Mẹo hay giúp kiểm tra smartphone có đang bị ai “nhòm ngó” hay không
Thủ thuật dưới đây sẽ giúp bạn kiểm tra xem smartphone của mình có đang bị “nhòm ngó” và có ai cố tình truy cập trái phép để xem nội dung bên trong smartphone hay không.
Đôi khi không ít lần bạn bỏ smartphone trên bàn làm việc, trong phòng hoặc bỏ quên ở đâu đó và không để mắt đến… sẽ có ai đó tò mò hoặc cố tình mở khóa smartphone của bạn để xem nội dung bên trong. Vậy làm cách nào để biết được smartphone của bạn có đang bị “nhòm ngó” và có ai đã thử mở khóa smartphone để xem trộm nội dung bên trong hay không?
Ứng dụng với tên gọi Third Eye sẽ giúp bạn trong trường hợp này. Đây là ứng dụng miễn phí, có chức năng sử dụng camera trước trên smartphone để tự động chụp lại hình ảnh mỗi khi có ai đó nhập sai mật khẩu mở khóa smartphone. Bằng cách này, bạn sẽ biết được ai đã cố tình mở khóa điện thoại của bạn.
Hiện Third Eye chỉ có phiên bản dành cho Android, bạn có thể tìm và tải ứng dụng trên CH Play, hoặc download trực tiếphoặc tại đây (tương thích Android 4.1 trở lên).
Sau khi cài đặt, tại giao diện thiết lập ứng dụng hiện ra đầu tiên, bạn nhấn vào phím mũi tên để tiếp tục, sau đó nhấn “Cho phép” tại các hộp thoại hiện ra để cấp quyền cho ứng dụng (quyền chụp và lưu lại hình ảnh trên smartphone).
Tại bước cuối cùng của quá trình thiết lập, bạn nhấn vào dấu tích, sau đó nhấn “Ok” từ hộp thoại hiện ra, rồi chọn “Bật” ở giao diện tiếp theo để cấp quyền cho ứng dụng.
Nhấn tiếp vào nút “Cấp quyền” ở giao diện sau đó. Như vậy, bạn đã hoàn tất các bước thiết lập và cấp quyền cho Third Eye.
Video đang HOT
Giao diện chính của Third Eye khá đơn giản, bạn không cần phải thay đổi thiết lập nào trên ứng dụng. Trong trường hợp tùy chọn “Intruder detection” đang bị tắt, bạn chỉ việc bật tùy chọn này để kích hoạt chức năng của ứng dụng.
Để kiểm tra khả năng hoạt động của Third Eye, bạn hãy thử khóa màn hình smartphone, sau đó cố tình nhập mã PIN hoặc mật khẩu sai để mở khóa thiết bị, lập tức Third Eye sẽ sử dụng camera trước trên sản phẩm để chụp ảnh.
Bây giờ, bạn hãy truy cập vào ứng dụng Third Eye, chọn tab “Photo Log”. Tại đây, những hình ảnh do Third Eye chụp lại sẽ được hiển thị, cho người dùng biết được ai đã cố tình mở khóa smartphone của bạn để xem nội dung bên trong. Ngoài ra, ứng dụng cũng cung cấp thông tin về thời điểm hình ảnh được chụp, điều này giúp người dùng biết được smartphone của mình đã bị cố tình xâm nhập vào thời điểm nào.
Trong trường hợp không muốn tiếp tục sử dụng Third Eye và muốn gỡ bỏ ứng dụng, bạn không thể gỡ ứng dụng theo cách thông thường, mà từ giao diện chính của Third Eye, bạn nhấn vào nút 3 chấm ở góc trên bên phải, chọn “Uninstall” từ menu hiện ra, lập tức ứng dụng sẽ được gỡ bỏ khỏi thiết bị.
Nhìn chung, Third Eye là một ứng dụng hữu ích dành cho những ai sống trong môi trường tập thể hoặc cảm thấy nghi ngờ về khả năng smartphone đang bị người khác “nhòm ngó”.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Mỗi người có 1 smartphone, mỗi nhà 1 đường cáp quang tốc độ cao
Trong số 8 công việc cần làm ngay trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến việc mỗi người dân có một điện thoại thông minh và mỗi hộ gia đình có một đường internet cáp quang tốc độ cao.
Ngày 6-7, chủ trì hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngành thông tin và truyền thông (TT-TT), Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nói về cơ hội và cú huých lớn từ đại dịch Covid-19 để đẩy nhanh và toàn diện chuyển đổi số trên bình diện toàn quốc gia, cả kinh tế, xã hội, cả Nhà nước, doanh nghiệp, cả cộng đồng và người dân.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định Việt Nam có lợi thế so sánh về chuyển đổi số, đồng thời có nhiều doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin mạnh. Theo Bộ trưởng, vừa qua, rất nhiều ứng dụng phòng chống dịch ra đời, nhiều nền tảng Việt Nam cũng như hệ thống truyền thông trong nước đã giúp phòng chống dịch, thiết lập trạng thái bình thường mới.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng (bìa trái) tham quan khu triển lãm các nền tảng chuyển đổi số và trải nghiệm 5G "Make in Vietnam"
"Ngành TT-TT cũng góp phần tích cực vào kiểm soát đại dịch, để Việt Nam trở thành nước duy nhất đã 3 tháng không có ca nhiễm trong cộng đồng; nền kinh tế trong nước cũng dần vận hành trở lại" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành TT-TT lưu ý các doanh nghiệp và đơn vị trong ngành cần tận dụng cơ hội này để chuyển đổi số, thúc đẩy chuyển đổi quốc gia, ra quyết định áp dụng mô hình quản trị mới, mô hình kinh doanh mới, mở rộng không gian, sáng tạo sản phẩm và dịch vụ mới dựa trên dữ liệu và công nghệ số.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các đơn vị trong ngành TT-TT có một sứ mệnh mới, 6 tháng đầu năm là tập dượt, 6 tháng cuối năm là bứt phá vươn lên. "Ngành TT-TT bứt phá vươn lên là giúp đất nước bứt phá vươn lên" - Bộ trưởng nói.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu toàn ngành cần bắt tay ngay vào 8 đầu việc.
Thứ nhất, các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của bộ, ngành và địa phương tham mưu cho các bộ ngành và địa phương ra nghị quyết chuyên đề của cấp ủy và chiến lược chuyển đổi số của cấp chính quyền, ngay trong năm 2020 này.
Thứ 2, các cục và trung tâm công nghệ thông tin của các bộ ngành đề xuất bổ sung thêm nhiệm vụ và nghiên cứu phương án đổi tên thành cục chuyển đổi số hoặc trung tâm chuyển đổi số. Bộ TT-TT cũng sẽ đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc này.
Thứ 3, các bộ, ngành và địa phương đặt mục tiêu đưa dịch vụ công lên trực tuyến đạt 100% mức độ 4, chậm nhất là năm 2021.
Thứ 4, hỗ trợ 100% các địa phương triển khai nền tảng kết nối liên thông dữ liệu.
Thứ 5, hỗ trợ 100% các hệ thống công nghệ thông tin của các cơ quan chính quyền phải thực hiện bảo vệ 4 lớp, ngay trong năm 2020 này.
Thứ 6, mỗi người có một smartphone (điện thoại thông minh)
Thứ 7, mỗi hộ gia đình có một đường internet cáp quang tốc độ cao.
Và cuối cùng là phát triển các doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ số tại các địa phương.
Chrome trên Android cuối cùng cũng được nâng cấp lên 64-bit, tốc độ được cải thiện Mặc dù đã bắt đầu hỗ trợ các ứng dụng 64-bit từ năm 2014, nhưng đến nay thì Chrome mới được nâng cấp từ 32-bit lên 64-bit. Phiên bản hệ điều hành Android đầu tiên hỗ trợ kiến trúc 64-bit là Android 5.0 Lollipop, được ra mắt từ năm 2014. Kể từ đó, ngày càng nhiều bộ vi xử lý 64-bit được ra...