Microsoft gây phẫn nộ khi ‘bắt nạt’ thanh niên 17 tuổi vì dùng tên ‘Mikerowesoft’, bồi thường ‘hẳn’ 10 USD để dừng hoạt động
Trò chơi chữ của Mike Rowe suýt nữa đem về cho anh chàng 10.000 USD từ Microsoft.
Năm 2003, Mike Rowe là một cậu sinh viên Canada 17 tuổi bình thường. Giống như các bạn cùng trang lứa, vì muốn có thêm thu nhập, Mike mở dịch vụ thiết kế đồ họa. Khi đó, Internet đang bùng nổ và anh nhận ra rằng đây là nơi tốt nhất để trưng bày tác phẩm. Anh lập một trang web nhỏ và đăng tải toàn bộ thiết kế của mình.
Vốn là người có tính hài hước, Mike muốn tên của trang web sáng tạo hơn để thu hút người xem. Một lần, anh phát hiện rằng khi “Mike Rowe” được đọc nhanh, nó nghe như từ “micro”. Vì vậy, anh mua tên miền “ mikerowesoft.com” vào tháng 8/2003.
Anh chàng sinh viên Mike Rowe.
Cái tên này nghe giống như gã khổng lồ phần mềm Microsoft, chỉ khác về các ký tự. Mike đã chơi chữ để đặt một cái tên thú vị cho đứa con tinh thần của mình. Mọi thứ diễn ra khá suôn sẻ, nhưng 3 tháng sau, Mike nhận được một lá thư từ Smart & Biggar, bộ phận pháp lý của Microsoft, nói rằng anh nên dừng hoạt động trang web trên vì vi phạm nhãn hiệu. Đổi lại, công ty sẽ bồi thường cho anh số tiền 10 USD.
Đây là chi phí mà Mike bỏ ra để mua tên miền đó, không hơn không kém. Trong lá thư đáp trả, cậu sinh viên đã phản đối và yêu cầu thêm 3 số 0 vào sau con số 10 USD mà Microsoft đưa ra nếu họ muốn anh đóng cửa “mikerowesoft.com”. Mike nói rằng anh đã làm việc rất chăm chỉ với trang web này nhưng có thể từ bỏ nó với 10.000 USD.
Smart & Biggar đã trả lời bằng một bức thư dài 25 trang, yêu cầu Mike nhận tội “ lừa đảo qua mạng và bắt Microsoft phải trả thêm tiền”. Về phần mình, Mike khá bối rối vì anh chỉ có 1.000 USD để thuê luật sư trong khi Microsoft có hàng tỷ USD.
Sự việc nhanh chóng được truyền thông chú ý. Mọi người đều ủng hộ cậu thanh niên 17 tuổi đang cố gắng kiếm tiền bằng công việc làm thêm của mình. Mike trở thành tâm điểm chú ý chỉ sau một đêm. Trang web của anh nhận được rất nhiều lượt truy cập từ khắp nơi trên thế giới.
Các trang báo lớn đồng loạt “giật tít” với hàm ý Microsoft đang “bắt nạt” một cậu sinh viên 17 tuổi:
Video đang HOT
“Cậu sinh viên chiến đấu để giữ tên miền MikeRowesoft.com” – CNN.
“Gã khổng lồ phần mềm đe dọa Mikerowesoft.com” – ZDNet.
“Microsoft không ’soft’ (nhẹ tay) với Mike Rowe” – Cbsnews.
Microsoft hứng chịu chỉ trích vì “bắt nạt” một cậu sinh viên.
Ngay khi câu chuyện trở nên viral, mọi người đều đứng về phía Mike và chỉ trích Microsoft vì đã “ra tay” quá dữ dội với một cậu sinh viên 17 tuổi. Chỉ trong 12 giờ, trang web của Mike có hơn 250.000 lượt xem, gây ra sự cố máy chủ.
Khi đó, một công ty lưu trữ đã hỗ trợ Mike đưa trang web lên máy chủ của họ miễn phí. Thậm chí còn có người quyên góp tiền để Mike có thêm tiền thuê luật sư bào chữa. Chưa dừng lại ở đó, rất nhiều công ty luật đã nhận bào chữa miễn phí cho cậu sinh viên này.
Trong khi đó, Microsoft vẫn tiếp tục cáo buộc Mike “cố gắng duy trì trang web để đòi số tiền lớn hơn”. Nhưng họ lại càng bị chỉ trích dữ dội. Mike đáp trả: “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tên miền của mình gây ra rắc rối như vậy, Tôi chỉ nghĩ đó là một cái tên thú vị cho công việc kinh doanh bán thời gian nhỏ bé của mình”.
Sau một thời gian “lời qua tiếng lại”, Mike đã chấp nhận đề nghị dàn xếp của Microsoft: Bỏ tên miền của mình để đổi lấy một bộ máy chơi game Xbox.
Jim Desler, phát ngôn viên của Microsoft chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng cậu ấy là một chàng trai trẻ sáng giá và có tiềm năng lớn. Mike sẽ chọn một cái tên mới và chúng tôi sẽ giúp chuyển hướng bất kỳ lưu lượng truy cập nào đến trang web mới của cậu ấy để đảm bảo không bỏ lỡ các cơ hội làm ăn”. Ngoài ra, Microsft còn mời Mike và cha mẹ anh đến tham quan trụ sở của công ty ở Washington.
Mike không bình luận gì thêm về thỏa thuận trên. Anh chỉ viết trên trang web: “Tôi xin lỗi vì gần đây không đăng tải nhiều tin tức. Tôi đang khá bận rộn với trường học, các kỳ thi, trang web mới và giải quyết nốt vấn đề với Microsoft”.
Để bào chữa cho sự “bắt nạt” của mình, Microsoft nói: “Chúng tôi rất coi trọng nhạn hiệu của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp này, có lẽ chúng tôi đã hơi quá khắt khe”.
Microsoft đưa ra 10 nguyên tắc cửa hàng ứng dụng nhắm vào Apple
Microsoft vừa giới thiệu một bộ 10 nguyên tắc mà họ sẽ sử dụng để chỉ đạo các chính sách cửa hàng ứng dụng của mình cho các nhà phát triển.
10 nguyên tắc của Microsoft cho Windows Store nhắm vào Apple
Theo Neowin, Microsoft cho biết các nguyên tắc này nhằm mục đích "thúc đẩy sự lựa chọn, đảm bảo sự công bằng và thúc đẩy sự đổi mới trên Windows 10". Trong một bài đăng trên blog nêu rõ những nguyên tắc này, Rima Alaily, Phó chủ tịch kiêm Phó tổng cố vấn của Microsoft, nhắc lại rằng Windows 10 là một nền tảng mở, nơi "các nhà phát triển được tự do lựa chọn cách họ phân phối ứng dụng của mình" như là cách nhắm vào các chính sách của Apple hiện nay.
10 nguyên tắc được Microsoft đưa ra như sau:
1. Các nhà phát triển sẽ có quyền tự do lựa chọn có phân phối ứng dụng của họ cho Windows thông qua cửa hàng ứng dụng của chúng tôi hay không. Chúng tôi sẽ không chặn các cửa hàng ứng dụng cạnh tranh trên Windows.
2. Chúng tôi sẽ không chặn ứng dụng khỏi Windows dựa trên mô hình kinh doanh của nhà phát triển hoặc cách ứng dụng đó cung cấp nội dung và dịch vụ, bao gồm cả việc nội dung được cài đặt trên thiết bị hay được truyền trực tuyến từ đám mây.
3. Chúng tôi sẽ không chặn một ứng dụng khỏi Windows dựa trên sự lựa chọn của nhà phát triển về hệ thống thanh toán nào sẽ sử dụng để xử lý các giao dịch mua được thực hiện trong ứng dụng của họ.
4. Chúng tôi sẽ cung cấp cho các nhà phát triển quyền truy cập kịp thời vào thông tin về các giao diện khả năng tương tác mà chúng tôi sử dụng trên Windows, như được quy định trong "Nguyên tắc về khả năng tương tác của chúng tôi".
5. Mọi nhà phát triển sẽ có quyền truy cập vào cửa hàng ứng dụng của chúng tôi miễn là họ đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu khách quan, bao gồm các tiêu chuẩn và yêu cầu về bảo mật, quyền riêng tư, chất lượng, nội dung và an toàn kỹ thuật số.
6. Cửa hàng ứng dụng của chúng tôi sẽ tính phí hợp lý để phản ánh sự cạnh tranh mà chúng tôi phải đối mặt từ các cửa hàng ứng dụng khác trên Windows và sẽ không buộc nhà phát triển phải bán trong ứng dụng của mình bất cứ thứ gì họ không muốn bán.
7. Kho ứng dụng của chúng tôi sẽ không ngăn các nhà phát triển giao tiếp trực tiếp với người dùng thông qua ứng dụng của họ cho các mục đích kinh doanh hợp pháp.
8. Cửa hàng ứng dụng của chúng tôi sẽ giữ các ứng dụng của riêng chúng tôi theo cùng tiêu chuẩn mà nó gặp phải các ứng dụng cạnh tranh.
9. Microsoft sẽ không sử dụng bất kỳ thông tin hoặc dữ liệu không công khai nào từ kho ứng dụng của mình về ứng dụng của nhà phát triển để cạnh tranh với nó.
10. Cửa hàng ứng dụng của chúng tôi sẽ minh bạch về các quy tắc và chính sách cũng như cơ hội để quảng bá và tiếp thị, áp dụng các quy tắc này một cách nhất quán và khách quan, cung cấp thông báo về các thay đổi và cung cấp quy trình công bằng để giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, những nguyên tắc này không phải là mới. Microsoft từ lâu cung cấp cho các nhà phát triển cách phân phối ứng dụng và trò chơi theo cách họ thích. Ngoài ra, Microsoft Store không phải là tùy chọn phân phối duy nhất có sẵn cho các nhà phát triển trên Windows. Nghĩa những nguyên tắc này cũng không áp dụng cho Xbox Store vì Microsoft cung cấp một bộ quy tắc khác khi nói đến nền tảng đó.
Các nguyên tắc được xây dựng dựa trên hoạt động của Liên minh Công bằng Ứng dụng (CAF), được ra mắt vào tháng 9 bởi Epic Games, Spotify và nhiều tổ chức khác để chống lại các chính sách App Store của Apple. Điều thú vị là mặc dù thông báo hôm nay không đề cập cụ thể đến Apple, nhưng nó đến vào thời điểm công ty này đang phải đối mặt với cuộc điều tra chống độc quyền đối với các hoạt động trên cửa hàng ứng dụng của mình.
Microsoft cho 150.000 nhân viên làm việc tại nhà vĩnh viễn Kể cả khi đại dịch virus corona chấm dứt, Microsoft vẫn sẽ cho hầu hết các nhân viên làm việc tại nhà vô thời hạn. Theo một thông báo nội bộ của Microsoft mà trang tin The Verge vừa thu thập được, các nhân viên của hãng sẽ được phép làm việc tại nhà nửa số ngày trong một tuần, và trong khi...