Mẹo ghi điểm câu hỏi từ loại trong đề thi vào lớp 10 Tiếng Anh
Thường xuyên trau dồi vốn từ vựng, nâng cao kỹ năng làm bài thi là điều kiện cần để ghi trọn điểm câu hỏi về từ loại.
Trau dồi vốn từ vựng
Những năm gần đây, đề thi môn tiếng Anh vào lớp 10 tại TP HCM có tính phân loại học sinh cao, các câu hỏi thường liên hệ với đời sống thực tế. Trong đó, những câu về từ loại thuộc dạng bài khó, chiếm 1/6 tổng điểm bài thi môn tiếng Anh và khiến nhiều thí sinh mất điểm đáng tiếc.
Cô Nguyễn Thị Anh Thư (Ms Katy) – Giáo viên môn tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục Học Mãi cho biết, bài này thường xuất hiện dưới dạng tự luận, nhưng do vốn từ vựng còn hạn chế và thiếu kỹ năng làm bài nên nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc chia dạng đúng của các từ ở trong ngoặc dẫn đến việc đặt bút là viết sai.
Dạng bài về từ loại là một trong những dạng đề dễ khiến học sinh mất điểm đáng tiếc.
“Học sinh nên làm bài theo ba bước để tránh mắc lỗi dẫn đến mất điểm: Thứ nhất, xác định đúng loại từ cần điền vào chỗ trống là danh từ, động từ, tính từ, trạng từ hay từ loại khác. Bước hai, chia dạng đúng của từ loại đó và viết ra giấy nháp. Cuối cùng là dịch lại nghĩa của cả câu xem đã phù hợp chưa rồi mới điền đáp án cuối cùng vào giấy thi”, cô Katy hướng dẫn.
Đặc biệt, học sinh cần trau dồi vốn từ vựng thêm phong phú vì khi hiểu được nghĩa của từ, của câu thì sẽ dễ dàng chọn đáp án chính xác. Trong quá trình học từ vựng học sinh nên học các từ “gia đình” (các dạng khác nhau của từ đó) của nó để mở rộng vốn từ và có thể sử dụng đúng loại từ trong dạng bài này. Ngoài ra học sinh cần lưu ý đọc kỹ đề bài để tránh bị mắc bẫy, vì một số câu sẽ cần đáp án mang nghĩa phủ định.
Luyện đề thường xuyên
Luyện đề không đơn thuần là việc làm đề thi. Học sinh cần làm đề đúng thời điểm và đúng cách để nâng cao kỹ năng làm bài thi. Các em cần có một lộ trình ôn thi cụ thể, rõ ràng kết hợp với việc thường xuyên làm đề thi của các năm học trước để cải thiện kỹ năng làm bài và nắm chắc kiến thức.
Đầu tiên là lựa chọn đề thi chuẩn, tương đương với mức độ của đề thực tế. Học sinh có thể tìm và làm các đề thi của hai năm gần đây. Làm đề nghiêm túc và cân đối thời gian làm bài. Trong đó, từ tháng 12 trở đi là thời gian hợp lý để học sinh tập trung luyện đề, nâng cao kiến thức, từ vựng và trau dồi thêm các kỹ năng làm bài. Đặc biệt, học sinh cần kết hợp giữa làm đề và bổ sung kiến thức còn thiếu, yếu; học các từ vựng mới có trong đề thi; ghi chú lại các sai sót ở từng lần làm bài để tránh lần sau.
Video đang HOT
“Các em cần bổ sung vốn từ vựng bám sát theo chương trình của sách giáo khoa, vì đây là những từ vựng cơ bản, sẽ xuất hiện trong đề thi. Bên cạnh đó cũng cần chú ý ôn tập theo từng chuyên đề, chủ đề, dạng bài để hiểu rõ ý nghĩa của từ vựng và cấu trúc ngữ pháp”, cô Katy chia sẻ thêm.
Học sinh nên luyện đề thường xuyên để nâng cao kỹ năng làm bài thi.
Đối với những phần kiến thức thường xuất hiện trong đề thi học sinh cũng cần dành thời gian ôn luyện nhiều để nắm chắc kiến thức. Việc luyện đề thường xuyên sẽ giúp học sinh nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm làm bài thi, đặc biệt là sẽ có phản xạ nhanh hơn khi làm bài thi chính thức.
Thế Đan
Theo VNE
Dạy xác suất, thống kê giúp trẻ phát triển kỹ năng cơ bản hàng ngày
Cô Mai Quỳnh cho rằng, xu hướng của sự thay đổi giáo dục hiện nay là giúp cho học sinh có thể phát triển kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tế.
Trước băn khoăn về lớp 2, dạy toán xác suất, thống kê nhiều phụ huynh học sinh sợ rằng con họ bị quá tải trong học tập, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cô Nguyễn Thị Mai Quỳnh của Hệ thống giáo dục học mãi trấn an rằng phụ huynh không nên quá lo lắng.
Cô Mai Quỳnh cho biết, khoa học nghiên cứu về xác suất nói một cách đơn giản là ta tìm hiểu về khả năng của những sự kiện có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra.
Vậy với chương trình tiểu học và cụ thể là học sinh lớp 2, xác suất mới chỉ dừng lại ở mức giúp các con làm quen với khả năng suy luận, phán đoán những sự việc đơn giản xem chúng có thể xảy ra hay không?
Cô Nguyễn Thị Mai Quỳnh (ảnh do nhân vật cung cấp).
Vậy với chương trình tiểu học và cụ thể là học sinh lớp 2, xác suất mới chỉ dừng lại ở mức giúp các con làm quen với khả năng suy luận, phán đoán những sự việc đơn giản xem chúng có thể xảy ra hay không?
Ví dụ về bài toán đơn giản đưa ra để các con phán đoán: con tích 22 điểm sẽ được thưởng; với mỗi bài thi nhiều nhất con sẽ đạt 10 điểm, vậy qua hai bài kiểm tra thì con có khả năng được thưởng hay không?
Một học sinh lớp hai đã học đủ các kĩ năng cộng và trừ số tự nhiên, các con có thể nhận thức và tư duy được bài toán để đưa ra phán đoán của mình,
Ví dụ như việc lớp học của con có bao nhiêu học sinh, bao nhiêu học sinh nữ, bao nhiêu học sinh nam?Còn về thống kê là việc tìm hiểu về việc thu thập dữ liệu, số liệu, đo đạc...một cách tổng quát và đi đến chi tiết.
Vậy với bậc tiểu học, kiến thức xác suất thống kê rất đơn giản, có thể chỉ là những bài toán tập đếm số lượng và phân loại số lượng.
Những bài toán như này sẽ giúp con hình thành khả năng phán đoán, tư duy logic về vấn để, giúp con củng cố được kĩ năng đọc một bảng số liệu, có khả năng nhận biết, phân loại.
Do đó, cô Mai Quỳnh cho rằng, không nên áp đặt tư duy trong đầu rằng chương trình học "xác suất, thống kê" ở bậc Đại học vô cùng khó nhằn nên sẽ là quá tải với học sinh bậc Tiểu học.
Là một giáo viên đã dạy Toán cho học sinh bậc Tiểu học nhiều năm, cô Mai Quỳnh trong những năm qua vẫn luôn đưa các bài toán có tính "xác suất, thống kê" từ thực tiễn, gần gũi với các em học sinh để các em có thể phát triển các kĩ năng cơ bản trong đời sống hàng ngày.
Chia sẻ thêm, theo cô Mai Quỳnh, chương trình giảng dạy môn Toán của Mĩ, Sing, Úc... thì nhận thấy chương trình dành cho học sinh lớp Hai của các nước đã có những dạng bài về xác suất, thống kê.
Đơn giản chỉ là các bài toán rất nhẹ nhàng, cho các con đưa ra phán đoán của mình về một sự việc có xảy ra hay không và trình bày lý luận lo - gích về việc tại sao các con có thể đưa ra phán đoán như vậy.
Còn bài toán "thống kê" cũng vậy, những phần bài tập rất hay, thực tiễn, đôi khi chỉ là câu hỏi rằng hôm nay trên đường đi học về, con hãy đếm xem từ nhà đến trường có bao nhiêu điểm dừng đèn báo giao thông.
"Các bài toán xác suất, thống kê thực ra đã tồn tại từ rất lâu trong chương trình toán tiểu học, thậm chí là với việc học đếm của học sinh lớp Một.Với những bài toán thực tế như vậy, sẽ giúp con hình thành kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, kiểm đếm...
Nhưng hôm nay đây, khi gọi thành một cái tên cụ thể cho dạng Toán này thì có những sự hiểu lầm, hoang mang từ một bộ phận nhỏ của cộng đồng.
Chúng ta hãy nghĩ đơn giản vấn đề này như việc tôi đã trình bày, sẽ không hề gây quá tải với học sinh ở Việt Nam, các bài toán sẽ được đưa vào chương trình môt các hợp lý, thực tế, không cứng nhắc và khô khan" - cô Mai Quỳnh nhận định.
Cuối cùng cô Mai Quỳnh góp ý, xu hướng của sự thay đổi giáo dục hiện nay là giúp cho học sinh có thể phát triển kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tế trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Vậy thì việc đưa nội dung giảng dạy xác suất thống kê cho học sinh bậc Tiểu học cũng cần gắn liền với mục đích này của giáo dục.
Thay vì việc cung cấp kiến thức, khái niệm bằng các thuật ngữ Toán học, giáo viên có thể đưa các con trực tiếp vào bài toán bằng cách đặt các vấn đề, tính huống để các con giải quyết theo hướng tư duy và suy luận logic:
Nguyên nhân tại sao? Kết quả như thế nào? Hướng giải quyết hoặc có cách nào để thay đổi kết quả đã tìm ra hay không?
Cách thức giải quyết vấn đề bài toán có thể cho các con tham gia thông qua các hoạt động trò chơi, thảo luận nhóm, tổ chức thi đua giữa các nhóm, phản biện ý kiến của các nhóm khác.
Trinh Phúc
Theo giaoduc.net
Thi trắc nghiệm môn Toán: Đánh giá năng lực người học Trong khi một số ý kiến đề nghị cân nhắc, xem xét việc áp dụng thi trắc nghiệm, nhất là với môn Toán, nhiều chuyên gia, lãnh đạo trường phổ thông lại cho rằng, hình thức thi trắc nghiệm môn Toán là phù hợp với Kỳ thi THPT quốc gia. Phương pháp thi trắc nghiệm đã được thực hiện khoa học và đạt...