Mẹo tự học ở nhà cho học sinh không có điều kiện học online trong đợt nghỉ vì virus Corona
Nhằm phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV), các tỉnh đã cho học sinh nghỉ học. Trước kỳ nghỉ kéo dài, nhiều học sinh đã đăng ký học online thế nhưng cũng có những học sinh không có điều kiện học online thì sao?
Theo như đánh giá của Tiến sĩ Lại Tiến Minh – giáo viên môn Toán – Trường Lương Thế Vinh – Hà Nội: học online trong những năm gần đây đang phát triển rất mạnh và có nhiều lợi thế. Tuy nhiên với những em học sinh không có điều kiện theo học hình thức này thì cũng nên rèn luyện cho mình kỹ năng tự học.
“Đây là một kỹ năng còn rất kém của học sinh nhất là học sinh phổ thông”, TS. Minh chia sẻ thật.
Chân dung TS. Lại Tiến Minh. Ảnh NVCC.
Nhằm gỡ rối những khó khăn mà nhiều học sinh đang gặp phải trong việc tự học, TS. Minh chia sẻ với Báo Công lý về hai bước đơn giản giúp học sinh có thể bắt đầu việc tự ôn tập và tự học như sau:
Bước 1: Đọc lại và hệ thống lại tất cả các kiến thức đã học ở học kỳ 1, làm lại tất cả các ví dụ, dạng bài đã được ghi chép trong vở và trong sách giáo khoa.
Bước 2: Sử dụng sách giáo khoa, tự đọc các phần kiến thức mới. Xem kỹ các ví dụ và làm các bài tập giống với ví dụ trong sách giáo khoa. Tìm tòi, xâu chuỗi các kiến thức mới đọc và các kiến thức đã biết sau đó sử dụng để làm các bài tập nâng cao và khó hơn.
Video đang HOT
Tiếp đó nếu có các đề ôn tập hoặc sách nâng cao thì có thể sử dụng để luyện tập.
TS. Minh vẫn nhấn mạnh học sinh cần bám sát sách giáo khoa để ôn tập. Ảnh NVCC.
“Để không bị áp lực học dồn các em cần chủ động đọc trước và học trước các phần kiến thức trong sách giáo khoa trong thời gian nghỉ dịch. Bên cạnh đó, các em cần học rèn luyện cách học tập trung, ghi nhớ sâu và tư duy nhanh. Đây là một kỹ năng không thể thiếu được để làm đề trắc nghiệm”, TS. Minh nhấn mạnh.
Cũng chính vì thời gian nghỉ khá dài, nên nhiều bạn học sinh cuối cấp càng áp lực vì vậy theo TS. Minh: “Các em không cần nóng vội và hoang mang, không cần phải học vội, qua loa để cho xong chương trình học. Tập cách học chắc, sâu sắc và có tư duy liên kết các phần đã học. Bên cạnh đó, cần phải dành thời gian luyện đề và căn chỉnh thời gian làm từng câu, tư duy nhanh chính xác. Thời gian còn khá nhiều cho các em luyện tập”.
Theo congly
Học online, tại sao không?
Dịch corona đang đặt nhà trường trước một lựa chọn vô cùng khó khăn: muốn kịp kết thúc chương trình năm học, tiến hành các kỳ thi cử thì phải sớm mở cửa trường bởi nghỉ hai tuần sau tết và có thể dài hơn nữa đã là quá nhiều rồi.
Ảnh minh họa
Mặt khác, dịch chưa biết khi nào kết thúc, để học sinh đến trường mà khả năng lây lan còn lơ lửng trên đầu thì không ai an tâm. Lỡ trường học thành ổ dịch một khi thuốc đặc trị, phác đồ điều trị đều chưa có thì sao?
Giải pháp tình thế của không ít trường hiện nay là các giáo viên rành sử dụng điện thoại thông minh cùng nhau "tự phát" hướng dẫn học sinh ôn tập qua mạng: theo nhóm Zalo, Facebook, học theo trang web mà không ít trường đã có...
Giải pháp này sẽ giúp học sinh và giáo viên không phí thời gian quý báu, lại giúp trẻ không bị mất trớn học, đỡ "nhàn cư" mà "quậy phá"... Nhưng chất lượng hình ảnh do tự quay tự phát, chất lượng bài giảng sẽ không chuẩn.
Giải pháp mang tính tự phát này gợi ý một giải pháp căn cơ hơn: tổ chức học online cho học sinh thành phố. Kiểu học online thì đã có từ chục năm nay ở nhiều nước, hầu hết các gia đình đều đã có tivi màu, trẻ trong độ tuổi đi học từ THCS trở lên đều khá thành thạo điện thoại thông minh.
Tại sao thành phố chúng ta không thể tổ chức việc dạy ôn tập, cao hơn là dạy bài mới theo kiểu online? Tại sao cha mẹ không thể tạo điều kiện cho con học online?
Có thể hình dung hoạt động này như sau: Sở GD-ĐT mời các giáo viên giỏi nhất theo từng bộ môn ở từng cấp lớp giảng bài trên truyền hình theo đúng phân phối chương trình năm học, bài giảng được ghi hình một cách chuyên nghiệp và được phát đi phát lại theo khung giờ cố định do Sở GD-ĐT thỏa thuận cùng đài truyền hình hoặc trên trang web giáo dục nào đó.
Giáo viên ở từng trường có trách nhiệm lập các nhóm trên mạng xã hội để giải đáp thắc mắc, phụ đạo qua mạng cho học sinh lớp mình vẫn dạy.
Tin rằng việc này sẽ giúp cho đại đa số học sinh, ít nhất là lớp 9 và lớp 12 theo kịp chương trình năm học và được phụ đạo, giải quyết thắc mắc kịp thời, thậm chí có thể làm bài tập, được học nhóm với nhau, được chấm bài qua mạng, được kiểm tra trình độ.
Chất lượng hình ảnh chắc chắn sẽ tốt hơn so với hình ảnh do tự giáo viên quay và tự phát qua điện thoại thông minh. Chất lượng bài giảng cũng sẽ bảo đảm hơn vì do các giáo viên giỏi nhất truyền đạt.
Sẽ có người nghi ngờ về giải pháp này, viện cớ khó khăn này khác để rồi chọn cách khoanh tay chờ đợi ngày kết thúc đại dịch cho trường mở cửa trở lại. Nhưng cũng có nhiều người sẽ không khoanh tay chờ mà hành động một cách mạnh mẽ và thông minh để đưa giải pháp này vào thực tiễn.
Có một quy luật: "khi cánh cửa này đóng lại thì có cánh cửa khác mở ra".
Cánh cửa nhà trường hiện đã tạm đóng rồi, cánh cửa học online đang có dịp mở ra. Và tin rằng ngay cả khi cửa nhà trường mở lại thì cánh cửa học online vẫn sẽ tiếp tục rộng mở thêm, đón nhận những người học mới đủ cấp lớp, đủ mọi lứa tuổi.
TS HỒ THIỆU HÙNG
Theo tuoitre.vn
Ảnh: Học online thời đại dịch, khi thầy cô buộc phải làm streamer Trong thời điểm virus corona vẫn khiến học sinh, sinh viên chưa thể quay lại trường thì mỗi giáo viên chẳng khác nào streamer Mặc dù được nghỉ ở nhà nhưng học sinh vẫn học online. Virus corona vẫn đang có diễn biến phức tạp, dự báo trong 1 tuần tới là đỉnh điểm của dịch này vì vậy nhiều trường cho học...