Mẹo chăm sóc da bằng đường
Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, đường còn có công dụng bất ngờ danh cho phái đẹp. Hãy thử những cách làm đẹp thật ngọt ngào từ đường với Kinh Nghiệm Làm Đẹp.
Đường làm mềm môi
Đôi môi luôn là điểm nhất quyến rũ của phái đẹp. Tuy nhiên làn môi mỏng manh lại rất dễ bị bỏ qua, không được chăm sóc.
Môi khô không chỉ là một phản ứng với thời tiết mùa đông. Sự khô nẻ cũng thường liên quan đến nhiệt và sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, đôi môi bạn có thể bị khô, tróc vảy và thậm chí nứt nẻ.
Để đôi môi mềm mượt chỉ cần chà chút đường cát lên môi, rửa lại với nước và thoa kem dưỡng môi. Sau khi thoa son môi, bạn có thể rắc thêm một chút đường lên môi, đợt một lát rồi bỏ hết đường đi. Đường sẽ hút độ ẩm từ son môi giúp giữ màu son tốt hơn và tránh bụi bẩn bám lên môi.
Dung dịch cân bằng độ dầu từ đường
Đường có chứa 2 thành phần quan trọng đó là: axit glycolic và axit alpha-hydroxy giúp duy trì sự cân bằng một cách hoàn hảo dầu trong da. Nó sẽ giúp da của bạn không bị quá khô hoặc quá nhờn.
Hòa nước đường thoa đều lên da, để một lát rồi rửa sạch mặt sẽ giúp cân bằng độ nhờn của da, da bạn sẽ luôn mịn màng và sạch khỏe.
Video đang HOT
Ngoài ra, đường còn tạo một lớp bảo vệ chống các độc tố tấn công tế bào da của bạn. Làm chậm quá trình lão hóa và giúp cho làn da bạn có sự trẻ trung hơn.
Bạn đang lo ngại vì đôi tay thô ráp thiếu mịn màng? Hãy thử chăm sóc đôi tay mình với đường thật đơn giản.
Trước hết, ngâm tay vào nước lạnh. Sau đó, dùng khăn bông lau sạch dể giúp đôi bàn tay giữ được độ ẩm. Sau đó vắt lấy nước cốt chanh, lọc bỏ hạt. Trộn nước cốt chanh với đường nâu đã chuẩn bị sẵn và thoa lên tay, cẩn thận tẩy sạch da chết ở vùng đầu ngón tay rồi rửa sạch với nước ấm.
Tẩy da chết cho da đầu bằng đường
Da đầu là phần thường bị quên lãng trong quá trình chăm sóc da. Da đầu không sạch sẽ gây nên gàu, nấm ngứa và mái tóc kém khỏe.
Thêm vài thìa đường nâu vào 1 lượng dầu xả vừa đủ để tạo thành 1 chất kết dính. Hãy làm ướt tóc, dùng hỗn hợp chà nhẹ nhàng da đầu bạn trong một hoặc hai phút, sau đó gội sạch. Vô cùng hữu hiệu đối với mái tóc xoăn.
Mặt nạ đường tẩy tế bào chết toàn thân
Tẩy tế bào chết toàn thân bằng đường nâu rất được phụ nữ phương Tây yêu thích. Kết hợp đường nâu, dầu oliu và mật ong sẽ làm sạch da toàn thân, cung cấp độ ẩm, vitamin E và các khoáng chất cần thiết để da săn chắc, khỏe khoắn.
Chỉ cần 1 chén đường nâu, 3 thìa cà phê dầu oliu và 3 thìa cà phê mật ong. Sau khi tắm qua bằng nước ấm, thoa đều hỗn hợp lên toàn thân, massage nhẹ nhàng trong 10 phút rồi tắm lại bạn sẽ có một làn da sáng mịn, khỏe khoắn.
Theo KNLD
Nguyên nhân khiến môi khô trong mùa hè
Nhiều người nghĩ rằng môi chỉ bị khô trong mùa đông, nhưng thực tế đôi môi bị khô nứt có thể xảy ra bất cứ khi nào. Có nhiều nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ, song thực sự là do những điều sau.
Đôi môi không thể tiết dầu tự nhiên, nên nó cần được chăm sóc và dưỡng ẩm thường xuyên. Dưới dây là những nguyên nhân khiến đôi khô nứt vào mùa hè.
Thở bằng miệng
Một trong những nguyên nhân gây ra khô môi đó là thở bằng miệng. Khi bạn thở bằng miệng, không khí sẽ đi qua môi và thổi khô chúng. Nếu bạn có thói quen ngủ ngáy, điều đó cũng khiến đôi môi của bạn bị khô. Vì vậy, bạn nên có thói quen dưỡng ẩm môi trước khi ngủ và hãy hít thở bằng mũi.
Trái cây gây kích ứng
Nếu bạn ăn quá nhiều một số loại trái cây như cam, quýt nó có thể gây kích ứng cho đôi môi. Vì axit citric trong những loại trái cây chua như cam, chanh có thể là nguyên nhân tàn phá môi, khiến môi các chị bị rát và đau ở hai bên khóe miệng.
Vitamin A
Những người tiêu thụ một số lượng nhiều vitamin A thông qua chế độ ăn uống, hoặc uống nhiều vitamin A, có thể khiến bạn sẽ gặp các vấn đề về môi và làm cho môi khô hơn.
Dị ứng
Nhiều đôi môi nứt nẻ và khô là kết quả của phản ứng tiêu cực đến mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da. Những thỏi son có hương thơm nó có thể chứa nhiều hóa chất, đặc biệt là dầu mỏ. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho môi bị thâm, khô, nứt và dị ứng.
Thuốc
Một số tác dụng phụ của thuốc có thể gây khô môi. Nếu tình trạng khô môi trùng hợp với thời điểm bạn bắt đầu dùng thuốc, thì bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn về vấn đề này.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác khiến môi bạn bị khô như: mất nước và liếm môi thường xuyên, không dưỡng ẩm cho đôi môi... Đó cũng là thủ phạm làm cho đôi môi bị khô, thâm xỉn và bong tróc.
Theo tapchilamdep
4 hành động làm hỏng đôi môi của bạn Môi là vùng da mỏng, thiếu các tuyến dầu và tiếp xúc với nhiều yếu tố, hóa chất độc hại nên dễ dàng nứt nẻ, khô ráp. Ngoài ra, khi chúng ta già, đôi môi trở nên mỏng hơn, mất màu. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ không biết chăm sóc đôi môi đúng cách bên cạnh việc tô son trang điểm cho...