Miền Tây có loại cỏ mọc dại được người dân hái về ăn, khen ngon hơn cả rau muống
Loại cỏ này thường mọc dại trên bờ ruộng hoặc kênh, mương nhưng lại là loại rau được người miền Tây mang về chế biến.
Ẩm thực miền Tây dân dã luôn tận dụng những gì sẵn có nhất được thiên nhiên ban tặng để tạo thành nhiều món ăn đơn giản mà ngon. Trong đó có cây bồng bồng, một loại cỏ mọc dại trên bờ ruộng hoặc kênh, mương sau nhà.
Rau bồng bồng – loại rau dại được ưa chuộng ở nhiều tỉnh miền Tây. (Ảnh minh họa)
Cây bồng mọc dưới nước, thân mềm, thẳng đứng, có bông là lúc cây bắt đầu già. Người miền Tây thường hái khi bồng bồng chưa ra bông, lúc ấy thân non vừa đủ ăn. Khi ăn, người ta bỏ hết lá và gốc, chỉ giữ lại thân nên nhìn thoáng qua, bồng bồng trông rất giống rau muống.
Bồng bồng hái về phải bỏ hết lá và gốc. (Ảnh minh họa)
Nhìn thoáng qua, bồng bồng trông rất giống rau muống. (Ảnh minh họa)
Loại cỏ dại này trông vậy nhưng là nguyên liệu của nhiều món ăn ngon; phổ biến nhất là bồng bồng xào tỏi hoặc thịt. Ngoài ra, người miền Tây còn bóp gỏi hoặc muối chua bồng bồng, kết hợp với các món mặn khác cho đỡ ngán.
Bồng bồng xào thịt bò. (Ảnh minh họa)
Bồng bồng xào tỏi chấm chao. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Bồng bồng muối chua. (Ảnh minh họa)
Bồng bồng có vị nhặng, vì thế muốn món ăn ngon thì phải luộc qua một lần nước rồi mới đem đi chế biến. Nhiều người nhận xét, loại rau dại này ăn giòn và ngon hơn rau muống. Nếu có dịp về miền Tây, đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món rau lạ miệng này nhé.
Cùng thưởng thức những loại rau dân dã của miền Tây
Chỉ cần nhắc đến vùng đất miền Tây sông nước bạn sẽ nghĩ ngay đến những con người chân chất, giản dị và cực kì hiếu khách. Mảnh đất sông nước này được mẹ thiên nhiên ưu đãi để các loại rau dại sinh sôi nảy nỡ.
Các loại rau dại ấy được người dân chế biến thành các món ăn mang hương vị đặc trưng và giản dị như con người nơi đây.
Rau sầu đâu
Khô cá lóc gỏi sầu đâu. Ảnh: Đặc sản miền Tây.
Sầu đâu hay còn có các tên gọi khác là sầu đông. Loại lá này mọc ở nhiều tỉnh thành, nhưng hiếm nơi nào hái lá sầu đâu nấu ăn giống miền Tây. Khoảng tháng 10 đến tháng 3 âm lịch năm sau, cây sầu đâu thay lá, ra bông cũng là lúc dân địa phương hát đọt non về chấm mắm kho, cá kho... Đặc biệt, gỏi sầu đâu - món ăn của người Campuchia, dùng kèm với cơm nóng rất ngon miệng.
Rau chột choại
Rau chột choại luộc cho một mùi vị khó quên. Ảnh: Đặc sản miền Tây.
Đừng vội băn khoăn về cái tên lạ lùng rau "đọt" vì thực chất "đọt" chính là những chiếc đọt (mầm) non của các loại cây. Ở miền Tây, dường như tất cả mọi loại cây đều cho một loại rau xanh nào đó, chỉ cần đi một vòng quanh vườn là bạn sẽ có ngay một rổ các loại đọt non: từ đọt xoài, cóc, chùm ruột, chùm bát, chùm bao, đọt sộp, đọt bình linh, lá lụa hay đọt sen non... về làm rau. Chắc chắn đây không phải là loại rau chính thống, những chính những nhúm rau tập tàng, dân dã này đã tạo nên cho các món ăn miền Tây một hương vị không thể nào lẫn lộn.
Thân bông súng
Thân bông súng nấu canh chua. Ảnh: monngononline.
Đây là loại thực vật có nhiều nhất ở vùng Đồng Tháp Mười mùa nước nổi. Tại các chợ miền Tây Nam Bộ, người ta thường bày bán những bó thân bông súng mập mạp, tươi rói, có màu nâu được cuộn tròn gọn gàng. Thân bông súng cắt khúc có thể dùng trộn gỏi với ngó sen, tai heo, hoặc ăn sống kèm cá kho, mắm hay lẩu cá.
Ngoài ra, món đơn giản nhất thường bắt gặp trong bữa cơm gia đình ở miền Tây mùa này là canh bông súng nấu tôm, cá đồng. Đây là món ăn dân dã, gần gũi với thiên nhiên và rất dễ chế biến. Thân bông súng sau khi ngâm trong thau nước muối để làm sạch thì cho vào nồi nước canh sôi gồm tôm hoặc cá đồng và cà chua thái lát. Sau đó cho thêm hành ngò, nêm nếm gia vị là đã có một món canh mát lành.
Bồng bồng
Bồng bồng xào thịt bò. Ảnh: tre.vtc.vn
Cây bồng bồng mọc dưới nước, thân mềm, thẳng đứng, có bông là lúc cây bắt đầu già. Người miền Tây thường hái khi bồng bồng chưa ra bông, lúc ấy thân non vừa đủ ăn. Khi ăn, người ta bỏ hết lá và gốc, chỉ giữ lại thân nên nhìn thoáng qua bồng bồng trông rất giống rau muống.
Loại cỏ dại này trông vậy nhưng là nguyên liệu của nhiều món ăn ngon; phổ biến nhất là bồng bồng xào tỏi hoặc thịt. Ngoài ra, người miền Tây còn bóp gỏi hoặc muối chua bồng bồng, kết hợp với các món mặn khác cho đỡ ngán.
Rau đắng
Cháo cá lóc rau đắng. Ảnh: BHX.
Rau đắng đất là một loại rau mọc hoang dại mà gắn liền với đời sống người dân miền Tây Nam Bộ từ xưa. Rau đắng đất xuất hiện trong thơ ca, văn học, chứa chan trong từng ký ức người dân Nam Bộ đặc biệt là thế hệ ông bà tía má.
Người ta hay nhắc tên rau đắng với món cháo cá lóc rau đắng, rồi món cháo cá lóc rau đắng ấy trở thành đặc sản miền Tây tự khi nào chẳng biết.
Rau đắng tự mọc, tự lớn lên tươi tốt sau hè nhà. Nhất là sau mỗi trận sa mưa, rau đắng nhổ giò thiệt nhanh, xanh non mơn mởn. Bởi vậy mà người nông dân nơi đây không quên kết hợp chúng lại thành những món ăn ngon.
Rau càng cua
Gỏi rau càng cua - món ăn đơn giản nhưng cực kỳ bắt miệng. Ảnh: vuitour.
Nói đến ẩm thực ở miền Tây thì không thể nào không nói đến các món gỏi làm từ rau, chuối, bông súng, ngó sen, lục bình.. Trong số đó món gỏi rất quen thuộc đối với người dân miền Tây là món: Gỏi rau càng cua.
Có lẽ đây là loại rau dễ tìm và chúng thường mọc quanh nhà. Buổi cơm chiều chỉ cần vài con cá đồng kho khô cùng với trái bầu, bí nấu canh và ra vườn hái nắm rau càng cua vào bóp gỏi với nước cốt chanh chua là đã có ngay bữa cơm chiều đạm bạc.
Đặc sản mắm cá trắm cỏ "ngon nức tiếng" ở Bạc Liêu Sẽ là một thiếu sót nếu về Bạc Liêu mà không thưởng thức món mắm cá trắm cỏ nổi tiếng. Món ăn làm nên thương hiệu cho người dân miền Tây nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Đặc sản mắm cá trắm cỏ "ngon nức tiếng" ở Bạc Liêu Bạc Liêu luôn tự hào là xứ sở của cá tôm và...