“Miếng bánh” cao đẳng, phần ai?
Đang có một cuộc tranh luận nảy lửa trong việc quản lý hệ cao đẳng giữa Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Ngày 17/3, Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam (CTĐHCĐ) đã kiến nghị các cấp lãnh đạo có thẩm quyền về việc chuyển hệ thống cao đẳng từ Bộ Lao động, thương binh và xã hội về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đang có một cuộc tranh luận nảy lửa trong việc quản lý hệ cao đẳng giữa Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Sở dĩ có kiến nghị này theo lý giải của Hiệp CTĐHCĐ Việt Nam, kể từ khi tiếp nhận vai trò quản lý Nhà nước hệ cao đẳng (năm 2015) Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã không làm tròn vai trò quản lý Nhà nước; thậm chí còn liên tiếp mắc phải ít nhất hai sai lầm nghiêm trọng.
Một là, chỉ sau một thời gian ngắn, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã vội vàng nâng cấp hoặc mở mới hàng trăm trường cao đẳng nghề trong khi vẫn duy trì chương trình đào tạo của hệ thống trường này ở mức dưới “chuẩn”, điển hình là các chương trình cao đẳng “siêu tốc”. Hậu quả là có nguy cơ nguồn nhân lực cao đẳng đào tạo ra sẽ không được thế giới công nhận.
Hai là, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã loại bỏ hoàn toàn các chương trình cao đẳng chuyên nghiệp (vốn có ở các trường cao đẳng chuyên nghiệp trước khi chuyển vai trò quản lý Nhà nước từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Điều này làm thủ tiêu nguồn nhân lực “kỹ thuật viên”, gây méo mó cho cơ cấu nhân lực cần thiết để bảo đảm cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trước ý kiến nêu trên của Hiệp hội CTĐHCĐ, ngày 13/5, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có ý kiến phản biện.
Đại diện Bộ này cho rằng, tính đến hết năm 2020, cả nước có 399 trường cao đẳng, trong đó có gần 100 trường được quy hoạch thành trường chất lượng cao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các điều kiện bảo đảm chất lượng ngày càng được tăng cường, nhất là các trường cao đẳng với trên 60 trường cao đẳng đạt tiêu chuẩn chất lượng của Úc, Đức, Anh và Mỹ để đào tạo chương trình của nước ngoài tại Việt Nam.
“Việc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị đổi tên Luật Giáo dục nghề nghiệp thành Luật Giáo dục nghề; đưa trình độ cao đẳng về trở lại bậc giáo dục đại học; đưa quản lý nhà nước về đào tạo cao đẳng về Bộ Giáo dục và Đào tạo còn thiếu những cơ sở khoa học và thực tiễn”, đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phản bác.
Đại diện Bộ này cũng khẳng định, chất lượng hiệu quả đào tạo hệ cao đẳng đã được nâng lên, với trên 80% học sinh, sinh viên trong các chương trình chuyển giao từ nước ngoài đã trở thành những chuyên gia, kỹ thuật viên nòng cốt trong các doanh nghiệp FDI, một số tham gia thị trường lao động nước ngoài.
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 cho thấy, Việt Nam đã tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh. Yếu tố kỹ năng đã tăng 4 bậc từ vị trí 97 đến vị trí 93, trong đó điểm chất lượng đào tạo nghề nghiệp nằm trong yếu tố kỹ năng đã tăng từ vị trí 115 đến vị trí 102 (tăng 13 bậc so với năm 2018)…
Bên cạnh đó, đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, việc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sẽ phát huy những lợi thế của ngành.
Đồng thời gắn giáo dục nghề nghiệp với lao động, việc làm, thị trường lao động, an sinh xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp.
“Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để sớm ban hành thông tư quy định khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông và việc giảng dạy văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp”, văn bản của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu.
Trong văn bản trả lời Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội còn đưa ra căn cứ khoa học và xu hướng quốc tế. Theo đó, bảng phân loại giáo dục quốc tế của UNESCO 2011 (International Standard Classification of education – ISCED 2011) là một công cụ được thiết kế để phân loại, so sánh các chương trình giáo dục/đào tạo khác nhau, giúp đối chiếu, so sánh các chương trình giáo dục, các loại văn bằng và trình độ. Theo Bảng phân loại này, hệ thống giáo dục, đào tạo bao gồm 9 bậc từ mầm non đến đại học.
Về cơ bản, các trình độ giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam hiện nay phù hợp với ISCED 2011; bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay tương đương với cấp bậc 5 của ISCED (2-3 năm), đầu vào trung học phổ thông.
Đây là chương trình thuộc giáo dục sau trung học (tertiary education) nhưng không phải giáo dục đại học (higher education); chủ yếu định hướng nghề nghiệp để người học gia nhập thị trường lao động.
Trong ISCED không có bất cứ điều khoản nào quy định bậc 5 (cao đẳng) thuộc về giáo dục đại học hay giáo dục nghề nghiệp nhưng định hướng chương trình bậc 5 nghiêng về giáo dục nghề nghiệp.
Trên thế giới không phải nước nào cũng có hệ thống giáo dục theo đúng Bảng phân loại ISCED 2011, vì bảng này chỉ có tính chất để so sánh, phân loại các trình độ giáo dục của các nước.
Video đang HOT
Thực tế, hiện nay các nước đều đang tồn tại một loại khung trình độ quốc gia, tương đồng với khung trình độ của châu lục hoặc của một khu vực.
Tại Việt Nam, Khung trình độ quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg đã tham chiếu đến Khung tham chiếu các trình độ ASEAN.
Trước lý giải của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ngày 17/5, Hiệp hội lại tiếp tục có văn bản phản bác cho rằng, Bộ Lao động, thương binh và xã hội lập luận loanh quanh đối với sai lầm đầu và bỏ qua không nhắc đến sai lầm thứ hai, cho dù hậu quả do cả hai sai lầm đều ở mức nghiêm trọng.
Với lập luận về ISCED-2011 (Bảng phân loại quốc tế về giáo dục) của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Hiệp hội cho rằng điều này thiếu chính xác,
Cụ thể, văn bản giải thích bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay có chương trình thuộc giáo dục sau trung học nhưng không phải giáo dục đại học và cho đây là cấp độ 5.
Tuy nhiên, theo ISCED-2011 thì các chương trình thuộc “giáo dục sau trung học nhưng không phải là giáo dục đại học” chỉ thuộc cấp độ 4 còn các chương trình cấp độ 5 (cao đẳng), cấp độ 6 (cử nhân), cấp độ 7 (thạc sỹ) và cấp độ 8 (tiến sỹ) mới thuộc giáo dục đại học (tertrary education).
“Có lẽ xuất phát từ quan niệm sai như trên khi nghiên cứu ISCED-2011 nên đội ngũ tham mưu của Bộ Lao đông, thương binh và xã hội đã trình lãnh đạo Bộ ký ban hành một loạt văn bản không chính xác khi chỉ đạo triển khai hệ cao đẳng, mặc nhiên đưa hệ này xuống dưới “chuẩn quốc tế” một cấp độ”, Hiệp hội CTĐHCĐ Việt Nam nêu ý kiến.
Cả Hiệp hội và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đều có những lý lẽ đanh thép để bảo vệ quan điểm của mình. Vậy về phía các cơ sở giáo dục, họ nghĩ gì, liệu việc chuyển cơ quan chủ quản có quan trọng với họ?
Một số lãnh đạo trường cao đẳng khi được hỏi cho rằng khi chuyển về Bộ Giáo dục và Đào tạo trường sẽ thuận lợi hơn trong hoạt động và tuyển sinh.
Sở dĩ như vậy là do ngay sau khi trường cao đẳng chuyển giao về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trường cao đẳng ngay lập trường bị loại khỏi dữ liệu tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo khiến công tác tuyển sinh của các trường gặp không ít khó khăn.
Một số ý kiến thì cho rằng, nhìn tổng thể việc phân chia mảng, miếng quản lý trong ngành Giáo dục còn nhiều bất hợp lý.
Theo đó, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý cả giáo dục phổ thông với 20 triệu người học và hệ thống đại học khoảng 2 triệu người. Số lượng hơn 22 triệu người học nêu trên là quá nặng với Bộ này.
Nên chăng tách riêng ra hai mảng để thuận tiện quản lý. Mảng giáo dục trước lớp 12 do một Bộ quản lý, giáo dục sau lớp 12 do một Bộ khác quản lý.
“Quan trọng là xây dựng được mô hình hợp lý và cách thức quản lý thế nào thôi, việc Bộ nào quản mảng cao đẳng không quan trọng”, lãnh đạo một trường cao đẳng cho hay.
Vài ý kiến khác thì cho rằng không muốn xáo trộn, không muốn có bất kỳ sự thay đổi nào vì chưa biết đong đếm lợi ích nhưng những bất lợi do thay đổi cơ quan chủ quản kéo theo hàng loạt giấy tờ, thủ tục hành chính sẽ khiến họ vô cùng mệt mỏi.
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái thí điểm mô hình dạy nghề song bằng quốc tế
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái đang thí điểm chương trình đào tạo song bằng quốc tế. Tấm bằng này được công nhận tại các nước châu Âu.
Thí điểm mô hình dạy nghề song bằng quốc tế
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái (Văn Phú, TP.Yên Bái) là 1 trong 40 trường nghề trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư thành trường chất lượng cao đến năm 2020.
Trường cũng là cơ sở được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt đầu tư đào tạo 1 nghề đạt cấp độ quốc tế, 4 nghề đạt cấp độ ASEAN. Ngoài ra, trường đào tạo nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và liên kết với các trường đào tạo liên thông lên đại học, cao học.
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái.
Hiện, trường lần đầu đưa vào thí điểm chương trình đào tạo nghề song bằng quốc tế với lĩnh vực gia công - chế tác đồ mộc.
Ông Đỗ Duy Thái - Phó hiệu trưởng nhà trường thông tin, chương trình có kinh phí đầu tư hơn 4 tỷ đồng, do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội ký hợp đồng thí điểm. Quy mô lớp học chỉ có 16 học sinh.
Lớp tuyển chọn theo hình thức xét tuyển, học sinh có học lực khá trở lên. Nhiều học viên đủ điều kiện xét tuyển vào các trường đại học chính quy vẫn quyết định theo học chương trình này.
Theo nội dung, học sinh tham gia đầy đủ các môn chung như Giáo dục quốc phòng, Tin học, Ngoại ngữ để được cấp bằng Việt Nam. Bên cạnh đó, học sinh học thêm tín chỉ về lao động quốc tế.
Chương trình học này đưa ra nhiều tiêu chí khắt khe về kỹ năng nghề, ngoại ngữ, tác phong, ứng xử, đạo đức... Tất cả được đánh giá trong quyển tường thuật học sinh - sinh viên theo ngày. Một tiêu chuẩn không đạt, sẽ không được cấp bằng.
Khi tốt nghiệp, các học sinh sẽ nhận 2 bằng, là bằng tốt nghiệp Cao đẳng của Việt Nam do trường Cao đẳng nghề Yên Bái cấp và bằng tốt nghiệp tương đương trình độ châu Âu do Viện tiểu thủ công nghiệp và kỹ năng nghề Leipzig, Đức cấp.
Viện tiểu thủ công nghiệp và kỹ năng nghề Leipzig, Đức chứng nhận trường Cao đẳng nghề Yên Bái đủ điều kiện đào tạo nghề gia công và thiết kế đồ mộc theo tiêu chuẩn Đức.
Tuy nhiên, để nhận được bằng tốt nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế về kỹ năng nghề, các học viên phải trải qua kỳ thi sát hạch, đánh giá của các chuyên gia nước ngoài.
Học viên đủ tiêu chuẩn nhận bằng tốt nghiệp của Viện tiểu thủ công nghiệp và kỹ năng nghề Leipzig, Đức được trường bên Đức giới thiệu đi làm tại các cơ sở sản xuất, xưởng đồ gỗ trên thế giới. Bằng cấp được công nhân tại 9 nước châu Âu.
"Bên châu Âu đang thiếu thợ tay nghề cao trong sản xuất nội thất gỗ. Chương trình đào tạo song bằng giúp họ chuẩn bị được nguồn lao động chất lượng cao, đồng thời tăng cường liên kết giáo dục nghề nghiệp với các nước.
Học chương trình này, các em được đào tạo tác phong công nghiệp của Đức. Tiếng Anh đủ để làm việc và giao tiếp", ông Thái nhấn mạnh.
Lớp gia công và thiết kế đồ mộc theo chuẩn Đức.
Trường hợp học viên không đủ điều kiện thi/nhận bằng quốc tế, vẫn có bằng cao đẳng Việt Nam, tham gia vào hoạt động sản xuất trong nước.
Các thầy cô nước ngoài và Việt Nam sẽ dạy song song. Bốn giáo viên của trường đã được cử đi Đức đào tạo, học kinh nghiệm của nước ngoài.
Một quý/lần, các chuyên gia Đức được mời sang Việt Nam để giảng dạy và kiểm tra chất lượng học sinh.
Chương trình xét tuyển học sinh có học lực khá trở lên.
Do dịch Covid-19, nên năm nay các giảng viên chưa sang được, thay vào đó họ sẽ dạy trực tuyến. Ông Thái chia sẻ thêm, "Khi chương trình đào tạo song bằng quốc tế được nghiệm thu, tôi hi vọng mô hình sẽ được nhân rộng và phát triển. Vì đó là nguồn cung cấp lao động chất lượng cao cho cả Việt Nam và thị trường lao động nước ngoài".
Học viên Trần Quang Mạnh - lớp Cao đẳng 1 K28 (TT Yên Bình, Yên Bái), bày tỏ trong quá trình học, bản thân thấy trình độ, kiến thức được nâng lên, cải thiện nhiều kỹ năng về làm việc nhóm, làm việc độc lập...
"Tôi mong muốn, sau khi kết thúc khóa học sẽ sang nước ngoài một vài năm, làm việc đúng với chuyên môn mình được đào tạo để phát triển tay nghề", Trần Mạnh nói.
Học viên Nguyễn Quang Thái chia sẻ: "Tôi được học các kỹ năng bào, cưa bằng máy CNC, máy tính... Khi học xong, tôi có thể làm được nhiều việc như: Thiết kế bản vẽ, điều khiển máy CNC. Nếu có kinh nghiệm dày dặn có cơ hội thăng tiến, làm quản đốc tại các xưởng gỗ".
Tương lai, Thái hi vọng được đến châu Âu học hỏi, làm việc và mang về Việt Nam áp dụng. Để chuẩn bị cho điều đó, anh khẳng định, mình cần trau dồi khả năng nghe/nói/đọc/viết tiếng Anh thành thạo, có bằng B1 châu Âu.
Học viên Thái muốn sang Đức trau dồi kỹ năng nghề, phát triển năng lực bản thân sau khi tốt nghiệp.
Thái nhận xét, mô-đun học của lớp thí điểm nặng nhưng thầy cô giáo tận tình giảng dạy, thời gian phù hợp nên các học viên đáp ứng được yêu cầu về kiến thức.
Thời gian học trực tuyến với giảng viên nước ngoài, học viên được phát tài liệu nghiên cứu trước, có phiên dịch hỗ trợ. Những vấn đề chưa hiểu, sẽ được giải đáp cặn kẽ trong buổi trực tuyến.
Gắn kết với doanh nghiệp
Bên cạnh nâng cao chất lượng đào tạo, trường chú trọng đến chất lượng giáo viên. Trường tổ chức hội giảng 1 năm/lần, là nguồn cho các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và quốc gia.
Những năm trước nhà trường nhiều năm có giải cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi quốc gia. Giải Nhất toàn quốc 2018 về điện công nghiệp, Giải Nhì toàn quốc 2016. Năm nay nhà trường có 22 giáo viên đạt giải cấp khoa tham gia hội giảng cấp trường ở hơn 10 chuyên ngành.
Buổi hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp khoa năm 2021.
Ông Lê Anh Tuấn - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, trường đang đao tạo 6 nghề trọng điểm về kỹ thuật và một số nghề về phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tỉ lệ học sinh hàng năm ra trường, đi làm ổn định chiếm 90%.
Khi tuyển sinh, trường sẽ cam kết giới thiệu việc làm cho các em sau tốt nghiệp. Thu nhập thấp nhất từ 5 -6 triệu/tháng.
Ví dụ nghề điện, trên cáp treo Fanxipang (Lào Cai) có 2/3 nhân viên là học từ trường Cao đẳng nghề Yên Bái.
Trường hợp tự đi tìm việc, các em cũng tự tin phát huy khả năng của mình trong doanh nghiệp.
Nhà trường chú trọng việc gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề.
Quá trình đào tạo, nhà trường luôn cập nhật công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về chất lượng nhân lực. Một số doanh nghiệp liên kết với nhà trường nhận xét, học viên do trường đào tạo đều có tay nghề khá, vững kiến thức.
Yên Bái là tỉnh miền núi, đời sống, kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn nên nhu cầu rút ngắn thời gian học tập với phương thức đào tạo song song, vừa học THPT, vừa học nghề từ trung cấp liên thông lên cao đẳng chỉ trong cùng thời gian 3 năm mà vẫn đảm bảo vừa phổ cập giáo dục phổ thông lại vừa có trình độ ngành nghề nhất định đang là hướng lựa chọn của nhiều học sinh tốt nghiệp THCS.
Đối với khu vực nông thôn, đặc biệt là các tỉnh vùng núi, điều kiện thổ nhưỡng, cái thu nhập của lao động nông thôn chỉ ở mức trên trung bình nhưng các em học qua đào tạo nghề ở trường, thu nhập tăng hơn. Điều này đã giúp thay đổi nhận thức của người dân ở các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Giờ thực hành điện của Khoa điện công nghiệp.
Mồ hôi, nước mắt và đôi chân rớm máu của học sinh trường múa Để có được những giây phút thăng hoa trên sân khấu, học sinh trường múa phải trải qua những ngày tháng tập luyện cực kỳ khắc nghiệt. Mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu đã rơi trên các sàn tập. Hơn 300 học sinh Học viện Múa Việt Nam (HVMVN) chưa biết số phận sẽ đi đâu về đâu vì tốt...