Miếng bánh trẻ con
Thời chiến tranh sơ tán ở quê, cái chum đựng thóc thành nơi chứa sách vở của anh em tôi. Để khỏi mưa lụt. Để lỡ bom đạn cháy nhà còn có sách vở mà học. Những trang sách thơm một mùi rất lạ. Để giờ sau ngót nửa thế kỷ, tôi như còn thấy vảng vất quanh đây.
Ảnh minh họa
Mỗi dòng lưu bút của anh chị trong nhà ghi lại cảm xúc kết thúc năm học ở trang cuối sách, sau nhiều năm đã phai nhạt màu mực, lại theo tôi đến lớp, xao xuyến như tình thân vẫn luôn sát cạnh bên mình.
Không nệ cổ hay “ăn mày dĩ vãng”. Bởi thời đại nào rồi cũng sẽ qua, thời đại nào cũng đều có nỗi hoài niệm của riêng mình. Châu chấu, cào cào, viên bi đất sét, hay với computer, điện thoại thông minh, game online,… đều sẽ mang chứa những hoài niệm đẹp đẽ tuổi thơ. Nhưng giờ thì sau mỗi một năm sách giáo khoa lại vẽ vời chấm sửa vài chỗ. Chỉ để năm sau trẻ con phải mua bộ sách mới.
Trẻ con trở thành “ miếng bánh” cho/của người lớn tự bao giờ.
Video đang HOT
Đánh vần tiếng Việt dù quan trọng, nhưng chỉ diễn ra thời gian ngắn khi các trẻ vừa bước vào lớp Một. Vậy mà đang có những người sẵn sàng bỏ ra cả cuộc đời để tranh cãi. Chúng ta những người lớn, có lắng nghe được tiếng của con trẻ không? Hay chỉ chăm chăm giành những thứ “được” (dù rất ảo) cho chính mình? Hay là những âm mưu tranh giành “miếng bánh” nào đó không khó nhận ra?
Suốt cả tuần, cứ day dứt với cảnh vượt suối đến trường trong túi nilon của những đứa trẻ Điện Biên. Chiếc đồng hồ 39 tỷ đeo trên tay Trịnh Xuân Thanh. Hay cả chục tỷ đồng mà trùm cờ bạc chi cho tướng Vĩnh ăn nhậu, tiếp khách, với những chai rượu 100 triệu đồng,… Miếng bánh nào cho trẻ con?
Cà Mau chi tiền cho đoàn hai chục người do chủ tịch tỉnh dẫn đầu đi hội chợ tại Nga, tháp tùng có cả phu nhân của ông chủ tịch, dù chẳng có việc gì ở đó. Miếng bánh nào cho trẻ con? Thanh Hóa tính chi 1,5 tỷ đồng cho 3 lãnh đạo đi Mỹ mấy ngày để “quảng bá địa phương”. Miếng bánh nào cho trẻ con?
Đại biểu Quốc hội đang bức xúc trước cảnh những cậu ấm cô chiêu “miệng còn hơi sữa” của không ít quan chức bỗng đứng tên sở hữu nhiều, biệt phủ, xe sang, tài sản khủng. Miếng bánh nào thực sự là dành cho trẻ con? Từ 3 năm trước, học sinh cấp 3 đã được dạy về phòng, chống tham nhũng. Tổng cộng 6 tiết chia cho 3 năm. Năm học này, các em được phát thêm tài liệu “Giáo dục đạo đức liêm chính cho học sinh THPT”.
Chúng ta đang chứng kiến những “Sự tráo trở của phương pháp” (tên tiểu thuyết của nhà văn Cu Ba Alejo Carpentier), mà nạn nhân đầu tiên và cuối cùng vẫn chỉ là trẻ con. Tham nhũng đất đai có liên quan gì đến bát cơm, manh áo, cây cầu đến trường của trẻ con không? Hỏi vậy, bởi vừa đọc cái tút mới của GS. Ngô Bảo Châu: “Mỗi ngày có một chuyện để cho ta bớt ngu, bớt ác. Ngày hôm qua ta hiểu ra đừng tưởng mình giỏi đánh vần. Đừng hùng hổ, không khéo vô tình giúp một tay cho đại gia đi lấy đất…”.
TRÍ QUÂN
Theo Tiền phong
GS Hồ Ngọc Đại lên tiếng về chương trình Công nghệ giáo dục
GS Hồ Ngọc Đại, "cha đẻ" của chương trình Công nghệ giáo dục, sáng nay 8-9 đã có những chia sẻ về công nghệ giáo dục đang dẫn tới những luồng ý kiến khác nhau trong dư luận.
GS Hồ Ngọc Đại, "cha đẻ" của chương trình Công nghệ giáo dục (CNGD), sáng 8-9 đã có cuộc trò chuyện diễn ra tại Hà Nội về CNGD trong kỷ nguyên 4.0.
GS Hồ Ngọc Đại noi vê chương trình CNGD
Bàn về nền giáo dục mới, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng sứ mạng của giáo dục là cần phải cho trẻ em được những thành tựu mới nhất - chưa từng có và thừa hưởng và tận dụng những thành tựu đã có. "Cho nên tôi luôn nói với các cô giáo của tôi và nhiều bậc phụ huynh là phải thua con mới dạy được con. Trẻ con làm gì cũng có lý của nó. Mình phải căn cứ vào lý của nó để có cách dạy hợp lý"- ông nói.
"Cuộc đời tôi xong rồi, nhưng tôi muốn đất nước này có một thế hệ khác, tự xác định được thời đại của mình. Người lớn không nên lấy mình là khuôn mẫu cho trẻ con. Bố mẹ không nên lấy mình làm chuẩn cho trẻ con"- giáo sư bày tỏ.
GS Đại cũng khẳng định việc xây dựng trường thực nghiệm là việc làm có ý nghĩa và trách nhiệm nhất mà ông đã làm cho đất nước. Cũng theo vị giáo sư, cuốn sách ông dành tâm huyết và công phu nhất là Tiếng Việt 1 - CNGD. Trẻ con rất hồn nhiên và tin người lớn, lớp 1 phải đưa những thứ tốt đẹp vào đó.
Chia sẻ về CNGD, GS Hồ Ngọc Đại khẳng định những cái cũ kỹ trong giáo dục chắc chắn thất bại. Một nền giáo dục mới sẽ thành công.
Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục chưa từng có, để cho mỗi cá nhân trong xã hội trở thành chính nó, chứ không phải là bản sao của riêng ai. Ông cũng nhấn mạnh: "Cái gì tôi viết là vì đất nước, vì tương lai".
Nói thêm về chương trình CNGD, GS Đại khẳng định một lý thuyết giáo dục phải có công nghệ thực thi. "Tôi có CNGD. Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, trẻ con 6 tuổi nói sõi, 7 tuổi nói đúng, 8 tuổi nói chuẩn... Nhưng khi tôi dạy trẻ con học hết lớp 1, dù ở bất cứ đâu trên đất nước này, chỉ 1 năm đọc thông viết thạo, đúng chính tả và không thể tái mù. Một ông bí thư xã nói với tôi rằng, chỉ mất 5 tháng học tiếng Việt của tôi là có thể viết được đơn, còn cách dạy cũ học hết năm lớp 1 cũng không làm được"- GS Đại cho biết.
Y.Anh
Theo nld.com.vn
Trẻ con có được nghỉ hè đúng nghĩa? Nghỉ hè, trẻ con chỉ thèm được chơi, không phải học. Trẻ con chỉ thèm được "nghỉ hè" đúng nghĩa mà sao quá khó? Cha mẹ luôn nghĩ chơi là vô bổ, phí hoài nên học kì 3 chưa bao giờ kết thúc, chỉ vì cha mẹ luôn khát khao thành tích, đặt quá nhiều kì vọng lên đôi vai con trẻ... Ảnh...