Miễn học phí cho sinh viên sư phạm là một sự lãng phí lớn
Từ xưa đến nay thực tế chứng minh, khi nhu cầu giáo viên lớn thì “giá” của sinh viên sư phạm tăng lên. Còn vừa rồi sinh viên không vào sư phạm là vì…
Miễn học phí cho sinh viên sư phạm là một sự lãng phí lớn (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Tại hội thảo khoa học Tác động chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đến chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên, nhiều lãnh đạo các trường thẳng thắn “nên bỏ ngay” chính sách miễn học phí với sinh viên sư phạm.
Về vấn đề này, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) : “Tôi cho rằng việc miễn học phí cho sinh viên các trường sư phạm chỉ nên áp dụng từng thời kỳ.
Ở thời điểm khi yêu cầu về nhân lực ngành sư phạm, nhu cầu giáo viên rất lớn, nhưng lương của giáo viên thì lại thấp, sinh viên không muốn vào ngành sư phạm thì lúc đó phải đưa chính sách này là đúng.
Nhưng về sau này, sinh viên ngành sư phạm ra trường thất nghiệp nhiều thì đào tạo giáo viên cần theo dạng đào tạo có địa chỉ rõ ràng chứ việc miễn học phí cào bằng như gần 20 qua là một sự lãng phí lớn và mang tính chất hình thức”.
Phóng viên băn khoăn rằng, nếu không có chính sách miễn học phí nữa thì liệu học sinh có muốn vào học ngành sư phạm nữa không thì ông Khuyến lý giải, từ xưa đến nay thực tế chứng minh, khi nhu cầu giáo viên lớn thì “giá” của sinh viên sư phạm tăng lên.
Còn vừa rồi sinh viên không vào sư phạm là vì vào sư phạm ra trường thất nghiệp nhiều.
Tuy nhiên, ông Khuyến cũng cho rằng, nếu thực hiện “khai tử” ngay chính sách này thì việc làm đồng thời là phải có chính sách cho vay đi học có kèm theo cam kết của nhà nước về dạy đúng “địa chỉ” sẽ được miễn tiền nợ.
Trong khi đó, Giáo sư Phạm Hồng Quang – Hiệu trưởng trường Đại học sư phạm, (Đại học Thái Nguyên) cho rằng:
Bản chất chế độ miễn học phí cho sinh viên sư phạm không tự gây nên vấn đề lãng phí. Nguyên nhân cơ bản là đầu tư dàn trải hàng trăm trường sẽ khó đảm bảo chất lượng.
Video đang HOT
Ông Quang cũng cho biết thêm, chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm phát huy tốt trong khoảng 10 năm (từ 1998 đến 2008).
Tuy nhiên, gần đây, do tình trạng có quá nhiều cơ sở đào tạo giáo viên, chỉ tiêu đào tạo hàng năm nhiều nên có nhiều sinh viên học sư phạm được hưởng chế độ miễn học phí lại không có cơ hội phục vụ ngành giáo dục.
Điều này dẫn đến việc lãng phí kinh phí khi miễn học phí cho sinh viên sư phạm.
Nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục đại học có đề xuất chính sách để “hút” học sinh giỏi vào học ngành sư phạm trong thời gian tới.
Đó là có chính sách tuyển dụng giáo viên. Sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm phải có quyền rõ ràng, để làm sao người ta ra trường không phải tự đi tìm việc.
Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thống nhất một đầu mối quản lý đội ngũ giáo viên và phải đào tạo theo một cơ chế phù hợp.
Ngoài ra, hệ thống các trường sư phạm phải quy hoạch lại nhưng ông Khuyến không đồng ý với kiểu quy hoạch như hiện nay.
Ông Khuyến phân tích, các trường đại học sư phạm có thế mạnh, bề dày là đào tạo giáo viên trung học phổ thông, còn đào tạo giáo viên tiểu học, mầm non, trung học cơ sở là thế mạnh của các trường cao đẳng sư phạm.
Vấn đề ở đây, làm thế nào nâng cấp các khoa ở trường cao đẳng sư phạm lên nếu như muốn nâng cao trình độ mặt bằng giáo viên.
“Các trường đó vẫn làm nhiệm vụ giáo viên mầm non, tiểu học chứ không phải chuyển chức năng đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học vốn việc của họ chuyển sang cho các trường đại học sư phạm.
Như vậy, vẫn sẽ duy trì được hệ thống cao đẳng sư phạm hiện nay’, ông Khuyến nói.
Tuy nhiên, hệ thống các trường cao đẳng sư phạm cần mở rộng hoặc tiến tới sáp nhập với các trường khác để hình thành trường cao đẳng cộng đồng hoặc nâng cấp lên thành trường đại học địa phương, đại học cộng đồng mà nhiệm vụ chính vẫn là đào tạo giáo viên nhưng có thể đào tạo thêm một số ngành khác nữa.
Còn hệ thống các trường đại học sư phạm là đào tạo giáo viên bậc trung học phổ thông, bên cạnh đó đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tăng quy mô đào tạo sau đại học.
Theo Giaoduc.net
Miễn học phí sư phạm không còn hấp dẫn
Điều quan trọng với sinh viên sư phạm không hẳn là được miễn học phí, mà là cơ hội việc làm sau khi ra trường.
ảnh minh họa
Xoay quanh đề xuất bỏ miễn học phí cho sinh viên sư phạm, Báo đã ghi nhận thêm ý kiến của các chuyên gia.
TS Lê Viết Khuyến (nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT):
Tìm việc là nỗi ám ảnh
Khoảng 20 năm trước, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm ra đời, rất phù hợp với tình cảnh khó khăn của ngành sư phạm khi đó: nhu cầu giáo viên rất lớn, trong khi học sinh không muốn vào ngành sư phạm.
Với chính sách này, ngành sư phạm lên ngôi khi có nhiều thí sinh giỏi chọn lựa, điểm chuẩn nhiều trường sư phạm tăng cao. Tuy nhiên, thời hoàng kim đó đã qua rồi.
Gần đây, việc tuyển sinh ngành sư phạm gặp nhiều khó khăn. Không phải do học sinh - nhất là học sinh giỏi - không muốn vào ngành sư phạm, mà điều cả xã hội e ngại chính là học sư phạm ra rất khó xin được việc làm.
Sinh viên không còn tha thiết với ưu đãi học phí, vì lo lắng cho tương lai phía trước. Không phải học phí, mà chính việc làm mới là nỗi ám ảnh của sinh viên và gia đình.
Vì vậy, đã đến lúc thấy rõ chính sách miễn học phí không còn đủ hấp dẫn và không còn nhiều ý nghĩa với người học.
Thay vào đó, nên nghiên cứu áp dụng chính sách cho vay với sinh viên sư phạm, theo cơ chế đặc thù hơn các ngành khác: nếu sau tốt nghiệp các em tình nguyện về vùng sâu vùng xa dạy học thì có thể xóa nợ.
Về mặt quản lý nhà nước cũng cần phải thay đổi: nên chấm dứt việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm theo kiểu "bốc thuốc" như hiện nay. Cần có quy hoạch mạng lưới rõ ràng, đưa ra chỉ tiêu đào tạo sát với nhu cầu tuyển dụng giáo viên hằng năm của các địa phương.
TS Đỗ Hồng Cường (phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủ Đô):
Miễn phí mãi không tốt
Với bất cứ chương trình học nào, nếu được miễn phí thì tâm thế, động lực của người học cũng không tốt. Trên thực tế, việc miễn học phí đi kèm với cam kết sinh viên sư phạm tốt nghiệp phải làm việc trong ngành GD-ĐT.
Tuy nhiên, việc kiểm soát thực hiện cam kết này chúng ta lại không làm được. Những sinh viên ra trường làm nghề khác cũng không ai biết để yêu cầu hoàn trả học phí.
Do đó, nên thay chính sách miễn học phí bằng chính sách tín dụng ưu đãi cho sinh viên và các chính sách ưu đãi khác, nếu muốn thu hút người giỏi và nâng chất lượng đào tạo sư phạm.
Nếu sinh viên được vay tiền để học tập, các em sẽ phải có trách nhiệm hoàn trả sau khi ra trường. Nhà nước chỉ nên miễn phí phần lãi suất vay.
Ngoài ra, cần có sự đổi mới đào tạo sư phạm mang tính hệ thống. Ví dụ, phải rà soát để có bức tranh tổng thể các trường sư phạm, từ đó đầu tư có trọng điểm, chứ không dàn trải như thời gian qua.
Hiện nay, chi phí đào tạo trên đầu sinh viên thấp, nên nhiều trường bù lại bằng cách tuyển nhiều, khiến cho chất lượng đầu vào không được chọn lọc.
Nhưng nếu mạng lưới trường sư phạm được quy hoạch lại, được đầu tư tương xứng thì các trường sẽ phải thay đổi, tuyển sinh chọn lọc, đầu tư tốt hơn cho điều kiện đào tạo, và có cam kết rõ ràng về chất lượng đầu ra, để xã hội tin tưởng.
Bên cạnh đó, các chính sách liên quan tới tuyển dụng, đãi ngộ, môi trường làm việc đối với giáo viên cũng phải thay đổi thì mới thực sự có sức hút đối với người tài vào ngành sư phạm.
Theo TTO
Miễn học phí cho sinh viên sư phạm: Hàng trăm tỷ đầu tư sẽ lãng phí Đề xuất xóa bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm của một hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm lớn tại TP.HCM đang gây tranh cãi. Nhiều người ủng hộ vì đầu tư ngân sách lớn nhưng tỷ lệ sinh viên sư phạm thất nghiệp tới 50 - 60%. Dễ trước, khó sau Chính sách miễn học phí cho sinh...