Mẹo sử dụng hoa quả trong nhà để hợp phong thuỷ, lộc lá kéo về ầm ầm cho gia chủ
Cùng tìm hiểu các biểu tượng trái cây phổ biến nhất được sử dụng trong phong thủy bạn nhé!
Đào tượng trưng cho tình yêu
Đây là một trong những biểu tượng trái cây phong thủy phổ biến nhất. Đào là biểu tượng của sự trường sinh bất lão. Trong phong thủy, đào còn được mệnh danh là quả của trời vì nó xuất hiện trong nhiều truyền thuyết cổ đại của Trung Quốc. Quả đào gắn liền với sự giàu có, sức khỏe, dồi dào và trường thọ. Quả đào còn được mệnh danh là biểu tượng phong thủy của tình yêu và hôn nhân. Ở Trung Quốc, “vận may tình duyên” thường được gọi là “vận may đào hoa”.
Lựu tăng cường khả năng sinh sản
Vì quả lựu có nhiều hạt mọng nước do đó trong phong thủy nó tượng trưng cho khả năng sinh sản và được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh hiếm muộn. Quả lựu cũng tượng trưng cho hạnh phúc gia đình cũng như những điều may mắn cho con cháu. Các chuyên gia tư vấn phong thủy thường khuyên các cặp vợ chồng mới cưới nên trưng bày ảnh hình quả lựu để thu hút may mắn và sinh con khỏe mạnh.
Nho mang lại sự dồi dào
Trong phong thủy, nho tượng trưng cho sự dồi dào. Vì vậy, người ta thường thấy trưng bày nho trong nhà. Đôi khi nho cũng được sử dụng như một biểu tượng phong thủy, hoặc tăng khả năng sinh sản, cũng biến những điều xui xẻo thành may mắn.
Video đang HOT
Táo mang lại hòa bình
Táo luôn gắn liền với hòa bình, sức khỏe tốt và sự hòa thuận trong ngôi nhà. Táo đỏ được xem là tốt nhất, mặc dù táo xanh và táo vàng cũng được sử dụng rộng rãi trong phong thủy.
Dứa mang lại may mắn
Trong tiếng Trung Quốc, dứa gần với âm của “may mắn sẽ đến”. Vì vậy dứa đã trở thành một biểu tượng phong thủy mang lại sự giàu có, tài lộc và thịnh vượng.
Cam làm mới không gian
Trong phong thủy cam mang lại mùi thơm sảng khoái và làm mới không gian. Để cải thiện phong thủy, người ta thường để 9 quả cam trong phòng khách hoặc nhà bếp để cầu may mắn và thịnh vượng. Mọi người tin rằng cam có thể xua đuổi vận rủi.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo .
Từ tấm bình phong giản dị
Không ít các diễn đàn kiến trúc, cuộc thi thiết kế gần đây đã nêu cao yếu tố kế thừa văn hóa truyền thống, tôn trọng thiên nhiên, chắt lọc họa tiết dân gian... như là những mệnh đề cơ bản để giải các bài toán thiết kế đương đại.
Thế nhưng khi đi vào không gian nhà ở cụ thể, thì yếu tố truyền thống hay hiện đại trong các vị trí đặc thù hay sản phẩm hữu hình dường như khó xác lập. Hoặc là các gia chủ thuần túy sắp xếp vật dụng như một không gian đậm chất hoài niệm, hoặc ở thái cực khác là sự hiện đại tối đa. Tuy nhiên, câu chuyện nhỏ muốn đề cập ở đây chỉ xoay quanh một chi tiết khá phổ biến trong không gian truyền thống Đông phương: tấm bình phong.
Trong ngôi nhà truyền thống Đông phương, tấm bình phong thường không chỉ là một bức vách di động linh hoạt, mà còn mang ý nghĩa che chắn. Bình phong có thể cố định, có thể phân cách tạm thời không gian giữa trong và ngoài, giữa chung với riêng, giúp giảm tầm nhìn và ngăn cản phần nào gió thổi trực diện, hay che chắn nắng chiếu xuyên phòng.
Ở nơi tư dinh, phủ doanh, bình phong còn là mảng trang trí cầu kỳ thể hiện đẳng cấp gia chủ, nơi các đền miếu hay công cộng giữ vai trò phong thủy mang ý nghĩa bắt buộc phải có để ngăn sự đi lại trực diện đường đột, tăng tính đóng mở cho cảnh quan phía trước công trình.
Về mặt thiết kế cảnh quan, sân vườn thì bình phong xây gạch, bằng rào cây, hay kết hợp với hồ bán nguyệt, giúp trong ngoài thấp thoáng e ấp, lối vào nhà được dẫn dắt đầy ý nhị, như một "lời chào" nhẹ nhàng và đủ lễ nghĩa. Có thể thấy ở không gian resort đương đại, nhà hàng, khách sạn... mang nét Đông phương các tấm bình phong phục cổ hay biến thể khá phong phú, gần như kiêm luôn vai trò "bảng hiệu", mảng đặt logo của công trình.
Không chỉ dùng nơi trang trọng, bình phong được biến tấu, như một vách ngăn nhẹ giản đơn mà hiệu quả trong các căn hộ nhỏ, không gian liên thông, giảm ngăn chia cứng và mở ra các góc nhìn nội thất thú vị hơn.
Kiểu bình phong truyền thống trong nhà Việt: khung sắt hoặc gỗ, có họa tiết trang trí phong phú, đặt để cơ động. Bình phong dạng hiện đại với thiế t kế tùy biến, có thể làm đặc hoặc rỗng thoáng tùy theo mẫu, làm nên một chỗ dựa trang nhã và chủ động trong che chắn.
Với những ai quan tâm đến văn hóa kiến trúc, quay về với truyền thống chắc chắn sẽ không đơn thuần chỉ sao chép nguyên bản, mà còn cần biết sáng tạo trên tinh thần chắt lọc tinh hoa. Quay về truyền thống cũng không phải là điều phải áp đặt hay bị bắt buộc, mà đơn thuần là sức hút của giá trị truyền thống có đủ mạnh để thôi thúc các nhà thiết kế tìm thấy những ý tưởng mới mẻ trên nền tảng cũ hay không, các giá trị đã được khẳng định trong quá khứ sẽ thể hiện với sắc vóc mới như thế nào. Những tấm bình phong, dù nhỏ, nếu khéo khai thác cũng có thể trở thành gạch nối thú vị cho không ít các sáng tạo ở bối cảnh mới, vật liệu mới, nơi công trình công cộng hay nhà ở.
Còn khi vào nội thất, những tấm bình phong bằng gỗ, sơn mài hay bọc vải lụa hôm qua đang dần được hôm nay biến tấu trên tinh thần vốn có, trở thành điểm nhấn mới mẻ, điểm tựa của không ít thủ pháp trang trí với nhiều cải biên về hình dáng, chất liệu và cách thức bố trí, đem lại những sắc thái mới cho không gian nhà ở trong điều kiện "đất chật người đông".
Đầu xuân, chợt nhớ câu hát sâu sắc ý nhị "đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt" như để hàm ý nhắc nhở những lữ khách trên đường dài sáng tạo chớ quên cái ngoái nhìn - dù chỉ đôi ba lần - về những giá trị truyền thống, mà tấm bình phong là vật dụng tuy nhỏ nhưng lại có nhiều ý nghĩa ứng dụng linh hoạt trong không gian hiện đại.
Bình phong xây gạch, khảm sành trong nhà vườn Huế, một giải pháp phong thủy đặc sắc.
Biến tấu bình phong nơi công cộng giúp che chắn lối vào trực diện. Mảng bình phong bằng gạch bông gió xanh đơn giản nhưng khá điệu đà, tạo nên một khoảng đệm tại tiền sảnh kín đáo mà vẫn thoáng đãng
Những đường nét tạo dáng và xử lý bề mặt theo lối design hiện đại đã giúp tấm bình phong thoát khỏi ràng buộc cổ điển như sơn mài, tứ bình, long ly quy phượng... mà trở nên có cá tính hơn, cũng là phù hợp hơn với những gia chủ thế hệ trẻ hôm nay.
Ảnh: Trường Ân
Choáng váng dàn sanh cổ "báu vật" trăm tuổi của vị đại gia tỉnh lẻ Muốn sở hữu được một cây cảnh đẹp, người yêu cây phải bỏ ra số tiền không nhỏ. Tuy nhiên một đại gia tỉnh lẻ có hàng chục cây sanh cổ khiến nhiều người choáng váng. Nhắc đến các đại gia chơi cây cảnh ở Việt Nam không thể không nhắc đến anh Lê Văn Dũng (TP.Sông Công, Thái Nguyên). Anh Dũng được...