Mì chính và ứng dụng trong phòng ngừa tăng huyết áp
TS. BS Lưu Thị Mỹ Thục – Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chia sẻ những thông tin khoa học về vấn đề này.
Bên cạnh khả năng tổng hòa hương vị, mang đến vị ngon hài hòa cho món ăn, mì chính còn là giải pháp để duy trì chế độ ăn giảm muối, qua đó góp phần phòng ngừa tăng huyết áp. Nhằm góp phần giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về mì chính, TS. BS Lưu Thị Mỹ Thục – Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chia sẻ những thông tin khoa học về vấn đề này.
PV: Thưa bác sĩ, có ý kiến cho rằng người bị tăng huyết áp không nên dùng mì chính do mì chính có chứa natri. Trong khi đó, gần đây lại có thông tin dùng mì chính có thể giúp giảm muối ăn vào. Điều này nên hiểu như thế nào thưa bác sĩ? Và nên áp dụng như thế nào?
TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục: Đúng là gần đây nhiều quốc gia đã áp dụng phương pháp giảm muối (natri) bằng cách sử dụng mì chính như Mỹ, Nhật, Malaysia…và thấy hiệu quả.
Trước tiên cần khẳng định muối và mì chính đều chứa natri, tuy nhiên lượng natri trong mì chính thấp, chỉ bằng 1/3 so với muối ăn. Mấu chốt của việc giảm muối trong bữa ăn nằm ở chỗ làm thế nào giúp món ăn giảm muối giữ được độ ngon miệng. Nếu giảm muối mà ăn không thấy ngon miệng thì hầu như mọi người không theo được.
Tại Nhật, các nhà khoa học cho thấy, nếu như giảm 50% muối và kết hợp khoảng 38% mì chính thì tổng lượng natri cung cấp vào bữa ăn giảm đến 31.5%, quan trọng là độ ngon miệng được giữ nguyên.
Tại Mỹ, kết quả nghiên cứu của Ủy ban nghiên cứu chiến lược giảm lượng muối tiêu thụ trong khẩu phần ăn thuộc Viện Y khoa – Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ cho thấy “Mì chính có thể giúp giữ nguyên mức độ ngon miệng với những món ăn giảm độ mặn khi được sử dụng để thay thế một phần muối đưa vào thực phẩm trong quá trình chế biến”.
Như vậy, để áp dụng, trong quá trình chế biến chúng ta có thể bớt đi một phần lượng gia vị mặn và thay thế bằng mì chính. Cách này sẽ hỗ trợ giúp chúng ta lượng natri ăn vào mà vẫn thấy ngon miệng.
PV: Thưa bác sĩ, nêm mì chính vào thấy món ăn ngon thì ai cũng nhận thấy, nhưng tại sao nêm mì chính lại ngon?
TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục: Để giải đáp câu hỏi này các bạn hãy trả lời câu hỏi sau trước: “ăn thịt luộc dù chưa cần chấm bạn có thấy ngọt ngon không? Hay ăn hải sản cũng vậy?”. Rõ ràng chúng ta đều nhận thấy vị của món thịt luộc hay vị hải sản dù nướng, hấp đều rất ngọt.
Video đang HOT
Lý do nằm ở chỗ các loại thực phẩm này có chứa một hàm lượng lớn glutamate – một loại axit amin phổ biến trong tự nhiên. Và glutamate có đặc tính tự nhiên là mang lại vị ngọt, ngon cho món ăn. Các thực phẩm chúng ta ăn thông thường hàng ngày hầu hết đều chứa glutamate: các loại thịt chứa khoảng 10 – 20mg glutamate/100g thực phẩm, tuy nhiên hàm lượng này tăng cao khi thực phẩm được chế biến với nhiệt độ; thân mềm 2 mảnh như sò điệp chứa đến 140mg glutamate/100g; rau củ quả cũng rất giàu glutamate như bắp cải chứa 50mg/100g, cà chua chứa đến 250mg/100g…
Năm 1908, một Giáo sư người Nhật Bản là TS.Kikunae Ikeda là người đầu tiên khám phá ra glutamate là thành phần mang đến vị ngon cho nước dùng dashi của người Nhật, cũng như vị ngon của các thực phẩm như cà chua, măng tây, pho mát hay thịt. Ông đặt tên cho vị của glutamate là vị umami với hàm nghĩa vị ngon.
Glutamate – một loại axit amin phổ biến trong nhiều loại thực phẩm cũng là thành phần chính của bột ngọt được khám phá bởi Giáo sư người Nhật là TS.Kikunae Ikeda .
Ngay sau đó, GS.TS Ikeda đã phát minh ra mì chính với thành phần chính là glutamate vào năm 1908. Năm 1908, thương hiệu mì chính đầu tiên trên thế giới ra đời mang tên Aji-no-moto. Mì chính có bản chất là glutamate nên có chức năng mang đến vị umami, vị ngon cho món ăn. Việc nêm mì chính vào món ăn thực chất là chúng ta bổ sung thêm glutamate bên cạnh glutamate sẵn có từ thực phẩm cho món ăn, từ đó khiến vị umami của món ăn rõ rệt hơn, giúp món ăn ngon và hài hòa hơn.
PV: Vẫn có thông tin cho rằng bột ngọt có ảnh hưởng đến não và gây suy giảm trí nhớ. Điều này nên hiểu thế nào thưa bác sĩ?
TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục: Cơ thể người có các cơ chế tự nhiên nhằm điều hòa hàm lượng các chất ở mức cân bằng, trong đó có glutamate – thành phần chính của bột ngọt.
Cơ chế đầu tiên nằm tại hệ tiêu hóa. Cụ thể, khi thức ăn chứa glutamate dù từ thực phẩm hay gia vị vào trong hệ tiêu hóa, tất cả glutamate này sẽ chuyển hóa thành năng lượng tại ruột để phục vụ cho các hoạt động của ruột, do vậy việc ăn thực phẩm hay bột ngọt chứa glutamate sẽ không làm tăng hàm lượng glutamate sẵn có trong máu. Cơ chế thứ hai nằm ở hàng rào máu – não, hàng rào này được ví như cánh cổng vững chắc, nó ngăn sự di chuyển từ máu vào não của những chất không cần thiết cho hoạt động của não, trong đó có glutamate.
Như vậy, bột ngọt ăn vào cơ thể qua các bữa ăn hàng ngày không làm tăng hàm lượng glutamate.
PV: Xin cảm ơn bác sĩ./.
Gia Minh
Theo VOV
Ăn giảm muối, giảm đường để phòng bệnh không lây nhiễm
Mức tiêu thụ bình quân lượng muối và đường ở Việt Nam trong những năm gần đây cao gấp hai lần so với ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đây là số liệu được Viện Dinh dưỡng quốc gia nghiên cứu trong những năm gần đây.
Với mức tiêu thụ này chính là căn nguyên gia tăng các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường.
Một thìa 5g muối chứa khoảng 2.000mg natri, tương đương với lượng muối chỉ nên dùng trong ngày với một người trưởng thành. Trẻ nhỏ dưới một tuổi, lượng muối được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo dưới 1,5g và trẻ sơ sinh ăn dưới 0,3g muối.
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại nước ta chủ yếu là từ muối và các gia vị trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn. 11% muối từ thực phẩm chế biến sẵn, trong thực phẩm tự nhiên chỉ chiếm 7%. Bột canh và nước mắm là nguồn chính cung cấp muối hàng ngày, cùng với mì chính và muối tinh.
Hãy giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để phòng chống bệnh không lây nhiễm
Nếu ăn quá 5g muối mỗi ngày sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp. Thế nhưng trong thực tế thì mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt Nam là 9,4g/ngày, trong khi Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo chỉ nên sử dụng 5g/ngày.
Ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân của sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Nó cũng là yếu tố nguy cơ rất quan trọng đối với tăng huyết áp và đái tháo đường.
Theo thống kê của Viện Tim mạch quốc gia, cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp, cứ 3 trường hợp tử vong thì có một trường hợp do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tai biến mạch máu não.
Đồ uống có đường là nguồn đường chính trong khẩu phần ăn
Tỷ lệ người bị tăng huyết áp chưa được chẩn đoán là gần 57%, đái tháo dường 70%, hơn 86% người bị tăng huyết áp chưa được quản lý bệnh.
Cùng với sử dụng quá nhiều muối, Tổ chức Y tế thế giới cũng cảnh báo, người Việt Nam sử dụng quá nhiều đường. Cụ thể, mức tiêu thụ đường trung bình của người Việt Nam là 46,5g/ngày, trong khi mức khuyến cáo của WHO là 25g/ngày. Việc sử dụng nhiều đường khiến cho tỷ lệ béo phì ở Việt Nam tăng nhanh nhất Đông Nam Á. Dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như thừa cân - béo phì, tăng huyết áp, loãng xương.
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân - béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% (năm 2000) lên 5,3% kể từ sau năm 2015. Cả nước đang có trên 3,5 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường.
Để phòng tránh bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần chú ý giảm lượng muối và đường ăn vào hàng ngày. Đồng thời thường xuyên đo huyết áp và đánh gía nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Hạn chế sử dụng đồ uống có đường vì đồ uống có đường là nguồn đường chính trong khẩu phần ăn và việc tiêu thụ. Giảm đường trong việc chế biến đồ ăn, thức uống.
Ăn nhiều rau xanh, luyện tập thể dục, thể thao, tăng cường đi bộ để giữ gìn sức khỏe, phòng chống các bệnh không lây nhiễm.
Theo CAND
Bà bầu có nên đi máy bay? Tôi đang mang thai tuần thứ 25 hoàn toàn khỏe mạnh. Gia đình tôi sắp có chuyến du lịch phải bay trong 4 tiếng. Vậy tôi đi máy bay thì có an toàn cho cả mẹ và bé không? Nguyễn Ngọc Tú (Hà Nội) Thông thường, du lịch bằng đường hàng không trước tuần 36 của thai kỳ được coi là an toàn...