Mẹo chữa nấc cụt nhanh chóng, hiệu quả
Dù không nguy hiểm nhưng nấc cụt gây khó chịu, mệt mỏi và bất tiện cho người bị nấc. Lúc này, hãy áp dụng những cách chữa nấc cụt an toàn, hiệu quả mà không bị nấc lại.
Bịt tai 20 – 30 giây
Khá đơn giản, bạn dùng 2 đầu ngón tay bịt chặt 2 lỗ tai trong vòng 20 – 30 giây. Hai ngón tay có tác dụng tác động vào dây thần kinh bên trong tai. Điều này sẽ gửi tín hiệu “thư giãn” thông qua dây thần kinh lên não, kích thích dây thần kinh phế vị, giúp đẩy lùi cơn nấc cụt.
Uống nước
Nín thở trong lúc uống nước làm cho lượng carbon dioxide trong máu tăng lên, giúp đẩy lùi cơn nấc cụt. Tuy nhiên không phải ngửa cổ dốc tu ực cái là xong, mà bạn nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ liên tục đồng thời nín thở trong khi uống.
Ngửa đầu uống nước cũng có thể hết nấc cụt. Đầu tiên hãy ngậm 1 ngụm nước, sau đó ngửa đầu ra sau tạo thành một đường thẳng từ cằm xuống cổ. Tiếp theo, chỉ cần nuốt ực ngụm nước đang ngậm trong miệng thì cơn nấc cụt sẽ ngừng ngay.
Gập người uống nước: cúi người 1 góc 90 độ, cằm hơi đưa về phía trước tạo đường thẳng từ cằm xuống cổ. Sau đó uống 1 ngụm nước và nuốt ngay. Lực nước đi vào cổ họng sẽ giúp bạn cắt cơn nấc cụt ngay lập tức.
Thở vào 1 túi giấy
Video đang HOT
Hãy bịt chặt miệng của một túi giấy nhỏ xung quanh miệng. Sau đó, bạn hít sâu vào rồi thở ra từ từ trong túi giấy. Thực hiện thở trong túi khoảng 10 lần, sau đó thở bình thường 10 nhịp thở khác. Nên ngưng thực hiện phương pháp này cho tới khi nhịp thở bình thường.
Nuốt 1 thìa đường
Đường là một phương thuốc tự nhiên chữa nấc cụt hiệu quả. Bạn nên cho 1 muỗng cà phê đường vào miệng rồi ngậm và nuốt dần. Việc này thường chặn đứng chứng nấc cục chỉ trong một vài phút. Đối với trẻ em, có thể cho uống nửa muỗng cà phê đường pha vào 120 ml nước.
Đường trong miệng có tác dụng giúp ổn định các xung động thần kinh, qua đó cơ hoành được ổn định, không còn co thắt liên tục do các xung kích thích, từ đó hết nấc cụt.
Lè lưỡi hết cỡ
Việc đưa lưỡi ra ngoài hết cỡ có tác dụng lớn trong việc đánh bay nấc cụt. Lúc này thanh quản được mở rộng giúp không khí dễ lưu thông, kích thích các dây thần kinh phế vị, làm giảm sự co thắt của cơ hoành, giúp nhanh chóng hết nấc.
Hít vào thật sâu, thật đầy rồi thở ra từ từ
Đây được gọi là phương pháp “hít vào cực đại” (supra-supramaximal inspiration). Bạn hãy hít một hơi thật sâu, hít càng nhiều không khí càng tốt. Sau đó giữ trong 10 giây. Tiếp tục hít vào và giữ trong 5 giây mà không thở hơi cũ ra. Lần thứ ba, tiếp tục hít vào thêm nữa và giữ trong 5 giây mà không thở ra luồng hơi cũ. Lúc này, bạn sẽ từ từ thở ra trong khoảng 30 giây.
Việc bạn bị nấc cụt là do cơ hoành co lại, khi bạn hít sâu và giữ lâu sẽ làm căng cơ hoành và ngăn không cho nó co lại nữa. Khi cơ hoành ngừng hoạt động, nấc cụt cũng tự nhiên biến mất.
Nín thở vài giây
Hít một hơi thật dài, thật sâu, sau đó nín thở, nhắm mắt và đếm thầm trong đầu từ 1 đến 10. Cách này sẽ làm cho khí carbon dioxide chất đầy trong phổi, cơ hoành thư giãn và giúp giảm bớt nấc cụt.
Muốn trị nấc cụt hiệu quả, hãy áp dụng những mẹo này
Ai trong chúng ta cũng từng bị nấc cụt 1 vài lần. Dưới đây là những mẹo chữa nấc cụt an toàn và hiệu quả, ghi nhớ ngay để áp dụng lúc cần nhé!
Cơn nấc cụt làm bạn phát ngượng nếu đang ở một sự kiện lịch sự hay chốn đông người. Ảnh đồ họa: P.Công
Nấc cụt, còn gọi là nấc hay ách nghịch, là những đợt co thắt đột ngột không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, lặp đi lặp lại nhiều lần.
Thực ra nó vô hại và có thể tự hết sau vài giây hoặc vài phút, nhưng lại gây ra những phiền toái nhất định. Cơn nấc cụt làm bạn phát ngượng nếu đang ở một sự kiện lịch sự hay chốn đông người.
Tuy vô hại và không có thuốc nào đặc trị nhưng từ xưa đến nay đã có nhiều mẹo nhỏ, kinh nghiệm dân gian được áp dụng để chữa chứng bệnh này rất hiệu quả:
- Nuốt 1 thìa đường: Đây là mẹo dân gian được sử dụng nhiều đặc biệt là khi áp dụng với trẻ nhỏ. Bởi vì trong đường có vị ngọt, khi nuốt vào miệng sẽ kích thích vào niêm mạc họng thực quản, từ đó khiến cơ thể sinh ra phản xạ. Cơ hoành sẽ không còn co thắt, không tạo ra âm thanh nữa và cơn nấc cũng hết.
- Bịt tai: Dùng 2 tay bịt chặt tai từ 20 đến 30 giây. Điều này sẽ gửi tín hiệu thư giãn thông qua các dây thần kinh phế vị kết nối với cơ hoành.
- Hít thở sâu: Bạn chỉ cần hít một hơi thật sâu rồi giữ càng lâu càng tốt. Thực hiện hít thở sâu giúp cơ hoành căng ra. Khi tình trạng cơ hoành hết bị co, trở lại ổn định thì cơn nấc cũng sẽ tự biến mất.
- Uống mật ong: Mật ong có tác dụng kích thích các dây thần kinh phế vị truyền thẳng từ não xuống tới dạ dày. Để thực hiện bạn lấy một muỗng cà phê mật ong pha với nước ấm rồi khuấy đều lên và uống từ từ.
- Thở vào 1 túi giấy: Túm chặt đầu túi giấy quanh miệng, hít thở sâu và chậm. Ngừng lại khi bắt đầu thấy chóng mặt. Phương pháp này làm tăng lượng khí CO2 trong máu, tạo áp lực buộc cơ hoành co bóp mạnh và kéo dài hơn để lấy thêm khí oxy đưa lên phổi
- Lè lưỡi hết cỡ: Việc đưa lưỡi ra ngoài hết cỡ sẽ tác dụng kích thích các dây thần kinh phế vị, làm giảm sự co thắt của cơ hoành, giúp nhanh chóng hết nấc. Hãy đưa lưỡi ra ngoài hết cỡ và giữ như vậy trong 5 giây. Lặp lại 5-6 lần.
Nhìn chung thì nấc cụt không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, để ngăn ngừa cơn nấc, bạn không nên ăn quá nhanh hay quá no.
Nếu hay bị nấc, đừng ăn quá nhiều đồ gia vị cay nóng, các đồ uống có cồn và chất kích thích.
Dấu hiệu bệnh tiềm ẩn sau cơn nấc Nấc sau khi ăn là một hiện tượng bình thường nhưng nếu xảy ra thường xuyên, bạn cần đề phòng một số bệnh. Nấc cụt rất phổ biến và có thể biến mất sau một vài mẹo nhỏ. Nhưng nếu bạn nấc thường xuyên sau bữa ăn, đó có thể là biểu hiện của bệnh lý: Bệnh đường tiêu hóa Nếu thường xuyên...