Mẹo nấu cháo nhanh nhừ, tiết kiệm tiền điện
Hãy thử áp dụng các mẹo nấu cháo nhanh nhừ, mẹo nấu cháo ngon dưới đây để thành phẩm trở nên hoàn hảo, lại tiết kiệm tiền điện.
Nếu bạn nghĩ rằng cháo là món gây tốn thời gian và tiền điện thì nhầm to, hãy thử áp dụng các mẹo nấu cháo nhanh nhừ dưới đây nhé.
Nhiều người ngại nấu cháo vì cho rằng món ăn này sẽ lấy của họ rất nhiều thời gian để có thể nhừ nhuyễn, chưa kể tốn điện vì phải ninh lâu. Từ hôm nay, suy nghĩ này của bạn sẽ phải thay đổi.
Các mẹo nấu cháo nhanh nhừ
Có nhiều mẹo vặt hữu ích giúp bạn không mất nhiều thời gian hầm cháo, tiết kiệm tiền điện kha khá. Bạn có thể chọn một trong các cách sau.
Cho gạo (đã vo sạch) và nước vào nồi, nấu sôi rồi đậy vung, tắt bếp. Khoảng 10 phút sau bạn bật bếp nấu sôi rồi lại tắt và đậy vung trong 10 phút. Sau vài lần như vậy, cháo sẽ nhừ nhuyễn.
Không chỉ cháo, với các món cần hầm mềm khác (thịt bò chẳng hạn), bạn cũng có thể áp dụng cách này để thực phẩm nhanh mềm. Cho gạo và nước vào nồi, nấu sôi rồi đậy vung, tắt bếp khoảng 15 phút, sau đó nấu sôi lại rồi hạ nhỏ lửa để đun, cháo cũng sẽ nhanh nhừ hơn.
Bạn cần có mẹo nấu cháo nhanh nhừ nếu muốn tiết kiệm tiền điện.
- Gạo vo xong bạn đổ nước sôi vào, chờ lắng hết nước rồi lại cho vào bình thủy cùng với nước sôi, đậy nắp lại để qua đêm. Sáng hôm sau bạn chỉ việc lấy ra đun sôi lại rồi cho thịt cá, rau củ và gia vị vào đun thêm ít phút cho hòa quyện là được vì cháo đã nhừ rồi.
- Gạo vo xong để ráo nước rồi cho vào chảo rang đến khi hạt gạo chuyển từ màu trắng đục sang trắng trong. Cho gạo đã rang qua này vào nấu cháo, cháo sẽ rất nhanh nhừ, lại thơm.
- Tỷ lệ gạo – nước hợp lý: Bạn cần áp dụng mẹo vặt này với một trong các mẹo nấu cháo nhanh nhừ kể trên để tăng hiệu quả. Với tỷ lệ 1 gạo 3 nước đối với cháo trắng và 1 gạo 4 nước đối với cháo có nhân (thịt, cá, rau củ…), món cháo của bạn sẽ vừa nhanh nhừ vừa ngon.
Mẹo nấu cháo ngon
Video đang HOT
Ngoài các mẹo nấu cháo nhanh nhừ kể trên, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo vặt sau để nồi cháo thơm ngon chuẩn vị.
Thay đổi mức nhiệt khi nấu vừa là mẹo nấu cháo nhanh nhừ, vừa giúp món ăn ngon hơn.
- Không nấu cháo bằng nước lạnh: Nhiều người có thói quen cho gạo vào nồi rồi rồi thêm nước lạnh, đặt lên bếp đun. Cách này dễ khiến cháo bị đứng nồi, gây khê, cháy nếu không để ý kỹ. Tốt nhất là bạn tranh thủ bạn đun nước trong lúc chuẩn bị gạo và các nguyên liệu khác để dùng nước nóng nấu cháo.
- Không cho tất cả nguyên liệu vào cùng lúc: Nếu làm như vậy, gạo chưa kịp nhừ thì thịt cá đã nhuyễn nát, mất hương vị. Với cháo hải sản, cháo thịt băm, bạn nên nấu cháo trắng trước, khi cháo nhừ mới cho thịt và hải sản đã xào đậm vị vào. Với cháo gà, cháo sườn, bạn luộc gà và sườn trước, sau đó vớt ra dùng nước đó nấu cháo, khi cháo gần nhừ mới cho gà, sườn vào đun tiếp.
- Thay đổi mức nhiệt: Lúc đầu, bạn để lửa lớn cho cháo nhanh sôi, sau đó phải giảm lửa, để liu riu để nồi cháo không bị trào, lại tiết kiệm tiền điện. Đây cũng là mẹo nấu cháo nhanh nhừ.
- Đừng khuấy liên tục: Nếu không khuấy thì nồi cháo dễ cháy, nhưng khuấy liên tục thì cháo vữa nát mất ngon.
Cách làm bột gạo cho bé tiện lợi an toàn nên có trong sổ tay chăm con của mẹ
Cách làm bột gạo cho bé tại nhà được xem là một giải pháp an toàn, dành cho các mẹ đang chăm con nhỏ ở giai đoạn ăn dặm.Thông thường, các bé 6 tháng tuổi đã có thể ăn bột.
Dù ngoài thị trường có đa dạng các loại bột ăn dặm cho bé, song rất nhiều mẹ chưa hẳn an tâm mà muốn tự tay mình chuẩn bị bột cho con, nhất là bột gạo. Vậy cách làm bột gạo có khó không và làm như thế nào để có loại bột ngon cho bé? Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn mời mẹ cùng tham khảo cách làm như dưới đây.
1. Bột gạo trong nhu cầu ăn dặm của bé
Từ nhiều năm trước, bột gạo đã là một trong những nguyên liệu được chú ý nhất trong thực đơn ăn dặm của trẻ, kể từ khi bắt đầu tập ăn ở 6 tháng tuổi, hay cho tới khi bé đã ăn giỏi ở tháng thứ 7 trở lên.
Thông thường, ở bước khởi đầu, bột gạo nấu cho bé là bột lỏng nấu cùng nước rau củ, nước xương heo. Sau đó, bột sẽ được tăng dần độ đặc, có thể cộng thêm nhiều nguyên liệu rau, củ, thịt, cá làm nhuyễn/ cắt nhỏ, giúp bổ sung thêm đa dạng chất dinh dưỡng cho bé, cho đến khi bé có thể ăn được cháo hạt, rau củ thịt cá nấu nhừ và tiếp đến là cơm.
Từ 6 tháng tuổi là thời gian mẹ nên bắt đầu tập cho bé món ăn khác ngoài sữa mẹ - Ảnh Internet
Ngày nay, trên thị trường bày bán rất nhiều loại bột, thực phẩm đóng gói sẵn trong đó có cả bột gạo, dùng cho bé ăn dặm. Những loại thực phẩm này rất tiện lợi cho các bà mẹ bận rộn, song các sản phẩm đóng gói ít nhiều cũng có thời hạn, còn có thể có chất bảo quản, về lâu dài không hề tốt cho bé.
Nhiều bà mẹ vì thế, không khỏi băn khoăn lo lắng, luôn thường trực mong muốn tự làm bột gạo cho con. Nếu bạn cũng đang có mối băn khoăn như thế, chắc chắn cách làm bột gạo cho bé ăn dặm như dưới đây sẽ vô cùng hữu ích cho bạn.
2. Cách làm bột gạo ăn dặm cho bé
Bước 1: Chọn nguyên liệu
Để làm bột gạo cho bé, bước đầu tiên bạn cần chọn được loại gạo ngon và bảo đảm về chất lượng nhất. Bạn nên chọn loại gạo thơm và chưa qua đánh bóng, như thế gạo vẫn còn dinh dưỡng ở lớp cám gạo.
Bạn cũng có thể chọn gạo lứt, loại gạo chỉ được xay bỏ vỏ trấu, vẫn còn nguyên lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin nhóm B.
Nên chọn gạo lứt an toàn, chất lượng, không chất bảo quản - Ảnh Internet
Bước 2: Cách chế biến
Các bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau
Xay khô: Sau khi đã chọn được nguyên liệu, bạn kiểm tra và nhặt sạch trấu/ cỏ hay sạn còn lẫn vào gạo nếu có. Bạn vo gạo với nước cho sạch và để ráo đến khô hẳn. Bạn có thể phơi nắng hoặc rang sơ qua trên lửa nhỏ để gạo khô hẳn đều được. Sau đó, để gạo nguội rồi cho vào máy xay xay cho thật mịn.
Xay gạo thành bột xong, bạn đổ bột ra, để cho nguội, rây bột, loại bỏ những hạt chưa được nhuyễn xay lại cho nhuyễn mịn, hoặc cũng có thể bỏ những hạt này đi, phần bột nhuyễn đem cất trong hũ thủy tinh sạch, đậy nắp kín và bảo quản ở nhiệt độ phòng thoáng mát. Bạn lưu ý là không xay quá nhiều bột cùng một lúc, nên xay một lượng vừa đủ sử dụng cho vài ngày, khi bé dùng hết thì xay tiếp. Cách này để tránh tình trạng bảo quản bột quá lâu, có thể có nguy cơ phát sinh vi khuẩn, nấm mốc.
Tự xay bột gạo để nấu ăn cho bé rất tiện dụng và an toàn - Ảnh Internet
Xay nước: Tùy theo sức ăn của bé hàng ngày, bạn lấy lượng gạo vừa đủ, vo gạo với nước, vo nhẹ nhàng để tránh làm mất lớp cám gạo chứa nhiều dưỡng chất bên ngoài. Tiếp tục ngâm gạo với một lượng nước nhỏ cho gạo mềm, đổ lượng nước vừa phải vì ta sẽ dùng luôn lượng nước này cho vào máy xay. Khi gạo đã mềm, bạn cho cả gạo và nước ngâm vào máy xay, xay cho thật mịn là được.
Bắc nồi lên bếp cho bột gạo vừa xay vào nấu, bạn có thể thêm nước rau củ hoặc nước nấu thịt/ cá vào bột để điều chỉnh độ đặc lỏng phù hợp với thời điểm ăn của bé. Bạn khuấy đều tay và liên tục để tránh bột bị khê.
Với cách xay nước này, bạn cần lưu ý là nấu ăn cho bé ngày nào thì xay gạo ngày đấy, không nên sử dụng phương pháp lọc bột nước rồi đem phơi khô lấy bột, vì làm như thế, các vi chất, vitamin sẽ bị thất thoát rất nhiều, thậm chí chỉ còn lại tinh bột. Hơn nữa, lấy bột khô theo cách này có thể sẽ có mùi chua, sẽ làm giảm vị tươi ngon của bột khi nấu lên.
Bước 3: Nấu bột ăn dặm cho bé với bột gạo
Với các bé từ 6 tháng bắt đầu tập ăn, bạn nấu bột loãng cho bé làm quen trước - Ảnh Internet
Nấu bột ăn dặm cho bé bằng bột gạo khá đơn giản, bạn có thể tham khảo cách nấu như sau:
Với bột khô
Bạn có thể ngâm bột với nước trước khi nấu vài phút để bột nở. Tùy theo khả năng và thời điểm ăn của bé, mà có tỉ lệ nước pha vào bột để điều chỉnh độ đặc lỏng cho phù hợp. Thay vì dùng nước, bạn có thể dùng nước rau củ để tăng thêm vị ngon cho bột. Hoặc, bạn có thể luộc rau củ rồi nghiền nhuyễn, trộn cùng bột đã nấu chín. Hoặc bạn cũng có thể băm/ cắt nhỏ rau củ, nấu chín cùng bột khi bé đã bắt đầu chuyển dần từ giai đoạn nghiền nhuyễn, sang giai đoạn tăng dần độ thô. Với các món ăn chế biến từ bột gạo, bạn nên cho bé ăn khi còn ấm là tốt nhất.
Với bột ướt
Sau khi xay xong, bạn có thể bắc nồi bột lên bếp nấu ngay. Khuấy liên tục và đều tay để bột không bị đọng đáy nồi dẫn đến khê. Cũng như bột khô, bạn có thể thêm nước rau củ vào khi nấu để điều chỉnh độ lỏng đặc. Hoặc cho rau củ tươi băm/ cắt nhuyễn vào nấu cùng đến chín, để còn ấm thì cho bé dùng.
Khi bé đã qua thời kỳ tập ăn và ăn giỏi vị rau củ, bạn có thể cho bé tập ăn các món bột kết hợp thịt cá, để tăng thêm dinh dưỡng cho con. Tùy thời điểm con đang còn ăn thức ăn nghiền nhuyễn hay ăn đặc và tập ăn thô, mà bạn có cách chuẩn bị các nguyên liệu nấu cùng cho phù hợp.
Có thể thấy cách làm bột gạo cho bé thật sự không hề khó, cũng không hề mất quá nhiều thời gian như nhiều người vẫn nghĩ, dẫn đến việc dù băn khoăn nhưng vẫn ngại làm. Qua các bước chia sẻ khá chi tiết như trên, hy vọng rằng bạn có thể bắt tay ngay vào làm bột gạo cho bé mà không còn e ngại.
Chắc chắn sau khi làm, bạn không chỉ tiết kiệm được đáng kể chi phí mua các loại bột đóng gói sẵn ở bên ngoài, mà còn chủ động được nguồn thực phẩm sạch, an toàn, đầy đủ dưỡng chất cho bé, cũng như giúp cho bé ăn ngon miệng hơn.
3 cách nấu cháo cho bé 1 tuổi giàu dinh dưỡng mẹ nên biết Cách nấu cháo cho bé 1 tuổi sao cho thơm ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng là vấn đề mà các mẹ bỉm sữa đang chăm con nhỏ luôn quan tâm. 1 tuổi là giai đoạn có thể quyết định nhiều đến sự phát triển của bé cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ, nên yếu tố dinh dưỡng là vô cùng...