Mẹo cực hay duy trì sự ngăn nắp tối đa cho không gian bếp bé xíu của cô gái trẻ Sài Gòn
Căn bếp có diện tích nhỏ, là nơi được cô gái trẻ Minh Trang luôn sắp xếp gọn gàng nhờ những mẹo hữu ích.
Nhiều người thường loay hoay khi sở hữu một căn nhà nhỏ. Vì nhu cầu sinh hoạt thường ngày, dù không gian có diện tích hạn chế nhưng vẫn cần đầy đủ đồ đạc, vật dụng nên để không gian luôn ngăn nắp, dễ tìm kiếm đồ đạc, cô gái Minh Trang chọn cách tìm những mẹo hay để sắp xếp từng khu vực chức năng của mình.
Nhờ những giải pháp khá đơn giản, thực tế, tiết kiệm chi phí, cô gái đã mang đến cho chính mình cảm hứng vào bếp chế biến nhiều món ăn ngon mỗi ngày.
Các khu vực chức năng khác trong nhà cũng được cất trữ đồ đạc tuân theo nguyên tắc nhất định, vừa dễ tìm kiếm vừa sắp xếp ngăn nắp mà không mất nhiều thời gian như cách thông thường.
Dù diện tích khá khiêm tốn nhưng ai cũng bất ngờ rằng, từng góc nhỏ đều được bố trí với chức năng thích hợp, không gian cũng vì thế trở nên gọn đẹp, ấn tượng hơn.
Căn bếp nhiều đồ nên được chị Minh Trang chú trọng vào việc sắp xếp từng đồ đạc, vật dụng ngăn nắp sao cho vừa vặn với không gian nhỏ.
Từng khu vực cất trữ đồ đạc được sắp xếp và note theo chức năng để dễ dàng sắp xếp và tìm kiếm.
Note để dễ tìm và sử dụng theo nguyên tắc.
Minh Trang chia sẻ: “Việc tạo không gian ngăn nắp và duy trì sự ngăn nắp sẽ giúp những người nội trợ, chăm gia đình sẽ không cảm thấy stress. Các thành viên trong nhà cũng sẽ không tạo áp lực khi có lối sống lành mạnh và tiến bộ. Việc sắp xếp không gian gọn gàng càng trở nên bổ ích nếu ai đặc biệt cảm thấy mình quá tải với các công việc như giặt giũ, dọn dẹp…
Hoặc cái gì trong nhà bạn mọi người cũng hỏi bạn, hoặc bạn không nhờ nổi ai lấy cái gì đó trong bếp, đâu đó trong nhà thì cũng chính là cánh cửa mở ra trang khác trong cuộc sống sống cùng người khác có thể nói là chìa khóa bảo vệ hạnh phúc cũng không ngoa”.
Khu vực ngăn mát của chiếc tủ lạnh 147 lít. Bất kỳ không gian hay đồ vật nào cũng được chị Minh Trang lên kế hoạch, tạo nguyên tắc cho việc sắp xếp khoa học.
Một ngăn tủ rộng được cất trữ đồ đạc ngăn nắp.
Tất cả mọi đồ trong nhà tắm đều ở trong tủ.
Video đang HOT
Tận dụng tủ hẹp trên máy hút mùi đựng nilon. Tất cả đều được phân loại phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như việc tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn.
Phía ngoài của mỗi ngăn tủ đều được chị Minh Trang note phân loại rõ ràng, tuy chưa có cách phù hợp hơn nhưng với cách đơn giản này, chị cũng dễ dàng giúp căn nhà nhỏ luôn gọn gàng, không tốn nhiều thời gian dọn dẹp như trước đây.
Ngăn rau củ hoa quả dùng trong 1 tuần.
Từ khi biết cách phân loại đồ đạc theo nhu cầu, chức năng, phân chia theo các ngăn đựng phù hợp, dễ tìm kiếm và dễ lấy khi cần, Minh Trang cho rằng, tuy chưa rõ ràng về chuyện ngăn nắp nhưng cô không mua sắm quá đà cho các công cụ tích trữ quá nhiều. Từng góc nhỏ trong căn nhà, từ tủ đựng đồ quần áo, kho, bếp… đều ngăn nắp nhờ tìm kiếm và áp dụng nững nguyên tắc phù hợp.
Khu vực tủ đầu giường cũng được cất trữ gọn gàng và note cẩn thận.
Lợi ích của những chiếc hộp giấy làm ngăn kéo gọn gàng.
Sẽ không có chiến tranh giữa người nấu và rửa bát vì sắp xếp theo quy định.
Lợi ích của những chiếc hộp giấy làm ngăn kéo gọn gàng.
Tủ snack cũng được sắp xếp gọn gàng.
Ngăn tủ đựng thuốc và các vật dụng liên quan đến sức khỏe.
Nhờ những chiếc khay nhựa và cách dán giấy note, góc tủ luôn gọn đẹp và dễ tìm kiếm đồ đạc.
Mọi góc nhỏ đều được sắp xếp theo đúng nguyên tắc để mọi người có thể dễ dàng tuân thủ. Với bí quyết đơn giản ấy, từng ngóc ngách trong nhà đều được Minh Trang cùng người thân “thuộc lòng”. Không gian sống cũng vì thế luôn thoáng rộng và đẹp mắt hơn.
Minh Trang chia sẻ kinh nghiệm rằng, chỉ cần nắm rõ các nguyên tắc sắp xếp cơ bản thì dù nhà có bao nhiêu người, nhà to hay nhỏ, tái chế thùng carton hay có điều kiện mua các loại đồ tích trữ thì cũng sẽ tối ưu được không gian. Nhờ điều này, ngôi nhà rộng rãi và gọn gàng hơn, các thành viên trong gia đình gắn bó hơn, vui vẻ hơn.
Nguồn ảnh: NVCC
Cô nàng 25 tuổi sắp xếp căn bếp kiểu Nhật chưa tới 2m luôn gọn gàng và không bao giờ cần dọn dẹp
Chứa được rất nhiều đồ đạc nhưng góc bếp 2m của cô nàng ở Nhật Bản này luôn gọn gàng một cách ổn định, không cần dọn dẹp định kỳ nhờ sắp xếp khoa học.
Thu Hà (25 tuổi, du học sinh ở Nhật Bản) sống trong một căn hộ chung cư nhỏ tại thủ đô Tokyo. Góc bếp kiểu Nhật nhỏ chỉ khoảng 2m2 được dùng chung bởi cô và người bạn chung nhà.
Dù diện tích siêu nhỏ và đựng đồ bếp của riêng hai người có thói quen ăn uống, nấu nướng hoàn toàn khác nhau nhưng nhờ sắp xếp lưu trữ phù hợp mà căn bếp dù không đẹp long lanh chuẩn Pinterest nhưng cũng khá gọn gàng mà bạn có thể tham khảo.
Căn bếp kiểu Nhật toàn màu trắng được sử dụng bởi hai người nấu ăn riêng. Điều khiến Thu Hà hài lòng nhất về căn bếp dù không đẹp long lanh chính là không gian này luôn gọn gàng một-cách-ổn-định mà không cần sắp xếp, dọn dẹp.
Bí quyết cho căn bếp luôn gọn chính là phân chia các không gian lưu trữ một cách khoa học. Và các món đồ chia các ngăn tủ, ngăn kéo thành từng không gian nhỏ giúp bạn sắp xếp đồ đạc cụ thể, khoa học và không bao giờ phải lật cả ngăn kéo để tìm một thứ gì đó và khiến mọi thứ lộn xộn.
Với ngăn tủ trên, chủ nhà mua các khay nhựa vuông trắng vừa với chiều rộng tủ và đựng các khay đồ khô riêng như các loại mì, gói ướp gia vị...
Ngăn tủ dọc và hẹp bên trái được xếp các loại chai nhỏ, thẳng và dài.
Gần bồn rửa là giá úp bát đũa, rổ mới rửa.
Phía dưới bồn rửa là giá úp chảo, nồi, rổ với các thanh chắn giúp các món đồ đứng vững, riêng biệt. Bạn có thể điều chỉnh độ rộng của từng khoang đựng để linh hoạt theo kích thước món đồ.
Kế đó bồn rửa là ngăn kéo đựng gia vị. Chai thẳng và cao xếp đứng ngăn dưới, dễ dàng lấy ra. Ngăn phía trên được xếp khay gia vị với các lọ nhỏ, đủ đựng cho 2 người với văn hoá ẩm thực, gia vị khác nhau.
Phía dưới bếp gas đựng các loại bát, hộp lưu trữ đồ ăn và máy móc khô ráo.
Phân chia khoa học và các món đồ lưu trữ, úp, treo giúp căn bếp luôn gọn gàng một cách ổn định. Các món đồ dễ mua tại Việt Nam bạn có thể tham khảo.
Rổ nhựa trắng PP giá 45.000 đồng.
Mẫu giá bát đũa màu trắng xinh xinh kiểu Nhật này thích hợp cho gia đình 1-2 người, giá khoảng 400.000 đồng.
Mẫu này nhỏ hơn, thích hợp 1 người dùng, có giá khoảng 300.000 đồng.
Kệ gác chảo, vung nồi có thể điều chỉnh khoảng cách giữa từng món đồ, giá 190.000 đồng.
Thanh chia ngăn kéo để phân loại gia vị.
Căn bếp 7m ngăn nắp cùng bí quyết sắp xếp đồ siêu gọn đẹp của mẹ Việt ở Singapore Với những người đam mê nấu nướng, chắc chắn sẽ "phải lòng" ngay khi ngắm nhìn từng khu vực ngăn nắp trong căn bếp của người phụ nữ Việt ở Singapore. Chị Huyền Dupasquier là một người yêu thích nấu nướng. Mỗi ngày, dù bận rộn đến đâu, chị đều dành thời gian để được đứng ở góc bếp nhỏ, chế biến những...