Metaverse tạo ra những mối nguy hại mới trên không gian mạng
Vũ trụ ảo, hay metaverse, đã và đang là cơn sốt công nghệ thời gian gần đây. Trong khi hàng loạt các công ty công nghệ lớn ( big tech) và chính phủ đang đặt cược vào xu thế công nghệ này,
metaverse cũng là một mảnh đất màu mỡ đối với tin tặc, khi các công ty đang có phần nóng vội nhập cuộc vũ trụ ảo và vô tình để lại nhiều kẽ hở bảo mật.
Rủi ro từ những cuộc họp ảo trên metaverse
Hãy tưởng tượng rằng bạn vừa thảo luận về một thỏa thuận bí mật trị giá hàng triệu USD với sếp của bạn. Cuộc trò chuyện đã kết thúc và cả hai đều đã trở về không gian thực. Thế nhưng, một lúc sau sếp gọi điện cho bạn nhưng dường như anh ta không hề nhớ là đã có cuộc trò chuyện trên metaverse.
Một cuộc họp diễn ra trên metaverse
Chuyện gì vừa xảy ra vậy?
Theo Prabhu Ram, một người đứng đầu tại công ty nghiên cứu và tư vấn CyberMedia Research, cho biết trong metaverse, điều này có thể bạn đã là nạn nhân của một avatar giả mạo hoặc deepfake tấn công.
Metaverse trở thành xu hướng, tội phạm mạng gia tăng
Metaverse đã trở thành một cuộc đua, trong đó nhiều chính phủ, nhiều ông lớn công nghệ như Meta (Facebook trước đây), Ralph Lauren… cho đến những công ty khởi nghiệp đều đang gấp rút “chạy” để làm chủ và vươn lên vị trí dẫn đầu nhằm khai thác hết tiềm năng mà xu hướng công nghệ này có thể mang đến. Ấy thế nhưng, nếu họ – các công ty, đơn vị chính phủ – thất bại trong việc tìm ra và loại bỏ những rủi ro an ninh mạng trong metaverse, mọi hi vọng, nỗ lực cấp tốc sẽ trở thành công cốc.
Mặc dù đổ xô vào xu hướng vũ trụ ảo một cách ồ ạt, không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được những mối nguy cơ tiềm ẩn và những lỗ hổng nghiêm trọng vẫn có thể được phát hiện trên những nền tảng lớn.
Kể từ khi vũ trụ ảo trở thành xu hướng, thế giới thực lại có sự gia tăng tội phạm mạng đột biến. Gần đây, công ty an ninh mạng Check Point đã báo cáo mức tăng 50% các cuộc tấn công tổng thể mỗi tuần vào các mạng doanh nghiệp trong năm 2021 so với một năm trước đó – khi metaverse vẫn chưa trở thành xu hướng công nghệ.
Video đang HOT
“Khi các lợi ích và tiềm năng của metaverse vẫn chưa có thể được khai thác triệt để, các mối quan tâm công khai xung quanh các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật trong metaverse vẫn chỉ giới hạn ở một vài công ty thật sự am hiểu sâu về công nghệ mà thôi”, ông Ram nhận định. “Khi các cách thức tấn công mới xuất hiện, chúng ta cần phải sắp xếp lại cơ bản các mô hình bảo mật ngày nay để xác định, xác minh và bảo mật metaverse”, ông Ram bổ sung thêm.
Bảo mật danh tính
JPMorgan đã phát hành sách trắng vào tháng 2.2022, công nhận việc xác định danh tính người dùng và các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư là các yếu tố quan trọng để tương tác và giao dịch trong metaverse.
“Các thuộc tính định danh có thể xác minh cần được cấu trúc dễ dàng để có thể xác định các thành viên trong cộng đồng hoặc trong nhóm, hoặc để cho phép các quyền truy cập có thể tùy chỉnh vào các trải nghiệm và vị trí khác nhau trên thế giới ảo” – trích sách trắng của JPMorgan. Quan điểm của JPMorgan nhận được sự ủng hộ từ ông Gary Gardiner, người đứng đầu bộ phận kỹ thuật bảo mật khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản tại Check Point Software Technologies.
Theo ông Gardiner, tư duy về bảo mật trên internet cần được áp dụng trên cả metaverse. Đồng thời, ông cho rằng các giao thức bảo mật phải tương tác với người dùng càng nhiều càng tốt. Blockchain nên được xem xét để xác định người dùng hoặc “sử dụng mã token có thể được chỉ định bởi một tổ chức hoặc sinh trắc học trong thiết bị người dùng đeo để có mức độ tin cậy và thực sự biết mình đang nói chuyện với ai”, ông Gardiner nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Gardiner cũng đề xuất rằng nên có những phương thức để cảnh báo người dùng không đáng tin cậy, ví dụ như hiện “dấu chấm than” ngay trên đầu avatar của những người đó chẳng hạn.
Vi phạm dữ liệu
Khi người dùng để lại dấu vết dữ liệu xung quanh metaverse, một vấn đề lớn trong thế giới thực cũng có thể xâm nhập vào thế giới thực tế ảo – sự xâm phạm quyền riêng tư của người dùng bởi các công ty công nghệ.
Bê bối của Facebook – Cambridge Analytica năm 2018 vẫn là một bằng chứng sống cho việc các big tech có thể lén thu thập dữ liệu của hàng triệu người dùng và sử dụng chúng mà không có sự đồng ý. Trong metaverse, lượng dữ liệu có thể thu thập và “bào” từ người dùng có thể còn nhiều hơn: ngay khi đeo thiết bị lên đầu, các tổ chức đã có thể thu thập những dữ liệu cơ bản như chuyển động đầu, mắt và giọng nói.
Nếu không có sự vào cuộc sớm của các chính phủ và cơ quan quản lý với những quy định nghiêm ngặt, không ai có thể dám chắc rằng một vụ bê bối tương tự, hay thậm chí là “khủng” hơn Facebook – Cambridge Analytica, sẽ xuất hiện trong những năm tới.
An toàn phải được đặt lên hàng đầu trên metaverse
Vào tháng 12.2021, trong một bài đăng trên blog, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đã dự đoán rằng hầu hết các cuộc họp ảo sẽ chuyển sang mô hình metaverse trong vòng 2 – 3 năm tới.
Theo Gardiner, các doanh nghiệp cần phải đào tạo tốt đội ngũ nhân viên để có thể vận hành an toàn các hoạt động trên metaverse. Lý giải cho nhận định này, ông cho rằng “nếu chiếu theo góc nhìn an ninh mạng, điểm yếu nhất trong bất kỳ tổ chức nào chính là người dùng”.
Trong khi các công ty nên thực hiện các chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro, Gardiner cho rằng duy trì một quyền riêng tư “tối thượng” phụ thuộc vào loại hình của nền tảng bảo mật và mô hình an toàn mà metaverse áp dụng cho tổ chức.
Đồng quan điểm, Philip Rosedale, người sáng lập Second Life, một thế giới trực tuyến cho phép mọi người đi chơi, ăn uống và mua sắm ảo, đưa ra ví dụ cụ thể là trang LinkedIn – một mạng xã hội để các doanh nghiệp/nhà tuyển dụng có thể giao dịch với các người tìm việc. Chính vì những thang đánh giá, xác minh chặt chẽ, chính xác, LinkedIn giúp mọi khách hàng có thể thiết lập lòng tin dễ dàng hơn.
Hay nói cách khác, xác định những người tin tưởng và chia sẻ thông tin đó với những người đáng tin cậy khác sẽ cho phép đánh giá liệu bạn có bạn chung với người mới hay không.
Philip Rosedale, người sáng lập Second Life – thế giới trực tuyến cho phép mọi người đi chơi, ăn uống và mua sắm ảo
Trong khi đó, Gardiner cho biết các công ty tham gia thiết kế metaverse sẽ phải làm việc cùng nhau để thiết lập một tiêu chuẩn chung cho phép triển khai các giao thức bảo mật một cách hiệu quả.
“Nền tảng [của metaverse] phải được làm tốt bởi vì nếu nền tảng yếu và nó không được thực hiện tốt, mọi người sẽ mất niềm tin vào nền tảng và sẽ ngừng sử dụng nó”, Gardiner nói.
Vũ trụ ảo cất cánh, những ai hưởng lợi?
Các chuyên gia nhận định, vũ trụ ảo (metaverse), nền tảng đòi hỏi sức mạnh điện toán lớn, sẽ tạo điều kiện để các nhà sản xuất vi xử lý toàn cầu thắng lớn.
Được nhìn nhận rộng rãi như thế hệ tiếp theo của Internet, metaverse là môi trường thế giới ảo, nơi con người tương tác với nhau qua các hình đại diện 3 chiều có thể điều khiển thông qua các thiết bị tăng cường thực tế ảo như Oculus.
Trên vũ trụ ảo này, người dùng có thể tham gia các hoạt động như chơi game, hoà nhạc số hay các môn thể thao trực tiếp.
Khái niệm metaverse đã thu hút nhiều sự chú ý vào tháng 10 năm ngoái, khi gã khổng lồ mạng xã hội Facebook thông báo đổi tên thành Meta.
Các nhà phân tích cho rằng Big Tech sẽ hưởng lợi với sự xuất hiện của các công nghệ có liên quan.
"Những người được hưởng lợi nhiều nhất từ metaverse thực sự là các công ty công nghệ", Giám đốc bộ phận đầu tư của Ngân hàng DBS, Hou Wey Fook cho biết. Các hãng sản xuất chất bán dẫn rõ ràng sẽ được hưởng lợi khi nhu cầu điện toán cho vũ trụ ảo là rất lớn.
Mặc dù vậy, theo một báo cáo của Morningstar, miếng bánh sẽ không được chia đều.
"Do nhiều nhiệm vụ diễn ra trong metaverse liên quan tới khả năng xử lý dữ liệu khổng lồ theo thời gian thực, điều này đặt ra yêu cầu với các vi xử lý phải được phát triển trên công nghệ tiên tiến vốn chỉ có sẵn của TSMC, Samsung và Intel", báo cáo cho biết.
Các hãng đúc chip nhỏ hơn như United Microelectronics Corp, SMIC và GlobalFoundries có thể sẽ chỉ được hưởng lợi từ những phần giá trị thấp hơn trong chuỗi cung ứng, ví dụ như trình điều khiển màn hình hay quản lý điện năng.
Năm 2021, cổ phiếu nhà sản xuất chip Nvidia đã tăng 125%, thúc đẩy bởi kỳ vọng đối với vũ trụ ảo. CNBC đã nhận định Nvidia là một trong 4 cổ phiếu chủ chốt dành cho các nhà đầu tư tin tưởng vào thành công của metaverse.
Nhà đầu tư cũng có thể xem xét các lĩnh vực chính được xây dựng để hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho vũ trụ ảo như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, đồ hoạ trò chơi điện tử, trích báo cáo của Ngân hàng tư nhân Lombard Odier hồi tháng 12/2021.
Đối với môi trường ảo không tiền mặt thì các công nghệ như blockchain (chuỗi khối) và tiền điện tử cũng có thể đóng vai trò quan trọng.
Các gã khổng lồ công nghệ như Meta (công ty mẹ Facebook), Apple, Microsoft hay Google đều chuẩn bị phát hành các sản phẩm phần cứng và dịch vụ phần mềm mới phục vụ cho metaverse.
Tại châu Á, Trung Quốc cũng có kế hoạch "chơi lớn" với vũ trụ ảo. Thượng Hải, một trong những thành phố lớn nhất đại lục, đã công bố kế hoạch phát triển metaverse kéo dài 5 năm. Kế hoạch kêu gọi "khuyến khích áp dụng metaverse trong các lĩnh vực như dịch vụ công cộng, văn phòng kinh doanh, giải trí xã hội, công nghiệp sản xuất, an toàn sản xuất và trò chơi điện tử".
Trong khi các Big Tech đổ xô vào metaverse, CEO Google coi lĩnh vực cũ kỹ này mới là 'mỏ vàng' sẽ tạo ra 1.000 tỷ USD tiếp theo Vị CEO gốc Ấn dự định sẽ có nhiều sản phẩm của Google được phát triển và thử nghiệm ở châu Á trước khi tung ra trên toàn cầu. Trong khi rất nhiều ông lớn công nghệ coi "vũ trụ ảo" metaverse chính là mảnh đất màu mỡ tiếp theo để tạo ra tăng trưởng, CEO Sundar Pichai lại nhìn thấy tương lai...