Meta trong “vòng xoáy tử thần” (Kỳ 2): Ván cược của Zuckerberg
Thực tế là Facebook cũng đã từng đứng trên bờ vực của sự phá sản. Nhưng, cú đặt cược của Zuckerberg vào thế giới di động đã thành công.
Liệu giờ đây có thể là metaverse?
Jake Dollarhide, Giám đốc điều hành của Longbow Asset Management ở Tulsa, Oklahoma, cho rằng Mark Zuckerberg và Facebook luôn là người biết cách vượt qua những thời điểm khó khăn nhất của lịch sử. Ông nhớ lại trước khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2012, Facebook cũng đã gặp khó khăn khi các nhà đầu tư rời bỏ và chế giễu khả năng của công ty trong việc chuyển “từ PC sang thế giới di động”.
Năm 2012, Facebook cũng đã gặp khó khăn khi các nhà đầu tư không tin vào khả năng thành công.
Nhưng khi đó, chỉ trong vòng hai năm, công ty đã xoay chuyển tình thế. Doanh số bán hàng của Facebook đã tăng 72% trong ba tháng đầu năm 2014 và lợi nhuận tăng gấp ba lần sau khi họ được tái cấu trúc để trở thành ứng dụng thiết bị di động đầu tiên. Sự chuyển đổi thành công đó đã trở thành một phần truyền thuyết của họ và cũng là nền móng của sự thống trị sau này.
Thành công của Zuckerberg trong việc chuyển hướng sang thiết bị di động đã mang lại cho các chuyên gia niềm tin rằng Meta có thể kiếm tiền từ việc chuyển sang metaverse ở thời điểm hiện tại. Trong quý 2 vừa qua, bộ phận Reality Labs của Meta, nơi lưu trữ tai nghe thực tế ảo và các công nghệ liên quan, đã tạo ra doanh thu 452 triệu USD, chiếm khoảng 1,5% tổng doanh số Meta và lỗ 2,8 tỷ USD.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là bất kể điều gì xảy ra trong hai hoặc thậm chí ba năm tới, Zuckerberg đã nói rõ rằng tương lai của công ty là ở phương diện metaverse, nơi anh ấy sẽ tập trung vào các doanh nghiệp mới hình thành xung quanh thực tế ảo.
Nhưng, Ben Zhao, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Chicago, cho rằng có rất nhiều sự không chắc chắn xung quanh triển vọng của metaverse. ” Câu hỏi thực sự là, người dùng hàng ngày đã sẵn sàng cho metaverse chưa?” Zhao nói. ” Liệu công nghệ cơ bản đã sẵn sàng và đủ trưởng thành để làm cho quá trình chuyển đổi đó diễn ra liền mạch chưa?
Giờ đây, Meta và Zuckerberg tiếp tục đối mặt với khó khăn mới.
Video đang HOT
Lần cuối cùng vốn hóa thị trường của Facebook ở mức thấp này là vào đầu năm 2019, khi mà công ty đang phải đối phó với hậu quả tiếp tục của vụ bê bối quyền riêng tư Cambridge Analytica. Kể từ đó, Facebook đã bị tổn hại thêm về danh tiếng, đáng chú ý nhất là từ các tài liệu bị rò rỉ vào năm ngoái bởi người tố cáo và cũng là cựu nhân viên Frances Haugen.
Trên thực tế, ngay cả trước khi đổi tên thành Meta, Facebook được coi là một nền tảng gây nhiều tranh cãi, một số thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã so sánh công ty với Big Tobaco, những công ty thuốc lá lớn và có tác hại cho nhân loại.
Thêm vào đó, bản thân Mark Zuckerberg lại không phải là một nhà lãnh đạo nghiêm túc về việc thay đổi văn hóa công ty, thay đổi bản thân và tạo ra một công ty mà ông ấy đang hình dung. Chính điều này đã làm tổn hại đến khả năng tuyển dụng nhân tài hàng đầu của công ty, trái ngược hoàn toàn với một thập kỷ trước, khi mà nơi đây được coi điểm đến hàng đầu cho những kỹ sư hàng đầu trong ngành.
Một cựu giám đốc điều hành quảng cáo của Facebook, người đã giấu tên, chia sẻ rằng, ở thời điểm hiện tại, TikTok thuộc sở hữu của ByteDance Trung Quốc, đang có lợi thế hơn Meta khi tuyển dụng nhân tài.
Liệu với metaverse, Mark Zuckerberg liệu có thể vượt qua khủng hoảng?
Có thể nói, ở thời điểm hiện tại, hoạt động kinh doanh của Meta đang bị đe dọa trên nhiều mặt. Cơ sở người dùng đang trì trệ và sụt giảm, kinh doanh quảng cáo cốt lõi cũng đang bị thách thức bởi những thay đổi hệ điều hành do Apple thực hiện. Và một loạt vụ bê bối đã đặt công ty dưới kính hiển vi của các cơ quan quản lý làm hạn chế khả năng mua lại để tiếp tục tăng trưởng thông qua các thương vụ sáp nhập.
Nhưng, cú đặt cược của Zuckerberg vào thế giới di động 10 năm trước đã thành công, Zuckerberg đã đúng. Liệu với 10 năm sau, giá cổ phiếu của Meta từ độ sâu của năm 2022 có vượt qua vòng xoáy tử thần? Tất nhiên mọi thứ có lẽ vẫn còn là dự đoán, nhưng cùng với Zuckerberg, một người luôn có những suy nghĩ dài hạn, lường trước mối đe dọa của tương lai, chưa ai dám khẳng định Meta không thể trở lại.
Elon Musk đã mất 'bàn tay Midas'?
Theo nhà báo Linette Lopez của Business Insider, hai vụ đặt cược lớn nhất của tỷ phú Elon Musk vào Twitter và Tesla tại thị trường Trung Quốc đều kéo ông đi ngược quỹ đạo mong muốn.
Mới đây, nhà báo Linette Lopez của Business Insider đã chỉ ra rằng tỷ phú Elon Musk đang tụt lại phía sau và có thể đã mất khả năng kiếm tiền dễ dàng như "bàn tay Midas" trên thương trường. Theo cây viết này, câu chuyện của CEO Tesla có lẽ đang là "đúng nơi, sai thời điểm".
Linette Lopez nhận định, việc đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực đã giúp Musk trở thành người giàu nhất thế giới với khối tài sản 230 tỷ USD, theo danh sách Forbes Real Time. Ông đã sớm nhận thấy tiềm năng sản xuất hàng loạt ôtô điện và tên lửa tái sử dụng. Thế nhưng, những vụ đặt cược lớn vào Twitter và Tesla dường như đang kéo vị tỷ phú đi ngược quỹ đạo mà ông mong muốn.
Thực tế, Musk đã tụt lại phía sau với hai lần đặt cược lớn nhất. Sự tồn tại của đế chế Musk giờ sẽ phụ thuộc vào những nước đi tiếp theo của ông.
Hai vụ đặt cược lớn nhất của tỷ phú Elon Musk vào Twitter và Tesla tại thị trường Trung Quốc đều kéo ông đi ngược quỹ đạo mong muốn. Ảnh: Getty Images.
Thương vụ thâu tóm Twitter đầy "cay đắng"
Vụ đặt cược vào Twitter có lẽ là bài toán đau đầu nhất với CEO Tesla ở thời điểm hiện tại.
Năm ngoái, cổ phiếu công nghệ - bao gồm cả các công ty truyền thông xã hội, trong đó có Twitter - đã có chuỗi ngày huy hoàng vào thời kỳ đại dịch, trong bối cảnh lãi suất thấp và các nhà đầu tư sẵn sàng đặt cược vào tương lai. Thế nhưng, đến đầu năm nay, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu tăng lãi suất, thị trường chứng khoán đã bị "phá vỡ" thì nhóm này cũng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Doanh thu của Snap, công ty đã tạo ra quý có lãi đầu tiên kể từ tháng 2/2021, đã giảm 77% so với cùng kỳ năm ngoái. Meta, công ty mẹ của Facebook, cũng ghi nhận doanh thu giảm gần 60%. Cả hai công ty này đều buộc phải sa thải nhân viên do lo ngại suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mảng doanh thu quảng cáo chính của họ - vốn cũng chiếm 90% doanh thu của Twitter.
Và ngay cả trước đó, Twitter cũng chưa bao giờ tạo ra được lượng tiền mặt cần thiết. Trong khi đó, Musk không phải là tỷ phú sở hữu nhiều tiền mặt. Ông sẽ phải kiếm tiền từ đâu đó, và khả năng rõ ràng nhất là sẽ phải bán một phần cổ phần khổng lồ của mình tại Tesla. Và giờ chắc chắc không phải một thời điểm tốt để làm điều này.
Vụ đặt cược vào Twitter có lẽ là bài toán đau đầu nhất với CEO Tesla ở thời điểm hiện tại. Ảnh: Business Today.
Musk không chỉ đặt cược muộn vào một ngành công nghiệp đang suy tàn mà còn khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bằng cách cố gắng rút lui khỏi thỏa thuận, rồi lại đột ngột "quay xe" muốn nối lại thương vụ vào ngày 4/10 vừa qua. Lopez đánh giá, không biết các nhà đầu tư còn hứng thú với kế hoạch của Musk nữa hay không, nhưng chắc chắn với việc Musk đang phải vay tiền từ các chủ ngân hàng ở Phố Wall để hoàn tất thương vụ, thì trong bối cảnh lãi suất tăng như hiện nay, vị tỷ phú đã "lỗ" so với 6 tháng trước rồi.
Vào tháng 7, Bloomberg ước tính rằng việc bảo lãnh theo thỏa thuận Twitter sẽ khiến ngân hàng Morgan Stanley thiệt hại từ 150 đến 200 triệu USD. Việc tiếp tục vay ngân hàng hay bán trái phiếu Twitter có thể sẽ là một nhiệm vụ khó khăn hơn cho CEO Tesla trong thời gian tới.
Khó khăn khi đầu tư Tesla tại thị trường Trung Quốc
Hai năm trước, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn tích cực ủng hộ xe điện, thế nhưng đại dịch đã thay đổi cục diện. Chính sách zero-Covid nghiêm ngặt của nước này đã đã kìm hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm là 2,5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ.
Lopez cho biết, Musk đã đặt cược rất nhiều vào thành công của Tesla trên thị trường xe hơi lớn nhất thế giới, xây dựng một nhà máy ở Thượng Hải vào năm 2019 và biến đất nước này trở thành trung tâm trong hoạt động kinh doanh của Tesla. Nhưng tất cả cũng đang phản tác dụng.
Nhà máy Gigafactory của Tesla ở Thượng Hải. Ảnh: VCG
Chính sách zero-Covid nghiêm ngặt của nước này đã đã kìm hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nhà máy của Tesla hiện đang phải đóng cửa, nhu cầu tiêu dùng xe điện cũng giảm xuống.
Trong quý III, công ty đã không đạt được kỳ vọng giao xe. Tesla đã sản xuất gần 366.000 chiếc xe nhưng chỉ giao được khoảng 344.000 chiếc, do trục trặc trong khâu vận chuyển. Vào tháng 7 và tháng 8, Tesla đã bán được nhiều xe do Trung Quốc sản xuất ra nước ngoài hơn so với ở Trung Quốc. Nếu tình hình này tiếp tục, Tesla có thể phải đối mặt với cơn ác mộng về logistic.
Xu hướng giảm nhu cầu đối với xe điện ở Trung Quốc sẽ không sớm thay đổi, bởi nước này vẫn đang sử dụng các biện pháp phong tỏa để đối phó với Covid-19 và chưa cho phép sử dụng vắc xin mRNA.
Theo Lopez, bên cạnh những rào cản về mặt logistic, sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc và sự suy thoái công nghệ nói chung, cổ phiếu của Tesla đã giảm 32% tính đến thời điểm hiện tại. Rõ ràng đây cũng là một tin khủng khiếp đối với Musk trong trường hợp ông phải bán cổ phiếu Tesla trong thời gian tới.
Ván cược mới của Apple Với iPhone 14 và Apple Watch Ultra, Táo khuyết đang đặt cược nhiều hơn vào sự an toàn của người dùng và các khái niệm liên quan đến sức khỏe. Apple nhấn mạnh các tính năng bảo vệ người dùng trong thế hệ sản phẩm của năm nay. Ảnh: Apple. Trong tháng 9, Apple đã phát hành iPhone 14 và Apple Watch Ultra,...