phiếu phát triển. 2 – 3 năm gần đây, kênh TPDN phát triển rất mạnh. Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, đó là bước phát triển lành mạnh và tất yếu.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, qua theo dõi, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng cảnh báo một số hiện tượng chưa thực sự lành mạnh trong công tác phát hành, hàm chứa những rủi ro để khuyến nghị nhà đầu tư. Ví dụ, có những doanh nghiệp rất nhỏ nhưng phát hành trái phiếu lớn; hoặc có những đợt phát hành, doanh nghiệp báo cáo tài chính không rõ ràng, tài sản bảo đảm không có, hoặc không được định giá chắc chắn… Để tiếp tục phát triển thị trường TPDN và hạn chế những rủi ro, cần thiết phải xây dựng được thị trường trái phiếu chính phủ, TPDN, trong đó, đặc biệt phải công khai thông tin, nhằm giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.
Bán nhà lầu, rút tiết kiệm đổ tiền tỷ chờ ăn lãi suất cao
Xu hướng chuyển tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng sang đầu tư trái phiếu DN và cổ phiếu gia tăng. Số lượng nhà đầu tư cá nhân đổ tiền vào trái phiếu DN và cổ phiếu ngày càng lớn, gây ra những lo ngại.
Chuyển hướng đầu tư
Vừa đến kỳ hạn tất toán số tiền gửi tiết kiệm 500 triệu đồng, anh Nguyễn Đình Hòa ở Kim Giang, Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã chuyển sang mua trái phiếu DN.
Theo anh Hòa, so với gửi tiết kiệm hiện nay thì lãi suất trái phiếu DN cao hơn hẳn. Anh Hòa tính toán, với 500 triệu anh chia ra mua trái phiếu của 5 DN đang phát hành với lãi suất từ 10,5%-11% và kỳ hạn 24 tháng. Nhận thức được rủi ro có thể xảy ra, anh Hòa cho rằng không nên "bỏ trứng vào một giỏ". Chia nhỏ ra, nếu có rắc rối sẽ không bị thiệt hại lớn.
Theo anh Hòa, trên thị trường thứ cấp, mua bán trái phiếu DN cũng khá phát triển và ngày càng có nhiều người tham gia; vì vậy dễ dàng chuyển nhượng, không lo thanh khoản kém.
Cũng giống như anh Hòa, anh Lê Văn Tiến ở Xuân Thủy, Cầu Giấy (Hà Nội) đang chuyển dần tiền gửi tiết kiệm sang kênh đầu tư khác. Anh Tiến mua cả trái phiếu DN lẫn cổ phiếu. Trái phiếu và cổ phiếu anh mua chủ yếu của các DN bất động sản có tên tuổi, qua một công ty chứng khoán tư vấn. Anh Tiến cũng chia nhỏ số tiền để giảm thiểu rủi ro.
Lãi suất ngân hàng đang không hấp dẫn bằng lãi từ trái phiếu và cổ phiếu
Xu hướng chuyển tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng sang đầu tư trái phiếu DN và cổ phiếu đang gia tăng. So với gửi tiết kiệm ngân hàng các kỳ hạn 18-36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ cao nhất hiện nay là 7,9%/năm, thì mua trái phiếu DN và cổ phiếu được cho là có lợi hơn hẳn.
Theo thống kê của Công ty chứng khoán SSI, tổng lượng trái phiếu DN phát hành trong 6 tháng đầu năm nay ước tính 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, các nhà đầu tư cá nhân đã mua trực tiếp gần 22.700 tỷ đồng, tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình gần 10% của năm 2019.
Không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp cũng sôi động hơn rất nhiều. Cụ thể, lượng trái phiếu DN niêm yết trên sàn Hà Nội đã tăng từ 14.200 tỷ đồng trong năm 2017 lên gần 36.000 tỷ đồng tính đến hết tháng 6/2020. Thanh khoản thị trường đang cải thiện với giá trị giao dịch tăng trung bình 80%/năm từ 2017 đến nay, bình quân khoảng 3.200 tỷ đồng/tháng.
SSI nhận định, trái phiếu DN đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác, trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi tiết kiệm. Trong 6 tháng đầu năm, không tính trái phiếu của các ngân hàng phát hành thì lãi suất bình quân trái phiếu DN dao động từ 10,1%-11,2%/năm với kỳ hạn tăng dần từ 12 đến 60 tháng.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cá nhân có thể tiếp cận trái phiếu DN dễ dàng hơn thông qua các quầy giao dịch của các ngân hàng hoặc công ty chứng khoán, đặt lệnh mua qua tài khoản chứng khoán. Mệnh giá trái phiếu được tách nhỏ đến từng triệu đồng, để phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư cá nhân. Thời hạn đầu tư cũng rất linh hoạt nhờ trung gian thu xếp giao dịch hoặc cam kết mua lại từ các đại lý. Mức lãi suất cao hơn hẳn tiền gửi có sức hấp dẫn mạnh với các nhà đầu tư.
Sở hữu trái phiếu DN đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đối mặt rủi ro về mất khả năng thanh toán
Ngoài ra, dòng tiền đang có sự chuyển dịch sang thị trường chứng khoán. Theo số liệu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, trong tháng 6/2020 có 35.046 tài khoản chứng khoán mới được mở. Đây là con số cao kỷ lục, chủ yếu là tài khoản cá nhân. Dòng tiền nóng từ nhà đầu tư mới đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục mạnh sau cú sốc Covid-19. Hiện nhiều nhà đầu tư cá nhân bán bất động sản, rút tiền tiết kiệm ngân hàng để chuyển sang đầu tư chứng khoán.
Chấp nhận rủi ro
Đầu tháng 7 vừa qua, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đã đồng loạt giảm thêm từ 0,2-0,5 điểm phần trăm. Vì vậy, giới chuyên môn dự báo lượng tiền gửi tiết kiệm sẽ còn tiếp tục đổ vào trái phiếu DN và cổ phiếu trong quý 3 này. Với trái phiếu DN, một loạt công ty đẩy mạnh phát hành với lãi suất hấp dẫn trước khi các chính sách mới theo hướng siết chặt sắp được ban hành.
Lãi suất tiết kiệm giảm, về nguyên tắc sẽ có tác động tích cực cho thị trường chứng khoán. Mức lãi suất cao hơn hẳn tiền gửi có sức hấp dẫn mạnh với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, lợi nhuận cao thường đi kèm với rủi ro. Người ta vẫn nói, muốn "ăn ngon ngủ yên" thì mua trái phiếu, vì sẽ được thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ. Tuy nhiên, sở hữu trái phiếu DN hiện đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đối mặt với các rủi ro về mất khả năng thanh toán. Hiện tại, chưa có một đơn vị trung gian độc lập nào có uy tín đứng ra đánh giá xếp hạng DN, việc tự đánh giá các trái phiếu vượt quá khả năng của các nhà đầu tư cá nhân.
SSI cho rằng, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ năng lực của tổ chức trung gian phân phối trong việc thực hiện cam kết mua lại trước hạn trái phiếu DN và mức phí phải chịu. Trong nhiều trường hợp, mức phí bán lại trái phiếu DN trước hạn có thể ăn mòn hết phần chênh lệch so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
Với chứng khoán, dù thị trường tăng điểm nhưng thanh khoản lại giảm dần đều và thấp kỷ lục trong nửa đầu tháng 6/2020. Nếu thị trường không lấy lại đà tăng trưởng và đi xuống, nhà đầu tư mới sẽ thiệt hại nặng. Đây là điều đáng lo bởi xu hướng thị trường trong ngắn hạn vẫn còn rất bất ổn. Theo SSI, trong khi nhà đầu tư cá nhân đẩy mạnh đầu tư, thì nhà đầu tư tổ chức rất thận trọng. Lượng mở mới tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư tổ chức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
Tăng trưởng nóng nhờ trả lãi cao, trái phiếu doanh nghiệp đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác Nhìn lại, lượng rái phiếu doanh nghiệp (TPDN) các tổ chức phi tín dụng và cá nhân nắm giữ đã tăng khoảng 153% trong năm 2019 và tăng khoảng 25% trong 6 tháng đầu năm 2020. Rõ ràng TPDN đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi do có...