Miễn học phí trẻ 5 tuổi, tiểu học, THCS: Ngân sách chi thêm 4.730 tỷ đồng/năm

Theo dõi VGT trên

Đó là tính toán của Bộ GD&ĐT về đề xuất không thu học phí đối với học sinh trường công lập và hỗ trợ đóng học phí trường ngoài công lập đối với học sinh diện phổ cập.

Hiện nay khung học phí mầm non, phổ thông quy định tại Nghị định 86 đối với các trường công lập khá thấp (Khu vực thành thị từ 60.000 đồng đến 300.000 đồng; Khu vực nông thôn từ 30.000 đồng đến 120.000 đồng; khu vực miền núi từ 8.000 đồng đến 60.000 đồng).

Bộ GD&ĐT cho rằng, việc đề xuất không thu học phí đối với trẻ em 5 tuổi học tại các cơ sở giáo dục mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở công lập và hỗ trợ kinh phí cho học sinh ngoài công lập sẽ từng bước thực hiện đúng chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về phát triển giáo dục, đặc biệt là chính sách phổ cập.

Bên cạnh đó, mức thu học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông hiện nay không cao, tuy nhiên việc không thu học phí THCS sẽ giảm bớt gánh nặng đối với người dân có thu nhập thấp, người dân sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Tạo thêm cơ hội cho trẻ em học mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở học được tiếp cận giáo dục, đặc biệt các học sinh gia đình có thu nhập thấp, tiệm cận chuẩn nghèo. Qua đó khắc phục cơ bản tình trạng học sinh bỏ học, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển giáo dục vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

Miễn học phí trẻ 5 tuổi, tiểu học, THCS: Ngân sách chi thêm 4.730 tỷ đồng/năm - Hình 1

Miễn học phí bậc THCS khắc phục tình trạng học sinh vùng khó khăn phải bỏ học giữa chừng

Theo tính toán của Bộ GD&ĐT, ngoài kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên và chi thực hiện chính sách chế độ cho học sinh miễn giảm học phí theo quy định hiện nay. Khi thực hiện chính sách này, hàng năm, Ngân sách Nhà nước sẽ phải chi thêm một khoản 4.730 tỷ. Cụ thể:

Đối với trẻ mầm non 5 tuổi: Cấp bù học phí cho trẻ 5 tuổi tại cơ sở mẫu giáo công lập thì tổng số kinh phí ngân sách phải chi thêm hàng năm để bù học phí là 698 tỷ đồng (75.854 đồng/1 học sinh/1 tháng x 9 tháng x 1.023.452 trẻ).

Hỗ trợ đóng học phí cho trẻ 5 tuổi tại cơ sở mẫu giáo ngoài công lập: Theo số liệu nghiên cứu, số trẻ 5 tuổi học ngoài công lập hiện nay là 111.873 trẻ. Tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ là 680 tỷ (6.080.400 đồng/1 trẻ/ 1 năm x 111.873 trẻ).

Đối với học sinh tiểu học: Hiện nay, học sinh tiểu học tại cơ sở giáo dục công lập đã được miễn học phí và cơ sở giáo dục tiểu học đã được ngân sách đảm bảo kinh phí hoạt động theo quy định hiện hành, vì vậy không làm tăng chi ngân sách.

Về hỗ trợ đóng học phí cho học sinh tiểu học tại cơ sở giáo dục ngoài công lập: Số học sinh học ngoài công lập hiện nay là 159.697 học sinh thì tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ là 855 tỷ (5.359.680 đồng/1hs/1 năm x 159.697 học sinh).

Video đang HOT

Đối với học sinh trung học cơ sở: Cấp bù học phí cho học sinh tại cơ sở giáo dục công lập thì tổng số kinh phí ngân sách phải chi thêm hàng năm để bù học phí là 2.143 tỷ đồng (51.356 đồng/1 học sinh/1 tháng x 9 tháng x 4.636.000 học sinh).

Hỗ trợ đóng học phí cho học sinh THCS ngoài công lập: Số học sinh học ngoài công lập hiện nay là 56.695 học sinh. Tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ là 352 tỷ đồng (6.222.400 đồng/1 hs/1 năm x 56.695 học sinh).

Về nguồn kinh phí thực hiện, Bộ GD&ĐT cho rằng, cân đối trong 20% chi ngân sách cho giáo dục đào tạo. Hiện nay tổng ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo theo Nghị quyết Quốc hội phê duyệt mỗi năm tăng từ 6% – 8%, xét về số tuyệt đối thì hàng năm ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo tăng từ 10.000 tỷ đến 13.000 tỷ (Ví dụ năm 2018 ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục Quốc hội phê duyệt là 229.074 tỷ, năm 2017 ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục là 215.167 tỷ, phần tăng thêm là 13.907 tỷ).

Như vậy, với số ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm tăng thêm khoảng 13.907 tỷ, thì hoàn toàn có thể bù đắp kinh phí thực hiện chính sách không thu học phí trường công lập diện phổ cập và hỗ trợ đóng học phí trường ngoài công lập là 4.730 tỷ đồng, chưa kể số dự phòng ngân sách cho giáo dục hàng năm chưa sử dụng.

Hồng Hạnh

Theo Dân trí

Tự chủ đại học: Cân nhắc kỹ bài toán tăng học phí

Khi Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học "cởi trói", cho phép tự chủ tài chính đại học thì một băn khoăn lớn khi thực hiện quyền tự chủ, các trường đại học được quyền thu học phí với mức cao nhất có thể. Có băn khoăn rằng, liệu có làm mất cơ hội tiếp cận giáo dục tinh hoa của người nghèo...

Quan tâm, đảm bảo cho đối tượng sinh viên nghèo

Trao đổi về vấn đề này tại buổi giao lưu trực tuyến chủ đề "Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu" do báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 25/10, GS.TS Phạm Huy Dũng - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH Thăng Long cho rằng: "Vấn đề ở đây là mối tương quan giữa công bằng và hiệu quả, cũng là một đòi hỏi, cân nhắc sự cân bằng. Cũng có vấn đề nữa là nếu cân bằng thì phổ cập đến đâu? Môi trường giáo dục thời Liên Xô (cũ) cũng không phổ cập tất cả, chỉ phổ cập đến phổ thông. Việc phổ cập đến đâu, công bằng đến đâu phải cân nhắc trong năng lực quốc gia đó".

Ông dẫn chứng, trường Harvard - một trường đại học được coi như hàng đầu thế giới, không vì lợi nhuận, nhưng có nhiều tỷ đô la quỹ đầu tư cho giáo dục. Ngoài ra, sinh viên học ở trường này thì học phí trung bình là 50 nghìn đô la/năm. Ví dụ trên cho thấy rằng, để dạy học có chất lượng, có hiệu quả thì phải đầu tư kinh phí rất lớn.

Tự chủ đại học: Cân nhắc kỹ bài toán tăng học phí - Hình 1

GS.TS Phạm Huy Dũng - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học Thăng Long.

"Vậy các trường đại học của ta được quyền tự chủ có tăng học phí lên mức cao nhất không? Tôi cho rằng, nếu tăng phí quá cao thì người ta không học. Như vậy, giữa học phí và người học phải có sự cân đối. Tôi lấy ví dụ, ở ĐH Thăng Long, đầu năm Hội đồng quản trị họp với nhau đều cho rằng, nếu không tăng thì không có tiền để nâng cấp trường, nhưng tăng đến đâu để các sinh viên có tiền học thì phải cân nhắc kỹ", ông Dũng nêu quan điểm.

Còn bàn về giúp người nghèo như thế nào? Theo GS.TS Phạm Huy Dũng, nếu người nghèo thực sự là nhân tài, có năng lực thì Nhà nước sẽ đóng góp, ngay cả với các trường tư, những em học giỏi vào đó cũng được cấp học bổng, hay những công ty như Viettel đều nhận sinh viên khi còn đang học. Nói vậy để thấy, em nào có tài, có năng lực thì vẫn có cơ chế của Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp giúp các em học tiếp.

"Tôi nghĩ, nếu cho tự chủ để thu phí muốn thế nào cũng được, thì đào tạo không có chất lượng mà thu phí thấp thì họ cũng không học; còn có chất lượng mà thu cao quá thì không có người giỏi học. Đây là sự tính toán, cân nhắc, dung hòa trong xã hội.

Đối với trường công, tự chủ cũng phải thế. Tôi nghĩ, đây cũng là điều lo lắng. Quy định trần học phí thế này, thế kia cũng khó, cho nên vấn đề quy định học phí tối đa là thế nào cũng nên cân nhắc một chút", ông Dũng nói thêm.

Tự chủ đại học: Cân nhắc kỹ bài toán tăng học phí - Hình 2

Các nhà quản lý giáo dục, lãnh đạo đại học cùng trao đổi về các mặt của tự chủ đại học.

PGS.TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội nhận định: Việc tăng học phí là chuyện các trường phải cân nhắc nhiều, không phải là muốn tăng bao nhiêu thì tăng, mà phải cân đối giữa học phí với điều kiện để đảm bảo chất lượng và phản ứng của xã hội.

Theo ông Tuấn, chúng ta không nên băn khoăn nhiều vì các trường đều phải dựa vào thực tế để cân nhắc. Mặt khác, theo Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ thì khi các trường điều chỉnh học phí vẫn phải đảm bảo cho những người có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên nghèo tiếp tục học tập. Đây là một trong những quy định bắt buộc đối với nhà trường.

Trên thực tế, thời gian qua, việc triển khai Nghị quyết này có điểm sáng là Chính phủ cho phép các trường gửi tiền của mình vào ngân hàng thương mại, dùng lãi suất đó để đưa vào quỹ hỗ trợ sinh viên. Các trường dùng tiền này để hỗ trợ học phí, hoạt động phong trào của sinh viên... Theo ông Tuấn, đây là điểm cần nhân rộng, không chỉ trong 23 trường thực hiện Nghị quyết 77 mà các trường khác cũng có thể thực hiện.

Tự chủ đại học: Cân nhắc kỹ bài toán tăng học phí - Hình 3

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc.

Về điểm này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho hay: "Chúng tôi cũng luôn quan tâm để làm sao phải đảm bảo được những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vẫn có thể đi học đại học. Chúng tôi có đưa vào trong luật quy định về việc Nhà nước phải có trách nhiệm liên quan đến vấn đề học bổng và chính sách cho những đối tượng này. Đồng thời, chúng tôi cũng quy định các trường đại học phải công bằng trong nguồn thu của mình để cấp học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn".

Hiện nay, trong những quy định về vấn đề thu phí, đối với những trường công lập tự chủ, chi thường xuyên 100% mới được tự chủ thu phí theo mức cam kết về chất lượng để đảm bảo cung cấp chi phí về đầu vào. Đối với trường công lập tự chủ 100% có nghĩa là Nhà nước không cấp kinh phí nữa và nếu như các trường không có biện pháp sẽ không đảm bảo nguồn cung.

Sẽ có những trường, những ngành nếu mà tự chủ để thu phí theo mức cao sẽ không có người học. Nhà nước sẽ có trách nhiệm đối với những trường không có điều kiện ở vùng sâu, vùng xa và đối với những ngành mà người học khó lựa chọn. Nhà nước cũng sẽ có chính sách để làm sao đào tạo được nguồn nhân lực.

Trong dự thảo bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã tính đến điều này và về mặt lâu dài thì điều này rất quan trọng để đảm bảo các sinh viên, các em thuộc gia đình đối tượng khó khăn có thể tiếp cận được.

Trường không có nghiên cứu khoa học, giải bài toán học phí ra sao?

Hiện nay có nhiều trường đại học rất băn khoăn nếu thực hiện tự chủ vì không thể thu học phí quá cao, trong khi không phải trường nào cũng có thể làm các đề tài nghiên cứu khoa học, sản xuất để tăng nguồn thu. Vậy giải bài toán này thế nào?

Tự chủ đại học: Cân nhắc kỹ bài toán tăng học phí - Hình 4

PGS.TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội.

Hiệu trưởng Bùi Anh Tuấn cho rằng, như đã trao đổi ở trên, tự chủ đại học là tự thân, là xu thế tất yếu. Mức độ tự chủ ở các đại học là khác nhau, phụ thuộc vào năng lực tự chủ, điều kiện của các cơ sở giáo dục đại học.

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng, đa số các cơ sở giáo dục đại học đều có những ngành nghề đào tạo truyền thống. Trường nào cũng có ngành nghề truyền thống gắn liền với tên tuổi của cơ sở giáo dục đó. Tuy nhiên, trong xu thế mới - xu thế mở cửa, hội nhập thì bắt buộc chúng ta xem xét lại cơ cấu ngành nghề của mình cho phù hợp xu thế, còn nếu cứ cứng nhắc bám theo các ngành nghề truyền thống mà không có sự thay đổi thì chắc chắn có ngày không thành công. Ví dụ như ở trường tôi, có ngành truyền thống, rất nổi tiếng là chuyên ngành Kinh tế đối ngoại. Xu hướng vào ngành này rất lớn, điểm thi cao thuộc top đầu cả nước. Bên cạnh đó, những năm gần đây, chúng tôi cũng bắt đầu tính tới các ngành mới: Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản; Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA... Tôi nghĩ các trường khác cũng cần như vậy, bên cạnh những ngành truyền thống phải có ngành mới".

Về đặt hàng của Nhà nước, ông Tuấn cho rằng đây là xu hướng rất tốt: "Chúng tôi ủng hộ để nhiều trường đại học, nhất là những trường có ngành ít người học nhưng rất cần cho xã hội thì vẫn tồn tại và phát triển được".

Lệ Thu (ghi)

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Về quê biếu quà Tết, chủ nhà choáng vì cơ ngơi đồ sộ của người giúp việcVề quê biếu quà Tết, chủ nhà choáng vì cơ ngơi đồ sộ của người giúp việc
20:29:15 19/01/2025
Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!
18:54:38 19/01/2025
5 á hậu thi Hoa hậu Quốc tế đều lấy chồng có gia thế 'khủng' là ai?5 á hậu thi Hoa hậu Quốc tế đều lấy chồng có gia thế 'khủng' là ai?
23:13:07 19/01/2025
MC Mai Ngọc xinh đẹp bên hoa thược dược, Hồng Đăng cùng vợ con du xuân sớmMC Mai Ngọc xinh đẹp bên hoa thược dược, Hồng Đăng cùng vợ con du xuân sớm
23:08:16 19/01/2025
Mẹ nuôi K-ICM tiết lộ Thiên An bị phạt 500 triệu đồng, khẳng định còn nhiều chuyện động trời liên quan đến 1 "nghệ sĩ"Mẹ nuôi K-ICM tiết lộ Thiên An bị phạt 500 triệu đồng, khẳng định còn nhiều chuyện động trời liên quan đến 1 "nghệ sĩ"
21:46:55 19/01/2025
Chung kết Chị đẹp: Lộ diện 6 vị trí ra mắt, Tóc Tiên hay Kiều Anh là Quán quân?Chung kết Chị đẹp: Lộ diện 6 vị trí ra mắt, Tóc Tiên hay Kiều Anh là Quán quân?
21:19:44 19/01/2025
Cô gái Việt ngỡ ngàng khi bố mẹ bạn trai ở Mỹ 'tiếp tế' cả tủ đồ ănCô gái Việt ngỡ ngàng khi bố mẹ bạn trai ở Mỹ 'tiếp tế' cả tủ đồ ăn
19:12:56 19/01/2025
Nóng: Tình cũ Jack tiếp tục phơi bày loạt tin nhắn, lộ tiền chu cấp hàng tháng còn ít hơn 5 triệu?Nóng: Tình cũ Jack tiếp tục phơi bày loạt tin nhắn, lộ tiền chu cấp hàng tháng còn ít hơn 5 triệu?
19:40:14 19/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas chưa được thực thi

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas chưa được thực thi

Thế giới

05:02:42 20/01/2025
Cùng ngày, Hamas đã khẳng định việc thực hiện thỏa thuận ngừng bắn này, đồng thời giải thích rằng việc chậm trễ công bố danh sách con tin sẽ được thả trong giai đoạn đầu tiên là do vấn đề kỹ thuật trên thực tế .
Lee Min Ho tiếp tục ê chề đến khó tin: Đáng quên nhất sự nghiệp, không ngờ lại có ngày này

Lee Min Ho tiếp tục ê chề đến khó tin: Đáng quên nhất sự nghiệp, không ngờ lại có ngày này

Phim châu á

23:23:15 19/01/2025
When The Stars Gossip dù nhận vô số kỳ vọng trước khi lên sóng lại bị chê bai khắp mạng xã hội, gặp thất bại thảm hại trên mặt trận rating.
1 mỹ nhân Việt gây sốt MXH vì đẹp chấn động thế gian, khí chất sang chảnh hơn cả minh tinh xứ Hàn

1 mỹ nhân Việt gây sốt MXH vì đẹp chấn động thế gian, khí chất sang chảnh hơn cả minh tinh xứ Hàn

Hậu trường phim

23:19:24 19/01/2025
Xuất hiện trên thảm đỏ, đương kim Hoa hậu International 2024 (Hoa hậu Quốc tế) khiến công chứng trầm trồ với khí chất nổi bật sang chảnh, nhan sắc tựa thần tiên tỷ tỷ.
Diễn viên Diệu Hương trang hoàng biệt thự ở Mỹ đón Tết

Diễn viên Diệu Hương trang hoàng biệt thự ở Mỹ đón Tết

Sao việt

23:04:50 19/01/2025
Năm thứ 5 đón Tết ở Mỹ, gia đình của Diệu Hương trang hoàng biệt thự tại California mang đậm hình ảnh quê nhà.
Gặp sự cố trình diễn, Quỳnh Nga bất ngờ nhận điểm tuyệt đối từ Khánh Thi

Gặp sự cố trình diễn, Quỳnh Nga bất ngờ nhận điểm tuyệt đối từ Khánh Thi

Tv show

22:49:22 19/01/2025
Có màn trình diễn bùng nổ trong đêm bán kết Bước nhảy hoàn vũ , Quỳnh Nga và bạn diễn vỡ òa khi nhận điểm tuyệt đối từ các giám khảo.
Chuyện tình đạo diễn 65 tuổi chia tay vợ, theo đuổi nàng thơ kém 22 tuổi

Chuyện tình đạo diễn 65 tuổi chia tay vợ, theo đuổi nàng thơ kém 22 tuổi

Sao châu á

22:40:07 19/01/2025
Theo truyền thông Hàn Quốc, Kim Min Hee đang mang thai đứa con đầu lòng với đạo diễn Hong Sang Soo. Cặp đôi đã gắn bó 9 năm bất chấp sự phản đối của người thân và người hâm mộ.
5 "bí mật" của tủ lạnh khiến tôi tiếc nuối vì biết chậm

5 "bí mật" của tủ lạnh khiến tôi tiếc nuối vì biết chậm

Sáng tạo

22:37:08 19/01/2025
Giá như biết những điều này sớm hơn, chắc chắn tôi đã không phải loay hoay với việc tìm mua một chiếc tủ lạnh ưng ý.
"Hoàng tử" SOOBIN làm một điều khiến khán giả há hốc

"Hoàng tử" SOOBIN làm một điều khiến khán giả há hốc

Nhạc việt

22:17:49 19/01/2025
Tối 18/1, SpaceSpeakers Label chính thức trình làng MV Người Việt, có sự tham gia của SOOBIN, Hà Lê, Lil Wuyn, 16 Typh và KIMLONG.
Khởi tố kẻ giết 4 người tại Hà Nội

Khởi tố kẻ giết 4 người tại Hà Nội

Pháp luật

22:17:36 19/01/2025
Vũ Văn Vương bị khởi tố sau khi có hành vi giết mẹ, vợ và 2 con tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Đối tượng sau khi gây án đã bỏ trốn vào Vũng Tàu.
Liam Delap là số 9 kinh điển trong tương lai của ĐT Anh

Liam Delap là số 9 kinh điển trong tương lai của ĐT Anh

Sao thể thao

22:15:26 19/01/2025
Sự bùng nổ khó tin xung quanh tiền đạo Liam Delap của Ipswich đang tăng lên khi anh đối mặt với CLB đã nuôi dưỡng và loại bỏ anh là Man City ở vòng đấu này.
Lady Gaga và Billie Eilish sẽ biểu diễn tại buổi hòa nhạc gây quỹ cứu trợ cháy rừng

Lady Gaga và Billie Eilish sẽ biểu diễn tại buổi hòa nhạc gây quỹ cứu trợ cháy rừng

Nhạc quốc tế

22:15:19 19/01/2025
Buổi hòa nhạc FireAid dự kiến diễn ra vào ngày 30/1. Buổi hoà nhạc này sẽ gây quỹ cho những người bị ảnh hưởng bởi cháy rừng ở California.