Miền đông muốn ngừng bắn, Kiev vẫn bắn phá ác liệt
Lực lượng ly khai miền đông Ukraine hôm qua (20/7) cho biết, họ sẽ đảm bảo cho các giám sát viên quốc tế được tiếp cận an toàn hiện trường vụ rơi máy bay của Malaysia nếu Kiev đồng ý ngừng bắn. Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết, quân Kiev vẫn đang bắn phá ác liệt các khu vực nằm trong quyền kiếm soát của lực lượng ly khai. Điều này rõ ràng gây ảnh hưởng đến tiến trình điều tra của các nhà điều tra quốc tế.
Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai mạc cuộc họp sáng nay. (Ảnh: Nhandan) See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/SOM-ASEAN-Cuoc-hop-dac-biet-cua-cac-quan-chuc-cao-cap-ASEAN/121702.vtv#sthash.iJmioISa.dpuf
Lực lượng ly khai miền đông Kiev đáp trả quyết liệt những đợt tấn công dữ dội từ quân Kiev
Ông Andrei Purgin Phó Thủ tướng của nước cộng hòa tự xưng Donetsk, cho biết, lực lượng của ông sẽ “bảo đảm sự an toàn cho các chuyên gia quốc tế có mặt trên hiện trường” vụ rơi máy bay “ngay sau khi đạt được một thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine”.
Nếu lời đề nghị của lực lượng ly khai bị Kiev từ chối, ông Purgin cảnh báo, điều đó sẽ chứng tỏ chính phủ Kiev hiện giờ được tạo ra bởi những thành phần “mất trí nguy hiểm và khát máu những người này không chỉ nguy hiểm cho người dân Donbass mà còn cho cả cộng đồng quốc tế”.
Đáp lại lời kêu gọi trên, quân Kiev vẫn bắn phá dữ dội các khu vực nằm trong quyền kiểm soát của lực lượng ly khai.
Quân Ukraine đã phát động một cuộc tấn công quân sự lớn vào một loạt thành trì của lực lượng ly khai ở Donetsk và Luhansk trong bối cảnh Kiev cáo buộc lực lượng ly khai đưa thiết bị vào đưa phần còn lại của thân máy bay MH17 ra khỏi hiện trường.
Người ta có thể nghe thấy tiếng súng cối và đạn nổ ở bên ngoài rìa thủ phủ Donetsk ở miền đông và nhìn thấy một loạt chiến đấu cơ của quân đội Ukraine bay trên bầu trời. Lực lượng ly khai đã phản công, đáp trả lại cuộc tấn công của quân Kiev.
Ngoài Donetsk, quân đội Ukraine cũng tấn công mạnh mẽ vào một khu vực lớn khác của miền đông là Luhansk. Người dân ở đây cho biết, “mỗi phút” họ lại nghe thấy tiếng súng cối nổ. Điều này đủ cho thấy được mức độ ác liệt của cuộc tấn công.
Luhansk đã bị quân đội Ukraine bắn phá, oanh tạc từ buổi sáng ngày hôm qua (20/7). Thành phố này đã bị cắt điện và đường dây liên lạc qua điện thoại thỉnh thoảng lại bị ngắt, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng nước cộng hòa tự xưng Luhansk – ông Alexei Toporov cho biết.
“Từ sáng sớm, thành phố này đã bị cắt điện, đường dây liên lạc điện thoại thỉnh thoảng bị ngắt kết nối. Toàn bộ thành phố đã bị bắn phá từ sáng sớm và khu vực trọng điểm là trung tâm thành phố. Giao tranh ác liệt đang diễn ra ở ngôi làng Heorhiivka”, ông Toporov cho hay.
Theo ông Toporov, các khu vực dân cư trong thành phố Luhansk đã bị phá hủy sau đợt tấn công mạnh mẽ của quân chính phủ. “Đã có thương vong xảy ra nhưng tôi không có con số cụ thể vì chúng tôi đang gặp vấn đề với đường dây liên lạc”.
Trước đó, hôm 19/7, lực lượng ly khai cũng đã đáp trả những đợt tấn công ác liệt từ quân chính phủ vào Luhansk, gây tổn thất nặng nề cả về người và vũ khí cho quân Kiev.
“Trong nửa ngày đầu của ngày 19/7, giao tranh ác liệt đã diễn ra ở thành phố Luhansk. Quân đội Ukraine đã cố tìm cách tiếp cận thành phố từ hai phía nhằm đạt được hai mục đích là: chặn con đường nối tới Donetsk và phá bỏ hàng rào phong tỏa ở khu vực sân bay. Ở cả hai hướng, quân chính phủ đều vấp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng ly khai và kết quả là quân chính phủ tổn thất nặng nề và người và của, buộc phải rút khỏi các cứ điểm”, văn phòng báo chí của nước cộng hòa tự xưng Luhansk cho biết.
Video đang HOT
Khoảng 11h trưa theo giờ địa phương, trực thăng của Không quân Ukraine đã bắn vào các cứ điểm của lực lượng ly khai ở gần thành phố Aleksandrovsk nhưng “tên lửa đã bắn trượt mục tiêu”, văn phòng báo chí của Luhansk cho biết thêm. Cũng theo văn phòng này, những đợt nã pháo của quân đội Ukraine đã phá hủy ngôi làng Popasnoye và người dân nơi đây đang phải trốn trong các tầng hầm để tránh đạn bắn tỉa. Quân đội cũng oanh tạc Severodonetsk và Lisichansk.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Valery Geletei trước đó báo cáo với Tổng thống Petro Poroshenko rằng quân đội đã kiểm soát được phần đông nam ở Luhansk và khu vực sân bay ở đó. Tuy nhiên, giới chức của nước cộng hòa tự xưng Luhansk bác bỏ hoàn toàn điều đó, khẳng định họ vẫn nắm quyền kiểm soát thành phố. “Quân đội Ukraine chẳng chiếm lại được bất kỳ khu vực nào ở phía đông nam Luhansk. Tất cả mọi người vẫn ở tại những cứ điểm trước đó của họ”.
Từ giữa tháng 4, chính quyền Kiev đã khởi động một chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền đông Ukraine nhằm đàn áp phong trào biểu tình đòi độc lập. Hầu hết các cuộc giao tranh tập trung ở hai khu vực lớn nhất miền đông Ukraine là Donetsk và Luhansk.
Chiến sự đặc biệt leo thang kể từ đầu tháng 7 sau khi Tổng thống Poroshenko thông báo hủy bỏ lệnh ngừng bắn kéo dài 10 ngày. Moscow liên tục kêu gọi Kiev chấm dứt ngay chiến dịch đàn áp quân sự, ngồi vào bàn đàm phán để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Hiện tại, Tổng thống Poroshenko đã kêu gọi Liên Hợp Quốc đặt lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine ở cả Donetsk và Luhansk vào danh sách &’những tổ chức khủng bố”. Trong cuộc điện đàm với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, ông Poroshenko đã kêu gọi Liên Hợp Quốc lên án “những kẻ khủng bố” và công nhận nước cộng hòa tự xưng Donetsk cũng như Luhansk là các tổ chức khủng bố”.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang trở nên nghiêm trọng hơn sau khi xảy ra vụ rơi máy bay MH ở khu vực miền đông. Chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines đang trên đường bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur thì bị rơi ở gần thành phố Torez thuộc khu vực Donetsk hôm 17/7, khiến toàn bộ 283 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Trong khi cuộc điều tra mới chỉ vừa mới bắt đầu thì Kiev và lực lượng ly khai đã quay sang đổ tội cho nhau về việc gây ra thảm kịch này.
Theo_VnMedia
Ukraine: Nội chiến đẫm máu, Kiev có xuống thang?
Tổng thống Poroshenko cho giảm quy mô chiến dịch chống khủng bố nhằm vào miền Đông, trong khi quân ly khai chưa nao núng trước những đòn tấn công tổng lực
Nội chiến lên đỉnh điểm
Ngày 14/7, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố thu hẹp các khu vực tiến hành cái gọi là "chiến dịch chống khủng bố" ở miền Đông nước này.
Theo ITAR-TASS, phát biểu trong cuộc họp với những người đứng đầu các cơ quan sức mạnh, Tổng thống Poroshenko nhấn mạnh cần phải thay thổi chiến lược nhằm thu hẹp khu vực triển khai chiến dịch chống khủng bố, nỗ lực bảo vệ biên giới và bảo đảm an ninh cho mọi người dân. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định chiến dịch đang bước vào giai đoạn đỉnh điểm.
Một động thái khác, Ngay sau các cuộc điện đàm riêng rẽ ngày 14/7 giữa Bộ trưởng Ngoại giao Đức với những người đồng cấp Pháp, Ukraine và Chánh Văn phòng Nga, Bộ Ngoại giao Đức thông báo bốn nước này kêu gọi tổ chức đàm phán về lệnh ngừng bắn mới ở miền Đông Ukraine.
Thông báo cho biết các bên đang làm việc tích cực nhằm đảm bảo có cuộc tiếp xúc giữa Nhóm tiếp xúc và phe đòi liên bang hóa ở Ukraine không muộn hơn ngày 15/7 qua hội nghị trực tuyến.
Một cuộc gặp trực tiếp giữa Nhóm tiếp xúc với đại diện phe đòi liên bang hóa sẽ được tổ chức sớm ngay sau đó. Nhóm tiếp xúc bao gồm các đại diện đến từ Ukraine, Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Xe tăng của quân đội Ukraine bị phá hủy tại miền Đông
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh tuần trước là khoảng thời gian đẫm máu nhất ở miền Đông Ukraine kể từ khi Kiev mở chiến dịch quân sự nhằm vào phe đòi liên bang hóa ở khu vực này.
Tuy nhiên, trước khi bước vào bàn đàm phán lần này, dường như kết quả trên chiến trường chưa đủ sức làm hậu thuẫn cho những yêu cầu của Tổng thống Poroshenko. Quân đội Ukraine đã chiếm được một số vị trí ở cửa ngõ tiến vào Lugansk - một trong hai thành trì còn lại của lực lượng đòi ly khai. Nhưng những sự phản công vẫn diễn ra mạnh mẽ.
Quân ly khai duy trì một chiến thuật du kích bền bỉ và đang gây ra nhiều tổn thất cho quân chính phủ. Ngày 15/7, cơ quan báo chí Cộng hòa nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng, cho biết, lực lượng tự vệ nước cộng hòa tự xưng này đã tiêu diệt khoảng 100 binh lính, 5 xe tăng, 2 xe chiến đấu bộ binh, 2 xe bọc thép chở quân và một khẩu đội sung cối trong 24 giờ qua trong một trận chiến tại sân bay Lugansk.
LPR cho biết thêm, dù máy bay chiến đấu của Ukraine đã tiến hành không kích vào một khu dân cư, rải mìn vào những tuyến đường cửa ngõ, nhưng lực lượng ly khai chưa có thiệt hại nào.
Chiếc máy bay vận tải An-26 bị bắn rơi
Quân đội LPR cho biết thêm, họ đã đáp trả và bắn rơi thêm một chiếc máy bay, phi công đã nhảy dù. Trước đó, một chiếc máy bay vận tải An-26 của không quân Ukraine đã được phát hiện trên bầu trời Izvarino vào buổi trưa, và cũng bị các đơn vị quân đội LPR bắn rơi.
Thực tế, những tay súng ly khai này đang chiến đấu một cách chủ động trước đòn tấn công của quân đội Ukraine.
Vẫn còn đó mối lo Nga can thiệp quân sự
Động thái mới nhất của Nga, hôm 15/7, Bộ Quốc phòng Nga đã gửi lời mời đến 18 quốc gia, trong đó có Mỹ và Đức đến thăm thị trấn biên giới ở khu vực Rostov, bị trúng pháo đạn từ Ukraine cách đó vài ngày, nhằm đánh giá khách quan tình hình khu vực biên giới hai nước.
Trong thư mời, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov nhấn mạnh rằng Ukraine "đã bỏ qua đạo lý và đang làm tất cả mọi thứ để chối bỏ những lời buộc tội của Nga về trận pháo kích bắn qua biên giới hôm 11/7".
Trước đó, hôm 11/7, ít nhất bảy phát đạn súng cối đã được bắn từ lãnh thổ Ukraine vào khu vực dân cư gần biên giới Nga, khiến một người đàn ông chết và hai người phụ nữ bị thương. Ngay sau đó, Moscow đã phát đi những tín hiệu đe dọa về việc Ukraine sẽ phải chịu trừng phạt cho những trận pháo kích này.
Đồng thời, số quân mà Nga đồn trú tại biên giới sau khi được giảm từ 40.000 quân (đỉnh điểm vào tháng 6/2014) xuống còn 1.000 quân, và đã tăng lên thành hơn 10.000 quân cùng nhiều khí tài hiện đại, hạng nặng trong vòng vài ngày qua sau đợt pháo kích.
Pháo kích bắn vào Nga khiến 1 người thiệt mạng, 2 người khác bị thương
Nga vẫn còn duy trì khả năng can thiệp quân sự vào Ukraine, trong khi đó, sự bệnh vực của EU với Ukraine tỏ ra yếu ớt khi Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), Tổng thống Thụy Sĩ Didier Burkhalter cho biết tổ chức này mới chỉ đang xem xét sử dụng máy bay không người lái giám sát biên giới Nga-Ukraine.
Mỹ đang đánh mất lòng tin
Khi Nga có những động thái mạnh mẽ hơn thì Mỹ vẫn đang im hơi lặng tiếng trước cuộc khủng hoảng của đất nước Đông Âu này. Ngoài việc chỉ trích Nga đang ủng hộ những lực lượng ly khai ở miền Đông, Washington chưa có thêm động thái nào đáng chú ý.
Trong khi đó, Trung tâm nghiên cứu Pew (PRC) có ảnh hưởng lớn ở Mỹ ngày 14/7 đã cho ra những công bố rất "động chạm" đến Tổng thống Mỹ B.Obama.
Trong bản công bố kết quả thăm dò dư luận này, sự ủng hộ của người Đức và người Nga đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama đã giảm mạnh trong năm qua liên quan tới các vụ bê bối do thám và tình hình căng thẳng ở Ukraine.
Hiện ông Obama đang phải đối mặt với một sự sụt giảm uy tín nghiêm trọng ở Đức, Nga và Brazil - ba quốc gia hiện có quan hệ căng thẳng với Mỹ trong năm qua.
Binh sĩ Ukraine tại một vị trí đóng quân gần thành phố Slavyansk ngày 11/7.
Đức, đồng minh chủ chốt của Washington trên các mặt trận như hợp tác chống khủng bố, hồi tháng 10/2013 đã phẫn nộ khi phát hiện các cơ quan tình báo Mỹ nghe lén điện thoại di động của Thủ tướng Angela Merkel.
Vụ việc bị đẩy lên cao trào khi tháng Bảy này, Berlin đã bắt giữ một số công dân Đức bị tình nghi làm gián điệp cho Mỹ, khiến giới chức Đức buộc phải trục xuất người đứng đầu Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Berlin.
Trước thực trạng này, sự ủng hộ của người Đức đối với ông Obama đã giảm 17 điểm xuống còn 71% so với năm 2013. Lòng tin của người Nga đối với ông Obama, vốn khá thấp trong năm 2013, hiện giảm 14 điểm xuống còn 15%, nhiều khả năng do cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ của người Brazil xuống còn 52% só với 69% của năm 2013.
Theo_Báo Đất Việt
Tỉ phú Ukraine cầu xin Kiev không đánh Donetsk Nhà tỉ phú giàu nhất Ukraine cũng là một ông trùm sắt thép hôm qua (7/7) đã cầu xin chính phủ Kiev đừng tấn công, đánh bom Donetsk - một thành phố có một triệu dân và là nơi lực lượng miền đông đang tập trung thề sẽ quyết chiến với quân chính phủ sau khi thất thủ ỏ thành trì chính Slavyansk....