Miệt mài cắm bản gieo từng con chữ

Theo dõi VGT trên

Với tất cả tình yêu nghề dạy học, những thầy cô giáo cắm bản nơi biên giới Việt Lào ở tỉnh Quảng Bình đang ngày ngày vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn để mang con chữ lên vùng biên giới, xa xôi trên đỉnh Trường Sơn bốn mùa mây phủ để miệt mài ‘gieo’ cái chữ cho t.rẻ e.m đồng bào các dân tộc.

Miệt mài cắm bản gieo từng con chữ - Hình 1

Nơi sinh sống của đồng bào ở nơi đại ngàn Trường Sơn

Gian nan ‘cõng chữ’ lên non

Ở nơi đại ngàn, giữa bạt ngàn màu xanh của rừng, sừng sững của núi, nơi “sơn cùng thủy tận” của xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) có 52 giáo viên cắm bản ở 24 điểm trường mầm non và tiểu học. Ngày tháng kiên trì gieo con chữ ở nơi biên giới này, thầy cô giáo cắm bản gặp muôn vàn khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, đi lại vất vả, chưa có điện lưới, sóng điện thoại…

Cô giáo Văn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Long Sơn (xã Trường Sơn) cho biết, trường có 5 điểm trường lẻ ở những bản Đá Chát, Chân Trôộng, Dốc Mây, Liên Thượng, Trung Sơn nhưng ở Dốc Mây là điểm trường xa nhất, đường sá đi lại khó khăn nhất.

Miệt mài cắm bản gieo từng con chữ - Hình 2

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng thầy cô giáo vẫn kiên trì bám bản, bám điểm trường

Bản Dốc Mây nằm ở trên núi cao ở nơi biên giới Việt – Lào. Để vào dạy chữ cho các em học sinh ở bản, từ trung tâm xã Trường Sơn, các thầy giáo của trường phải mất gần nửa ngày đường để vượt hơn 30km đường rừng, vượt suối, lội đá tai mèo mới đến được bản.

Chưa kể nơi ăn chốn ở còn lắm khó khăn, với các cô giáo của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trường Sơn (xã Trường Sơn, Quảng Ninh) cõng chữ lên non ở các điểm trường Hôi Rấy, Nước Đắng, Ploang, Zìn Zìn… cũng lắm gian truân.

Nếu như ở bản Dốc Mây, các thầy cô phải lội suối băng đèo, trèo đá tai mèo cả nửa ngày mới đến nơi thì các cô giáo dạy ở bản Hôi Rấy, Nước Đẳng – hai bản ở sâu giữa đại ngàn Trường Sơn phải đi đò dọc trên dòng Tam Lu hơn 3 tiếng đồng hồ mới tới điểm trường.

Miệt mài cắm bản gieo từng con chữ - Hình 3

Thầy cô giáo đi đò dọc để đến điểm trường

Video đang HOT

Với các cô Đỗ Thị Hồng Lê và Nguyễn Thị Duyền, giáo viên người miền xuôi (ở thị trấn Quán Hàu) đang dạy ở điểm trường Hôi Rấy không thể nào nhớ hết bao lần xuôi ngược trên con thuyền nhôm chồng chềnh vượt thác Tam Lu trên sông Long Đại. Chỉ biết rằng, các cô giáo đã gắn bó với các bản làng nơi “sơn cùng, thủy tận” ở Trường Sơn đã hơn 25 năm để gieo từng con chữ cho con em đồng bào dân tộc.

Cùng với việc kiên trì bám bản dạy chữ cho trẻ ở bậc mầm non, tiểu học, nhiều năm qua, các thầy cô giáo ở Trường phổ thông dân tộc Nội trú Quảng Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) luôn có mặt ở khắp bản làng dọc dãy Trường Sơn để tiếp tục vận động học sinh đến trường học bậc THCS.

Miệt mài cắm bản gieo từng con chữ - Hình 4

Trên những chuyến đò dọc hay những con đường lầy lội bùn đất giữa rừng sâu, nơi sườn núi luôn in đậm dấu chân của các thầy cô tìm đến các bản làng như Zin Zin, Hôi Rấy, Nước Đắng, Chân Trôộng, Bến Đường, Đá Chát, P Loang, Dốc Mây… để “dân vận” phụ huynh cho em tiếp tục đến trường học cái chữ.

“Chúng tôi như người con của bản”

Chúng tôi trở lại các bản vùng biên giới ở xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa). Bản Dộ – Tà Vờng ở nơi xa nhất, nằm dọc theo đường biên giới với nước bạn Lào. Dộ là một trong 7 điểm trường của trường PTDT bán trú TH&THCS số 2 Trọng Hóa gồm có: Pa Choong, Ka Oóc, Ra Mai, Si Mới, Cha Cáp, Dộ, Lòm.

Theo thầy giáo Cao Văn Bảo, tổ trưởng chuyên môn bậc tiểu học tại điểm trường Dộ, người đã gắn bó 26 năm với các bản làng từ Thượng Hóa đến Trọng Hóa chia sẻ, ngoài khó khăn bởi đi lại, ăn ở, đối với người giáo viên cắm bản, ngôn ngữ giao tiếp cũng là rào cản lớn nhất. Vì vậy, để bám trụ được với đồng bào người Khùa, người Mày, người Mã Liềng và dạy chữ cho t.rẻ e.m nơi đây, trước hết mình phải học tiếng của họ, rồi làm quen với họ, gần gũi với họ để giao tiếp và vận động các em đến trường.

Cô giáo như mẹ hiền, niềm vui ở nơi điểm trường bản Dộ (xã Trọng Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình)

Riêng chuyện cùng ăn, cùng ở là bởi những lúc rảnh rỗi các thầy đến nhà các em để trò chuyện với phu huynh, vận động bà con xóa bỏ các tập tục lạc hậu, ăn uống vệ sinh, quan tâm đến chuyện học hành của con cái.

Gần đây nhất để giúp người dân ở bản Dộ – Tà Vờng trồng lúa nước, tranh thủ những ngày được nghỉ, các thầy cô giáo cắm bản đã cùng làm, cùng hướng dẫn để người dân bản địa biết cách trồng lúa nước, qua đó góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa thầy cô giáo và người dân bản địa. Chúng tôi như những người con của bản làng.

Trong cuộc chuyện, cô giáo Đinh Thị Hương Giang, người đã hơn 26 năm gắn bó với học sinh các bản làng ở huyện Minh Hóa cho hay, mặc dù cách sông trở núi, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng chuyện học chữ, dạy chữ ở điểm trường Dộ rất nền nếp, chất lượng.

“Những khi các em bỏ học theo cha mẹ lên nương rẫy, chúng tôi phải vào tận nơi để giải thích cho bố mẹ các em việc cho con cái đến trường đầy đủ để biết viết, biết đọc để nâng cao hiểu biết. Sinh sống với bà con dân bản người Khùa, người Mày, chúng tôi rất trân trọng tình cảm của bà con”, cô Giang chia sẻ thêm.

Miệt mài cắm bản gieo từng con chữ - Hình 5

Chụp ảnh kỉ niệm của cô và trò ở điểm trường Hôi Rấy, trường PTDT bán trú Tiểu học Trường Sơn (xã Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình)

Trưởng bản Dộ -Tà Vờng Hồ Khiên nói: “Dân bản mình quý thầy cô giáo lắm. Họ không chỉ dạy cái chữ cho con em trong bản mà còn giúp dân bản mình nhiều việc từ ăn uống vệ sinh, sinh đẻ có kế hoạch, sống định canh định cư, xóa bỏ các thủ tục lạc hậu đến cầm tay chỉ việc trong cách trồng cây lúa nước, cách nuôi gia súc đạt hiệu quả”.

Mặc dù cuộc sống của giáo viên cắm bản ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn nhiều vất vả nhưng bằng tình yêu nghề, những người thầy giáo cô giáo đã vượt qua mọi khó khăn, động viên nhau mang con chữ lên dạy ở những bản làng xa xôi nơi biên giới Việt Lào.

Nỗi niềm giáo viên cắm bản - Bài 1: 'Gieo chữ' giữa đại ngàn Trường Sơn

Những ngày này, khi nhiều thế hệ học trò trên cả nước đang hướng về kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022), chúng tôi đã có dịp đến với các điểm trường ở các huyện miền núi (thuộc nhiều tỉnh miền Trung) để được tận mắt chứng kiến và cảm nhận nỗi vất vả, gian khổ, cùng những câu chuyện cảm động về các thầy cô giáo 'cắm bản' nơi miền sơn cước.

Dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng bằng tấm lòng nhiệt huyết và tình yêu thương, các thầy cô nơi đây vẫn ngày đêm miệt mài đem những 'con chữ' đến với học sinh dân tộc thiểu số nơi miền biên viễn.

Nỗi niềm giáo viên cắm bản - Bài 1: Gieo chữ giữa đại ngàn Trường Sơn - Hình 1

Bản Dộ - Tà Vờng, xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) - nơi các thầy cô giáo không ngại khó khăn "mang chữ lên non". Ảnh: Xuân Thi - Xuân Hoàng.

Dọc theo dãy Trường Sơn ở nơi biên giới của tỉnh Quảng Bình là những bản làng của đồng bào Bru - Vân Kiều, Chứt sinh sống. Ở nơi xa xôi ấy, dù đường đi hiểm trở, đời sống còn bộn bề khó khăn nhưng luôn có những thầy cô giáo miệt mài cắm bản để "gieo" từng con chữ. Tình yêu nghề của các giáo viên ở nơi biên cương đã trở thành điểm tựa để con em đồng bào dân tộc ngày ngày cắp sách tới trường.

Gian nan "cõng chữ" lên non

Giữa bạt ngàn màu xanh của rừng, sừng sững của núi, chúng tôi men theo đường Hồ Chí Minh nhánh Tây để lên với Trường Sơn, xã biên giới còn lắm khó khăn. Nơi đây, đang có 52 giáo viên "cắm bản" ở 24 điểm trường mầm non và tiểu học.

Sau cái bắt tay thân tình, bà Văn Thị Thu Hiền - Hiệu trưởng trường Tiểu học Long Sơn (xã Trường Sơn) cho biết, trường có 5 điểm trường lẻ ở những bản Đá Chát, Chân Trôộng, Dốc Mây, Liên Thượng, Trung Sơn nhưng ở Dốc Mây là điểm trường xa nhất, đường sá đi lại khó khăn nhất. Bản nằm ở trên núi cao ở nơi biên giới Việt - Lào. Để vào dạy chữ cho các em học sinh ở bản Dốc Mây, từ trung tâm xã Trường Sơn, các thầy giáo của trường phải mất gần nửa ngày để vượt hơn 30km đường rừng, vượt suối, lội đá tai mèo mới đến được bản.

Thầy giáo Phạm Mạnh Tuấn là người nhiều năm gắn bó với điểm trường ở Dốc Mây chia sẻ, đường vào bản Dốc Mây rất hiểm trở, nhiều dốc cao, đá tai mèo lởm chởm. Nhiều đoạn phải bám vào vách núi cheo leo, có khi phải lội suối cả km. Mùa nắng đường vào bản đã vất vả, mùa mưa thì càng nguy hiểm hơn. Vì vậy, trong ba lô các thầy khi nào lên bản cũng sẵn sàng áo mưa và tấm ni lông khổ rộng cùng với chiếc võng để phòng trường hợp mưa rừng, nước khe dâng cao không thể qua được suối. Những lúc đó, các thầy đành phải căng ni lông, mắc võng giữa rừng để chờ nước cạn rồi mới lên bản.

"Để đến được lớp học ở bản Dốc Mây, phải vượt một chặng đường dài gian nan. Nhiều khi chúng tôi động viên nhau "cõng con chữ" vào Dốc Mây như bộ đội vượt Trường Sơn thời đất nước chiến tranh. Mặc dù khó khăn là thế, nhưng thấy các em học sinh ngoan ngoãn, ham học, nhiều em vượt quãng đường xa đến lớp và những tình cảm chân thành với dân bản, xem các thầy như người nhà nên chúng tôi cảm thấy ấm lòng và tiếp tục cống hiến sức lực của mình" - thầy Tuấn giãi bày.

Nỗi niềm giáo viên cắm bản - Bài 1: Gieo chữ giữa đại ngàn Trường Sơn - Hình 2

Các cô thầy cắm bản ở điểm trường Hôi Rấy, Nước Đắng phải di chuyển bằng đò để đến trường.

"Bốn cùng" với bà con dân bản

Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu đông, chúng tôi trở lại các bản vùng biên giới ở xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa). Bản Dộ - Tà Vờng ở nơi xa nhất, nằm dọc theo đường biên giới với nước bạn Lào. Từ trên đỉnh đèo nhìn xuống, mấy chục nóc nhà sàn ở bản Dộ - Tà Vờng san sát bên nhau giữa màu xanh của núi rừng. Trước đây, bản Tà Vờng ở sâu trong núi, bên kia con suối Tà Leng. Do địa hình dốc, đến mùa mưa lũ, đất bị xói lở, gây nguy hiểm cho bà con nên chính quyền và bộ đội biên phòng đã vận động bà con dân bản Tà Vờng di chuyển về xây dựng bản mới trên một ngọn đồi nhỏ nằm sát bên bản Dộ. Những ngôi nhà sàn mới vững chắc, khang trang được xây dựng từ chương trình "Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo" do Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Bình phối hợp với Bộ đội Biên phòng Quảng Bình xây dựng và bàn giao vào năm 2012.

Chúng tôi đến điểm trường Dộ, gặp lúc đang diễn ra cuộc họp phụ huynh để các thầy cô trao đổi, nhận xét về việc học tập của các em. Dộ là một trong 7 điểm trường của trường PTDT bán trú TH và THCS số 2 Trọng Hóa gồm có: Pa Choong, Ka Oóc, Ra Mai, Si Mới, Cha Cáp, Dộ, Lòm. Thầy giáo Cao Văn Bảo - Tổ trưởng chuyên môn bậc tiểu học tại điểm trường Dộ, người đã gắn bó 26 năm với các bản làng từ Thượng Hóa đến Trọng Hóa chia sẻ, để tổ chức được buổi họp phụ huynh ở nơi miền biên giới này là kết quả của một thời gian dài kiên trì vận động của thầy cô. Ngoài công việc chuyên môn, các giáo viên cắm bản phải "bốn cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng đồng bào dân tộc thiểu số) với bà con và học sinh.

Thầy giáo Bảo cho biết, ngoài khó khăn bởi đi lại, ăn ở, đối với người giáo viên "cắm bản", ngôn ngữ giao tiếp là rào cản lớn nhất. Vì vậy, để bám trụ và dạy chữ cho các em học sinh, trước hết mình phải học tiếng của họ, rồi làm quen với họ, gần gũi với họ để giao tiếp và vận động các em đến trường.

Nghĩa tình của Mặt trận

Chúng tôi trở lại bản Sắt, xã Trường Sơn khi trời se lạnh. Nơi thung lũng bằng phẳng, 34 ngôi nhà được xây dựng ngay ngắn trông thật ấm áp, điểm trường bản Sắt kết hợp nhà cộng đồng tránh lũ rộn ràng tiếng đọc bài của các em học sinh. Không giấu được niềm vui, thầy giáo Nguyễn Xuân Thành cho biết, kể từ khi chuyển đến ngôi trường mới khang trang, kiên cố này, thầy trò rất an tâm, không còn nơm nớp lo cảnh sạt lở núi.

Còn nhớ vào tháng 10 năm 2020, bản Sắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mưa lũ với gần 30 nhà dân và điểm trường đối mặt với nguy cơ sạt lở núi, đe dọa tính mạng con người. Để giúp người dân bản Sắt sớm ổn định cuộc sống an cư lạc nghiệp trong những ngôi nhà kiên cố, con em dân bản có nơi học hành, Mặt trận tỉnh Quảng Bình đã kêu gọi nguồn hỗ trợ từ các địa phương để xây dựng toàn bộ nhà ở và nhà tránh lũ kết hợp trường học cho các hộ đồng bào dân tộc tại bản Sắt, bản thuộc diện di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở núi.

Bà Phạm Thị Hân - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Bình cho biết, vào thời điểm cuối năm 2020, việc xây dựng nhà ở kiên cố cho 34 hộ dân của bản Sắt được tỉnh Quảng Bình ưu tiên hàng đầu. Với nghĩa tình của người làm công tác Mặt trận, chúng tôi đã kết nối với Mặt trận của các địa phương để được giúp đỡ. Khi biết được thông tin, Ban Cứu trợ của Mặt trận tỉnh Thái Bình đã hỗ trợ với tổng số t.iền 3,06 tỷ đồng để giúp người dân bản Sắt xây dựng 34 ngôi nhà sàn kiên cố. Cùng với đó, Ban Cứu trợ của Mặt trận TP Hà Nội đã tặng thêm công trình nhà cộng đồng tránh lũ kết hợp trường học với tổng mức đầu tư 3,5 tỷ đồng.

Công trình này đã được Mặt trận tỉnh Quảng Bình bàn giao cho địa phương vào dịp kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam năm 2021. Kể từ khi đưa vào sử dụng, bà con bản Sắt đã có cuộc sống ổn định lâu dài, thoát khỏi cảnh ngập lụt và nguy cơ sạt lở núi. Đặc biệt, các em học sinh và thầy cô đã có điểm trường khang trang để an tâm trong công tác dạy và học.

Bà Nguyễn Thị Thu - Hiệu trưởng trường PTDT bán trú Tiểu học Trường Sơn chia sẻ: Cô trò bản Sắt cảm ơn tấm lòng của MTTQ các địa phương đã chung tay giúp đỡ để xây dựng điểm trường khang trang, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học ở vùng biên giới. Thời gian qua với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, các điểm trường lẻ ở các bản của nhà trường đã dần đổi thay với cơ sở vật chất ngày càng kiên cố, chất lượng dạy học được nâng cao. Tuy nhiên, hiện tại ở một số điểm trường còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất như ở bản Ploang, Zin Zin..

Mặc dù cuộc sống của giáo viên "cắm bản" ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn nhiều vất vả nhưng bằng tình yêu nghề, các thầy giáo, cô giáo đã vượt qua mọi khó khăn, động viên nhau mang con chữ lên những bản làng xa xôi nơi biên giới Việt Lào. Nghĩa cử và việc làm của những người giáo viên "cắm bản" thật đáng trân quý.

(Còn nữa)

Trưởng bản Dộ - Tà Vờng Hồ Khiên nói: "Dân bản mình quý thầy cô giáo lắm. Họ không chỉ dạy cái chữ cho con em trong bản mà còn "bốn cùng" giúp dân bản mình nhiều việc từ ăn uống vệ sinh, sinh đẻ có kế hoạch, sống định canh định cư, xóa bỏ các thủ tục lạc hậu đến cầm tay chỉ việc trong cách trồng cây lúa nước, cách nuôi gia súc đạt hiệu quả. Những cô thầy đã gắn bó keo sơn với đồng bào để làm nhiệm vụ cao quý.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cần phải mạnh tay với vi phạm của Angela Phương Trinh
07:25:15 04/06/2024
Biết chồng tôi bị ung thư, tiểu tam dắt con rơi đến đòi chia tài sản
07:39:43 04/06/2024
Chồng thay đổi một cách khó hiểu, tôi càng thấy bất an khi đọc được tin nhắn anh gửi cho cô giáo của con
07:42:01 04/06/2024
Mỹ nam Vườn Sao Băng nghèo tới độ phải về quê trồng bắp, visual xuống cấp đến khó tin
09:17:42 04/06/2024
"Thần tiên tỷ tỷ thế hệ mới" đẹp bất chấp camera thường dí sát mặt, diện cả cây đen "chất phát ngất"
07:52:31 04/06/2024
Bằng Kiều: 'Tôi duy trì sự lãng mạn với bạn gái kém 18 t.uổi mỗi ngày'
07:12:37 04/06/2024
Showbiz Hàn có 1 nữ diễn viên, 53 t.uổi vẫn sở hữu nhan sắc "cực đỉnh", chỉ ảnh ra sân bay đã gây sốt
08:32:51 04/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim - Tập 38: Ngân Hà tha thứ cho Nghĩa để sống mạnh mẽ hơn
07:58:48 04/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bệnh vảy nến có điều trị dứt điểm được không?

Sức khỏe

13:27:19 04/06/2024
Nguyên nhân gây bệnh là do sự trục trặc về hệ thống miễn dịch nên các tế bào da bị tấn công nhầm lẫn và tạo ra thảm họa tăng sinh, bong tróc.

"Hot mom" Doãn Hải My lần đầu kể "tất tần tật" chuyện đi đẻ: Sinh thường, đau rũ rượi vẫn bị Đoàn Văn Hậu bắt làm một điều

Sao thể thao

13:20:01 04/06/2024
Mới đây, vợ chồng hậu vệ Đoàn Văn Hậu - nàng WAG Doãn Hải My đã chính thức thông báo chuyện đón con đầu lòng chào đời. Đó là một b.é t.rai có tên Minh Đăng, tên gọi ở nhà là Lúa

Coldzy trở lại sau 2 năm, bắt tay tlinh và Hoàng Dũng khuấy đảo đường đua âm nhạc

Nhạc việt

13:19:58 04/06/2024
Sau hai năm im ắng, học trò Karik chính thức trở lại đường đua âm nhạc với album mới toanh. tlinh và Hoàng Dũng cùng góp mặt trong album của nam rapper.

LMHT: Riot dựa vào đâu để xử phạt tuyển thủ VCS?

Mọt game

13:17:30 04/06/2024
(LMHT) Khán giả đang thắc mắc về Điều 3 và Điều 4.1 mà Riot Games viện dẫn để cấm thi đấu hàng chục tuyển thủ Việt Nam.

Khả năng Thủ tướng Israel thực thi một phần đề xuất ngừng b.ắn ở Gaza

Thế giới

13:16:34 04/06/2024
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra đề xuất về thỏa thuận ngừng b.ắn mới gồm 3 giai đoạn giữa Israel và phong trào Hamas tại Dải Gaza. Hamas tiếp nhận đề xuất này với thái độ tích cực .

Hình ảnh chưa công bố trong tang lễ diễn viên Đức Tiến: Bình Phương gọi điện cho mẹ chồng, khóc nức nở khi tiễn biệt

Sao việt

12:52:12 04/06/2024
Dù đã hơn 3 tuần trôi qua nhưng nhiều bạn bè, người thân vẫn chưa hết bàng hoàng sau sự ra đi đột ngột của diễn viên Đức Tiến ở t.uổi 44.

4 cách mặc đồ đen siêu trẻ trung, không bị "ngốt" trong ngày hè

Thời trang

12:50:51 04/06/2024
Tuy nhiên, vẻ ngoài của chị em dễ trở nên nhàm chán hoặc bị cộng t.uổi nếu không phối đồ khéo léo với item màu đen. Sau đây là 4 bí kíp diện trang phục màu đen trẻ trung, phù hợp với mùa hè, chị em nên tham khảo để đa dạng hóa phong cách...

2 sao nam hàng đầu bị tố ngủ với fan nữ: Người từng tỏ tình với Chi Pu, kẻ dính tin đồn hẹn hò "ác mộng Kbiz"

Sao châu á

12:49:23 04/06/2024
Rạng sáng ngày 4/6, các trang MXH rầm rộ chia sẻ cáo buộc 2 thành viên NCT là Johnny và Haechan đã ngủ với ba cô gái Nhật Bản, trong đó có 2 người là fan của các thành viên khác trong nhóm.

Trạm cứu hộ trái tim: Nghĩa gặp Ngân Hà và con gái sau 3 năm, ông Trường cũng hội ngộ "tình cũ"

Phim việt

12:41:27 04/06/2024
Sau khi tập 37 Trạm cứu hộ trái tim kết thúc, đoạn credit của phim đã tiết lộ nhiều tình tiết mới hấp dẫn sẽ xuất hiện trong các tập tiếp theo.

Nhân viên chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng của công ty nướng vào trò... đỏ đen

Pháp luật

12:16:51 04/06/2024
Nhận t.iền từ kế toán, Tuấn đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt toàn bộ số t.iền và sử dụng vào các mục đích: tiêu xài cá nhân, đ.ánh b.ạc, trả nợ.

Truy tìm xe làm rơi hàng chục khối bê tông xuống Quốc lộ 1B

Tin nổi bật

11:45:29 04/06/2024
Khoảng 6h30 ngày 4/6, Tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 5 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên QL 1B (phường Thạch Bàn, quận Long Biên) đã phát hiện hàng chục khối bê tông nằm giữa đường.