Mẹo giúp ghi điểm dạng bài vận dụng định luật Ôm trong Vật lý 9
Học sinh cần nhớ chính xác tên gọi, ký hiệu, đơn vị của từng đại lượng, cũng như công thức của đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song…
Định luật Ôm là kiến thức cơ bản và quan trọng trong các bài toán về dòng điện một chiều. Nó là cầu nối, mối quan hệ giữa dòng điện và hiệu điện thế thông qua điện trở của dây dẫn.
Định luật Ôm còn được áp dụng trong việc giải các bài toán về mạch điện: đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song và đoạn mạch hỗn hợp… Nắm vững kiến thức và các dạng bài tập vận dụng định luật Ôm, kỹ năng giải mạch điện trong chương trình lớp 9 sẽ là tiền đề quan trọng để sau này học kiến thức về dòng điện một chiều chương trình Vật lý lớp 11 ở bậc THPT và thi THPT Quốc gia.
Đối với dạng bài tập này, để đạt điểm tối đa khi làm bài, học sinh cần ghi nhớ các công thức cơ bản sau:
3 dạng bài tập vận dụng định luật Ôm
3 dạng bài tập vận dụng định luật ôm, gồm: Dạng bài đoạn mạch nối tiếp; đoạn mạch song song và đoạn mạch hỗn hợp.
Học sinh có thể tham khảo ví dụ và có lời giải chi tiết dưới đây để hiểu rõ hơn các dạng bài này.
5 bước giải bài tập vận dụng định luật ôm
Video đang HOT
Để đạt điểm tối đa khi giải các dạng bài tập vận dụng định luật Ôm, học sinh cần làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Đọc kỹ đề bài, tóm tắt và ký hiệu chính xác các đại lượng
Bước 2: Phân tích sơ đồ mạch điện, vẽ lại mạch nếu cần
Bước 3: Phân tích nội dung Vật lý của các dữ kiện đã cho, xác định hướng giải bài toán.
Bước 4: Viết các biểu thức, lập phương trình (nếu cần)
Bước 5: Thay số và tính kết quả (lưu ý đơn vị). Sau đó kiểm tra lại kết quả.
Những lỗi hay gặp khi làm bài định luật Ôm
Học sinh thường mắc phải khi khi làm dạng bài này như: nhầm lẫn tên gọi, ký hiệu cũng như đơn vị của các đại lượng trong công thức; từ đó, tóm tắt bài toán sai dẫn đến lời giải cũng sai. Để không mắc phải lỗi này, học sinh cần nhớ chính xác tên gọi, ký hiệu cũng như đơn vị của từng đại lượng.
Thầy Nguyễn Quyết Thắng lưu ý học sinh về những lỗi sai thường gặp khi giải bài tập vận dụng định luật Ôm.
Một lỗi nữa là sử dụng nhầm công thức của đoạn mạch nối tiếp cho đoạn mạch song song hoặc ngược lại. Để hạn chế lỗi này, học sinh cần biết cách phân loại mạch điện và nắm vững mối liên hệ giữa các đại lượng trong mỗi loại mạch để sử dụng công thức chính xác và hiệu quả. Cụ thể:
- Mạch nối tiếp chìa khóa là cường độ dòng điện (I bằng nhau)
- Mạch song song chìa khóa là hiệu điện thế (U bằng nhau)
- U và I là 2 đại lượng tỷ lệ thuận với nhau. Còn điện trở của dây dẫn là không đổi (nếu dây dẫn không đổi).
Thầy Thắng nhấn mạnh, việc tích lũy kiến thức nền tảng thật tốt trong quá trình học cũng như luyện tập thường xuyên để trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm làm bài là điều học sinh cần lưu ý để có thể ghi điểm đối với dạng kiến thức này.
Học sinh có thể tìm hiểu thêm về lý thuyết và các dạng bài tập vận dụng định luật Ôm tại đây
Thầy Nguyễn Quyết Thắng
Giáo viên Vật lý tại Hệ thống Giáo dục Hocmai.vn
Theo VNE
Cam kết học sinh tốt nghiệp THPT được làm việc tại Nhật Bản
Trung tâm giáo dục phổ thông thuộc Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cam kết 100% học sinh tốt nghiệp THPT sẽ được làm việc tại Nhật Bản với thu nhập từ 25-30tr/tháng.
Học sinh trong giờ thực hành kỹ năng mềm
Nhận bằng khen của UBND TP.HCM
Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm giáo dục phổ thông, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (HUFI) vinh dự đón đón nhận bằng khen của UNBD TP.HCM cho tập thể sư phạm của Trung tâm giáo dục phổ thông và 3 bằng khen cá nhân của 3 thầy cô có thành tích xuất sắc trong công tác.
Trung tâm giáo dục phổ thông được thành lập theo quyết định số 469/QĐ - GDĐT - TC ngày 12.1.2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM. Trong những năm qua, Trung tâm giáo dục phổ thông luôn tiên phong, sáng tạo trong công tác giáo dục ở bậc THPT. Chất lượng giáo dục - rèn luyện học sinh, tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT Quốc gia và đậu vào các trường cao đẳng đại học ngày một tăng cao.
Không gian học Anh văn giao tiếp tại trung tâm
Là một đơn vị trực thuộc trường đại học công lập lớn, đảm nhận nhiệm vụ giáo dục học sinh bậc THPT, trung tâm đã không ngừng đổi mới chương trình giáo dục theo hướng nâng cao kỹ năng, năng lực cho học sinh để các em có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường học tập bậc cao đẳng, đại học hoặc đi làm ngay sau tốt nghiệp THPT.
Ngoài chương trình các môn văn hóa bắt buộc theo quy định thì Trung tâm tăng cường các chương trình huấn luyện kỹ năng mềm, trải nghiệm nghề nghiệp, tiếng Anh giao tiếp với giảng viên nước ngoài theo chuẩn TOEIC cho học sinh.
Ông Hoàng Văn Cường, phụ huynh có con đang học lớp 12A2 tại trung tâm chia sẻ mô hình giáo dục của trung tâm rất phù hợp với các em học sinh, các em tập trung học 7 môn văn hóa chính theo chương trình phổ thông là Toán, Văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, môn tiếng Anh thì theo chương trình giao tiếp chuẩn TOEIC và tăng cường các hoạt động ngoại khóa, huấn luyện kỹ năng giúp các em hứng thú trong học tập hơn. "Thực ra chương trình học ít môn hơn nên các em có điều kiện tham gia các hoạt động khác được tốt hơn trong khi bằng tốt nghiệp THPT của các em hoàn toàn như học sinh tại các trường THPT công lập, chính vậy nên tôi chọn trung tâm giáo dục phổ thông của HUFI để gửi con vào học", ông Cường nói.
100 học sinh làm việc tại Nhật Bản
Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam tại trung tâm
Thạc sĩ Nguyễn Văn Khả, Giám đốc Trung tâm giáo dục phổ thông cho biết hiện tại trung tâm có hơn 1.200 học sinh ở 3 khối lớp 10, 11, 12. Kết quả tốt nghiệp THPT hằng năm khá cao trong năm học 2015 - 2016 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 82,6%, năm học 2016 - 2017 đạt tỷ lệ tốt nghiệp THPT là 91,06%...
Cũng theo thạc sĩ Khả, với nhiệm vụ giáo dục và hướng nghiệp học sinh tham gia học tập hệ cao đẳng, đại học tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM nên nhà trường cam kết 100% các em tốt nghiệp THPT sẽ được xét vào hệ cao đẳng đại học ngay tại trường.
Ngoài ra, các học sinh sau khi tốt nghiệp có nguyện vọng xét vào các trường đại học khác đều được nhà trường hỗ trợ và hướng dẫn tận tình, hằng năm có nhiều em trúng tuyển vào các trường đại học khác như Trường đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Trường đại học Kinh tế TP.HCM, Trường đại học Kiến trúc TP.HCM...
Ngoài các định hướng học lên đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp THPT trung tâm còn tổ chức chương trình Việc làm Nhật Bản cho học sinh. Ông Khả cho biết, chương trình này cam kết 100% học sinh sẽ được làm việc tại Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh nghề nghiệp với mức thu nhập từ 25-30tr/tháng sau khi tốt nghiệp THPT. Đáng lưu ý, chương trình này còn cam kết đảm bảo việc làm cho các học sinh sau khi đi Nhật Bản về nước, đồng thời với cơ hội học tập lên cao đẳng, đại học.
Theo thanhnien
Tự chọn môn học từ 2020: Giáo viên một số môn sẽ thất nghiệp? Nhiều giáo viên và chuyên gia cho rằng khi áp dụng chương trình mới một số môn sẽ không được học sinh lựa chọn và việc giáo viên có thể thất nghiệp do không ai lựa chọn dễ xảy ra. Theo chương trình giáo dục phổ thông mới vừa được công bố, ở cấp THPT, các môn học bắt buộc bao gồm: Ngữ...